Khái quát chung về gỗ tự nhiên? Một số quy định về khai thác chính gỗ rừng tự nhiên? Điều kiện và thẩm quyền cho phép khai thác gỗ rừng tự nhiên?
Ngày nay, gỗ tự nhiên luôn là một trong những vật liệu được sử dụng trong việc thi công nội thất nhà ở, sử dụng làm đồ trang trí,… Trên thực tế, có nhiều loại gỗ khác nhau và mỗi loại gỗ sẽ mang một đặc điểm riêng và giá trị khác nhau. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức gỗ rừng tự nhiên đang trở thành một vấn nạn cần được Nhà nước ta quan tâm và cần phải đưa ra các văn bản, chính sách phù hợp để đảm bảo sự phát triển và cân đối của hệ sinh thái. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về điều kiện và thẩm quyền cho phép khai thác gỗ rừng tự nhiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về gỗ tự nhiên:
1.1. Gỗ tự nhiên là gì?
Trên thực tế, ta nhận thấy, gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác từ những khu rừng tự nhiên hay từ rừng trồng lấy gỗ, lấy nhựa, lấy tinh dầu hoặc lấy quả có thân cứng chắc.
Ngày nay, gỗ tự nhiên được đưa vào sản xuất rất nhiều mà không phải qua giai đoạn chế biến gỗ thành nguyên vật liệu khác. Các đồ vật nếu được làm từ gỗ tự nhiên thì sẽ rất bền và đẹp. Vì vậy gỗ tự nhiên là vật liệu rất được ưa thích, ưa chuộng. Tuy nhiên, giá thành gỗ tự nhiên so với gỗ công nghiệp thì đắt hơn rất nhiều.
Gỗ tự nhiên có những nét đặc trưng riêng cho vẻ đẹp của nó, chính là những hình thù độc đáo của vân gỗ, cùng những màu sắc khác nhau. Chính bởi sự khác biệt về các loại dinh dưỡng và khoáng chất có trong đất, mà gỗ tự nhiên sinh trưởng khác nhau trong mỗi khu vực địa lý khác nhau. Thậm chí trong cùng một khu vực sinh trưởng, vẫn có sự khác biệt về màu sắc và từng thớ gỗ. Chính vì điều này mà các sản phẩm được tạo ra từ gỗ tự nhiên mang đến vẻ đẹp rất riêng biệt so với các loại nguyên vật liệu khác.
1.2. Ưu điểm của gỗ tự nhiên:
Gỗ tự nhiên có những ưu điểm sau đây:
– Các sản phẩm được chế tạo, làm ra bằng gỗ tự nhiên rất cứng cáp và chắc chắn.
– Các sản phẩm được chế tạo, làm ra bằng gỗ tự nhiên đa dạng về màu sắc và vân gỗ.
– Gỗ tự nhiên có thể chế tác được nhiều kiểu dáng, hình thù khác nhau mà gỗ công nghiệp không thể làm được.
– Các sản phẩm được chế tạo, làm ra bằng gỗ tự nhiên có độ bền rất cao do không bị ăn mòn, không bị hỏng trong môi trường ẩm ướt.
– Một đặc điểm của gỗ tự nhiên rất dẻo dai và liên kết chắc chắn nên nó chịu được sự va đập và dễ uốn nắn trong việc tạo hình.
– Không những thế, gỗ tự nhiên có độ bên cao khi tiếp xúc trực tiếp với nước, các sản phẩm được chế tác từ gỗ tự nhiên không thấm nước, không bị giãn nỡ, cong vênh hay biến dạng khi tiếp xúc trực tiếp với nước, tất nhiên phải được chế tác, tẩm sấy kỹ lưỡng.
1.3. Nhược điểm của gỗ tự nhiên:
Ngoài những ưu điểm cụ thể nêu trên, gỗ tự nhiên còn có những nhược điểm sau đây, cụ thể là:
– Các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên chất lượng tốt nhưng có giá khá cao. Các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên đa phần được làm thủ công; không sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp; nên sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên có giá thành khá cao.
– Các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên hiện nay hầu hết không thể tránh khỏi tình trạng cong vênh sau một thời gian sử dụng. Những vết cong vênh là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nứt nẻ, co ngót ở đồ gỗ nội thất. Để khắc phục điểm hạn chế này, gỗ cần phải được tẩm sấy kỹ lưỡng trước khi đưa vào sản xuất. Đặc biệt là trong quá trình sản xuất, những người thợ cần chế tác đúng kỹ thuật.
2. Một số quy định về khai thác chính gỗ rừng tự nhiên:
Ta có thể hiểu, khai thác chính gỗ rừng tự nhiên là việc các cá nhân, tổ chức thực hiện việc chặt hạ cây rừng để lấy gỗ nhằm mục đích kinh tế là chính, đồng thời đảm bảo phát triển, sử dụng rừng bền vững đã xác định trong phương án quản lý rừng bền vững theo quy định hiện hành của nhà nước.
Cần lưu ý rằng việc khai thác chính gỗ rừng tự nhiên chỉ được thực hiện đối với các chủ rừng đã có phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của Nhà nước, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững và được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện hoạt động khai thác.
Các đối tượng rừng khai thác:
Thứ nhất: Rừng sản xuất phải là rừng tự nhiên chưa qua khai thác hoặc đã qua khai thác đã phục hồi tối thiểu một luân kỳ khai thác đáp ứng các tiêu chí sau đây theo quy định của pháp luật:
– Trữ lượng gỗ phải đạt được quy định như sau:
+ Rừng lá rộng thường xanh từ 150 m3/ha trở lên.
+ Rừng gỗ lá rộng nửa rụng lá từ 130 m3/ha trở lên.
+ Rừng khộp từ 110 m3/ha trở lên.
+ Rừng lá kim từ 130m3/ha trở lên.
+ Rừng hỗn giao gỗ với tre nứa từ 80 m3/ha trở lên.
– Trữ lượng của các cây đạt cấp kính khai thác trong lô phải lớn hơn 30% tổng trữ lượng rừng của lô đó.
– Cây gỗ được khai thác chính (trừ trường hợp cây phải chặt hạ khi làm đường vận xuất, vận chuyển, bãi gỗ) là những cây đã thành thục công nghệ và tùy theo từng loại cây, phải đạt đường kính tối thiểu đo tại vị trí thân cây cách mặt đất 1,3 mét cụ thể như sau:
+ Nhóm I và II: 45 cm.
+ Nhóm III đến nhóm VI: 40 cm.
+ Nhóm VII và VIII: 35 cm.
– Cây gỗ họ dầu trong rừng rụng lá (rừng khộp) và cây gỗ căm xe, táu, sến: có đường kính tối thiểu là 35 cm.
Trình tự, thủ tục cấp phép khai thác:
Trình tự, thủ tục cấp phép khai thác gỗ tự nhiên được quy định như sau:
– Chủ rừng tự xây dựng hoặc thuê đơn vị
– Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
+ Giấy đề nghị cấp phép khai thác.
+ Hồ sơ thiết kế khai thác.
+ Phương án quản lý rừng bền vững.
+ Chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
+ Văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ.
+ Các hồ sơ khác có liên quan.
– Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thực hiện việc phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.
Tổ chức khai thác và nghiệm thu gỗ:
Tổ chức khai thác và nghiệm thu gỗ được pháp luật quy định cụ thể với nội dung sau đây:
– Chủ rừng phải tổ chức khai thác hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng khai thác theo quy trình kỹ thuật khai thác tác động thấp và tiến hành tận dụng cành ngọn, cây phải chặt hạ khi làm đường vận xuất, vận chuyển, bãi gỗ.
– Đối với gỗ sau khi được chặt hạ, cắt ngọn chủ rừng tiến hành nghiệm thu, ghi số thứ tự vào đầu lóng gỗ, đo đếm tính toán khối lượng và lập bảng kê lâm sản. Tổng khối lượng gỗ đã khai thác thực tế từng lô rừng so với tổng khối lượng gỗ được cấp phép khai thác vượt tối đa là 10%; nếu vượt quá 10%, chủ rừng báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thực tế chặt hạ đúng cây bài chặt thì được nghiệm thu tiêu thụ; trường hợp chặt không đúng cây bài chặt phải xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hoạt động quản lý rừng sau khai thác:
Sau khai thác gỗ tự nhiên thì chủ rừng phải thực hiện các biện pháp nhằm mục đích quản lý, bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu rừng để phục hồi diện tích rừng theo quy định của nhà nước.
3. Điều kiện và thẩm quyền cho phép khai thác gỗ rừng tự nhiên:
Điều kiện cho phép khai thác gỗ rừng tự nhiên được quy định như sau:
– Chủ rừng là tổ chức kinh tế phải có phương án điều chế rừng (hoặc phương án quản lý rừng bền vững) và thiết kế khai thác được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
– Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn phải có phương án khai thác rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hoặc ủy quyền cho phòng chức năng của cấp huyện phê duyệt phương án khai thác rừng.
Thẩm quyền cho phép khai thác gỗ rừng tự nhiên được quy định như sau:
– Thủ tướng Chính phủ quyết định tổng hạn mức khai thác hàng năm.
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo sản lượng khai thác hàng năm, hướng dẫn các địa phương quản lý cụ thể sản lượng khai thác.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao kế hoạch khai thác cho chủ rừng là tổ chức và cho Ủy ban nhân dân cấp huyện theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho địa phương. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác cho chủ rừng là tổ chức.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện giao kế hoạch và phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn”.
Cụ thể, về điều kiện khai thác đối với chủ rừng là tổ chức kinh tế, nếu như tại
Còn về điều kiện khai thác đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, thay vì phải có phương án điều chế rừng (theo quy định cũ) thì quyết định mới yêu cầu phải có phương án khai thác rừng.