Khái quát chung về hợp tác xã? Các trường hợp bị chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên?
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế, các loại hình doanh nghiệp đang ngày càng phát triển nhanh chóng và đóng góp những vai trò quan trọng. Hợp tác xã là một trong những mô hình kinh tế đang được sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay cùng với các doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân,… Hợp tác xã có những quy định và những đặc điểm của riêng nó, khác với những loại hình doanh nghiệp khác. Chính vì thế, nhiều chủ thể còn chưa hiểu rõ về loại hình kinh tế này, dẫn đến những sai xót trong quá trình thành lập, điều hành mô hình hợp tác xã.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về hợp tác xã:
1.1. Hợp tác xã là gì?
Theo quy định của pháp luật thì hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể và các chủ thể trong tập thể đó đồng sở hữu. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân và do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập với mục đích chính là hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Hiên nay, tại Việt Nam, mô hình hợp tác xã là một tổ chức kinh tế phổ biến từ lâu và được Nhà nước ta đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích phát triển ở Việt Nam, tồn tại song hành cùng với các loại hình doanh nghiệp được quy định cụ thể của pháp
Đối với việc thành lập hợp tác xã cũng giống với việc thành lập công ty, đều phải tuân thủ các quy định về trình tự và thủ tục và cần được đăng ký tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, thông qua những phân tích cụ thể ở trên, ta nhận thấy, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng nhau thực hiện việc góp vốn, góp sức để cùng mục đích để lập ra hợp tác xã theo những quy định cụ thể của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên từ đó các thành viên có thể giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.2. Đặc điểm của hợp tác xã:
Hợp tác xã có đặc điểm sau đây:
– Thứ nhất, xét về góc độ kinh tế, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội.
Xét về góc độ kinh tế, đây là một tổ chức gần giống như doanh nghiệp. Tổ chức hợp tác xã trên thực tế sẽ hoạt động dựa trên cơ sở sở hữu tập thể về tài sản và tư liệu sản xuất. Các thành viên khi gia nhập và tổ chức hợp tác xã sẽ có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ tài sản, vốn và tư liệu sản xuất chung. Ngoài ra, còn có một nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước.
Phần lợi nhuận sẽ được sử dụng vào các hoạt động tập thể. Phần còn lại được chia cho các xã viên dựa trên mức độ sử dụng dịch vụ và tham gia sản xuất.
Tính xã hội của hợp tác xã được thể hiện thông qua việc các tổ chức, quản lý các thành viên. Mọi người tham gia tự nguyện, bình đẳng, hướng đến cùng một lợi ích và quyền quản lý dân chủ. Tất cả các thành viên đều có quyền biểu quyết ngang nhau.
Hợp tác xã được xây dựng giúp các thành viên tiến hành sản xuất, kinh doanh. Từ đó có vai trò quan trọng để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển và giải quyết được vấn đề việc làm. Ngoài ra, hợp tác xã còn góp phần cải thiện đời sống tinh thần, nâng cao trình độ văn hóa của các thành viên.
Như vậy, ta nhận thấy, tính xã hội của hợp tác xã được thể hiện ở chỗ:
+ Nguyên tắc phân chia lợi nhuận: Một phần lợi nhuận trong hợp tác xã dùng để trích lập các quỹ, được phân chia cho việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, huấn luyện, thông tin cho xã viên, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa – xã hội chung của cộng đồng dân cư địa phương … Một phần lợi nhuận khác cần được phân phối lại cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ. Chính bởi vì vậy vậy mà kể cả những thành viên góp vốn ít nhưng vẫn có cơ hội được nhiều lợi nhuận hơn người góp nhiều.
+ Tổ chức quản lí: thành viên hợp tác xã có quyền biểu quyết ngang nhau đối với các vấn đè trong hợp tác xã mà không phụ thuộc vào số vốn góp vào.
– Thứ hai, có số lượng thành viên tối thiểu của hợp tác xã là bảy thành viên:
Một đặc điểm rất riêng biệt nữa của hợp tác xã đó là phải có ít nhất 7 thành viên tự nguyện tham gia thành lập. Thành viên của các hợp tác xã có thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc pháp nhân. Trong đó, pháp luật nước ta quy định các cá nhân phải trên 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Còn hộ gia đình cần có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Thứ ba, xét về góc độ pháp lý thì ợp tác xã có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn của mình.
Giống như một loại hình doanh nghiệp bất kỳ, các tổ chức hợp tác xã cần được đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền. Các hợp tác xã cần đăng ký tại cơ quan Uỷ ban nhân dân cấp huyện để được thành lập hợp pháp. Sau đó cơ quan Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân muốn thành lập hợp tác xã.
– Thứ tư, một đặc điểm nữa đó là các thành viên hợp tác xã góp vốn đồng thời cam kết sử dụng sản phẩm dịch vụ của hợp tác xã hoặc người lao động trong hợp tác xã. Nếu các thành viên của hợp tác xã không sử dụng sản phẩm dịch vụ trong thời gian ba năm trở lên hoặc không làm việc trong hợp tác xã quá hai năm thì mất tư các thành viên theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Ngoài ra, hợp tác xã so với các loai hình doanh nghiệp khác, được Nhà nước đảm bảo về việc thành lập và hoạt động trong nhiều mặt, cụ thể như là: Hợp tác xã được công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn – thu nhập, nhiều quyền và lợi ích hợp pháp khác; Nhà nước đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của hợp tác xã. Đồng thời không can thiệp vào các hoạt động hợp pháp của hợp tác xã; Bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác với hợp tác xã; Ban hành các chính sách ưu đãi về thuế, lệ phí đăng ký, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Các ưu đãi này đã giúp hợp tác xã mở rộng thị trường, hỗ trợ máy móc, công nghệ cùng nhiều thành tự khoa học – kỹ thuật trong sản xuất.
2. Các trường hợp bị chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên:
Tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên bị chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp cụ thể sau đây:
– Trường hợp thứ nhất: Thành viên là cá nhân chết, bị
– Trường hợp thứ hai: Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật. Thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản. Hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản thì tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên bị chấm dứt.
– Trường hợp thứ ba: Trong trường hợp các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản thì tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên bị chấm dứt.
– Trường hợp thứ tư: Thành viên, hợp tác xã thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên bị chấm dứt.
– Trường hợp thứ năm: Thành viên, hợp tác xã thành viên bị khai trừ theo quy định của điều lệ đã được ban hành.
– Trường hợp thứ sáu: Thành viên, hợp tác xã thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm thì tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên bị chấm dứt.
– Trường hợp thứ bảy: Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên không góp vốn. Hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ.
– Trường hợp thứ tám: Trong một số trường hợp khác do điều lệ quy định thì tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên cũng sẽ bị chấm dứt.
Như vậy, khi thuộc vào một trong tám trường hợp cụ thể nêu trên thì tư cách thành viên trong hợp tác xã sẽ bị chấm dứt. Việc châm dứt tư cách thành viên trong hợp tác xã cũng sẽ dân đến một số hậu quả pháp lý cụ thể. Các chủ thể còn lại trong hợp tác xã cần tuân thủ quy định cúa pháp luật trong quá trình thực hiện thủ tục chấm dứ hay khai trừ tư cách thành viên trong hợp tác xã.
Theo quy định của pháp luật thì thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên được quy định như sau: Đối với trường hợp số 1, 2, 3, 4, và trường hợp số 6 thì hội đồng quản trị quyết định và báo cáo đại hội thành viên gần nhất. Đối với trường hợp còn lại thì pháp luật quy định hội đồng quản trị trình đại hội thành viên quyết định sau khi có ý kiến của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên. Được thông qua khi có trên 50% tổng số đại biểu biểu quyết tán thành.
Trình tự thủ tục quyết định chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên sẽ thực hiện theo điều lệ của hợp tác xã đã được nộp đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước đó.
Về vấn đề giải quyết quyền lợi khi chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trả lại vốn góp cho thành viên, hợp tác xã thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên.