Điều kiện, thủ tục kết hôn với sĩ quan quân đội mới nhất 2021? Luật thẩm tra lý lịch khi kết hôn với sĩ quan quân đội, bộ đội? Để được kết hôn với quân đội phải đáp ứng điều kiện gì? Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn với bộ đội, người trong quân ngũ?
Trong các mối quan hệ xã hội, hôn nhân chính là kết quả của tình yêu, sự kết hợp giữa một người nam và người nữ cả về mặt tình cảm, xã hội, giới tính và tôn giáo một cách hợp pháp. Nếu như về mặt phong tục tập quán, lễ cưới chính là sự kiện để nam nữ được thừa nhận là vợ chồng thì về mặt pháp luật, nam và nữ chỉ có thể được pháp luật thừa nhận qua việc đăng ký kết hôn theo đúng thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, đối với những trường hợp cá nhân đặc thù đang công tác tại các đơn vị thuộc công an nhân dân, quân đội nhân dân cần phải đáp ứng những điều kiện đặc thù của ngành.
→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn với sĩ quan quân đội, tư vấn luật hôn nhân trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện kết hôn với sĩ quan quân đội
- 2 2. Bộ đội có được lấy người theo Đạo không?
- 3 3. Trình tự thủ tục kết hôn với người trong quân đội
- 4 4. Điều kiện về lý lịch khi kết hôn với sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam
- 5 5. Người trong ngành quân đội có được kết hôn với người theo đạo?
- 6 6. Bố có tiền án con có được kết hôn với sĩ quan quân đội không?
- 7 7. Xét lý lịch gia đình để kết hôn với sĩ quan quân đội
- 8 8. Người theo đạo Hòa Hảo có được kết hôn với sĩ quan quân đội không?
1. Điều kiện kết hôn với sĩ quan quân đội
Có thể nói, kết hôn là sự kiện quan trọng, đánh dấu cho việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau một cách hợp pháp, được pháp luật và xã hội công nhận. Theo quy định của pháp luật hiện nay, nam và nữ muốn được đăng ký kết hôn theo đúng pháp luật thì cả hai bên cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cụ thể như sau:
Thứ nhất, hai bên nam và nữ cần phải đáp ứng được điều kiện về độ tuổi theo quy định: Theo đó, độ tuổi của nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ phải đủ từ 18 tuổi trở lên.
Để xác định được đúng độ tuổi đảm bảo điều kiện kết hôn theo quy định này, tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP đã xác định tuổi của nam và nữ khi kết hôn được tính theo ngày, tháng, năm sinh. Trong trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì việc tính tuổi được tính cụ thể như sau:
– Trường hợp chỉ xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh của người đó được xác định là tháng một của năm sinh của họ.
– Trong trường hợp đã xác định được năm sinh và tháng sinh nhưng không rõ về ngày sinh thì ngày sinh của người đó sẽ được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.
Ví dụ: Chị B muốn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với anh A, tuy nhiên do khách quan A không có đủ căn cứ để xác định về ngày sinh, tháng sinh mà chỉ còn thông tin trên giấy tờ ghi nhận là sinh năm 1990. Như vậy, để xác định tuổi kết hôn cho anh A, căn cứ theo quy định hướng dẫn như trên, ngày sinh và tháng sinh của anh A được xác định là ngày 01 tháng 01 năm 1990.
Thứ hai, việc kết hôn của nam và nữ phải xuất phát từ sự tự nguyện. Cơ sở để xác định sự tự nguyện của hai người chính là việc họ xác lập quan hệ vợ chồng hoàn toàn tự do xuất phát từ ý chí của họ.
Thứ ba, nam và nữ khi kết hôn phải là những người không bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
Thứ tư, ngoài những điều kiện cơ bản trên, nam và nữ kết hôn phải không thuộc một trong những trường hợp pháp luật cấm kết hôn sau:
– Nam và nữ kết hôn với nhau giả tạo, do bị cưỡng ép hoặc tảo hôn.
– Việc kết hôn của nam và nữ được thực hiện do bị lừa dối kết hôn. Dấu hiệu của yếu tố lừa dối kết hôn được thể hiện qua hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn và nếu như không phải vì hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.
– Nam, nữ kết hôn với người đang có vợ, có chồng: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, người được coi là đang có vợ, có chồng bao gồm những trường hợp như sau:
+ Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.
+ Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.
+ Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.
– Cấm việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Những người có họ trong phạm vi ba đời được xác định là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Tuy nhiên, với một số chủ thể nhất định, ngoài việc đáp ứng các điều kiện trên thì đặt ra các điều kiện khác nhau theo quy định của nội bộ từng ngành. Đối với trường hợp kết hôn với người đang là sĩ quan quân đội, ngoài những điều kiện chung theo quy định của
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
2. Bộ đội có được lấy người theo Đạo không?
Có thể nói, quân đội là lực lượng đặc thù, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia. Trong quy chế tuyển sinh vào các trường thuộc khối Quân đội Nhân dân, người dự tuyển không chỉ phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về đạo đức, chính trị, văn hóa, sức khỏe. Bên cạnh đó, với những người muốn kết hôn với quân nhân, bản thân họ và gia đình cũng cần đảm bảo các tiêu chuẩn nhất định, đặc biệt là về lý lịch. Theo quy định nội bộ ngành, người muốn kết hôn với sĩ quan quân đội cần đảm bảo các tiêu chí khi thẩm tra xét lý lịch của bạn và thân nhân gia đình trong phạm vi ba đời như sau:
– Thứ nhất, gia đình của đối tượng kết hôn đã có người làm tay sai cho chế độ phong kiến hoặc tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975.
– Thứ hai, bản thân hoặc người thân là bố mẹ là người đang phải chấp hành án hình sự hoặc có tiền án theo quy định của pháp luật.
– Thứ ba, gia đình hoặc bản thân là người theo tôn giáo: Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;
– Thứ tư, gia đình hoặc bản thân người kết hôn với bộ đội có gốc là người Hoa (Trung Quốc);
– Thứ năm, chính bản thân đối tượng kết hôn của quân nhân hoặc bố mẹ họ là người nước ngoài (Kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam).
Như vậy, riêng đối với những trường hợp bản thân hoặc gia đình theo Đạo sẽ không đủ điều kiện về lý lịch để kết hôn với quân nhân.
→ Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568 – Một cuộc gọi, giải quyết mọi vấn đề pháp luật.
3. Trình tự thủ tục kết hôn với người trong quân đội
Đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý thể hiện sự công nhận của pháp luật về quan hệ hôn nhân hợp pháp, là cơ sở ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của hai bên nam và nữ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Theo quy định của pháp luật tại Khoản 1 Điều 17 Luật hộ tịch năm 2014, việc kết hôn giữa nam và nữ là công dân Việt Nam được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam hoặc nữ, theo đó nam, nữ có thể lựa chọn nơi cư trú của mình để thực hiện thủ tục này.
Tuy nhiên, do việc kết hôn với sĩ quan quân đội là đối tượng đặc thù, người thực hiện thủ tục trước khi đến Ủy ban nhân dân cấp xã để đăng ký cần phải tuân thủ quy chế của ngành. Theo đó, sĩ quan quân đội cần có đơn đến đơn vị để thực hiện việc thẩm tra lý lịch của đối tượng kết hôn với mình. Sau khi có xác nhận đáp ứng đủ điều kiện, hai bên nam nữ sẽ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để đăng ký.
Hồ sơ để thực hiện đăng ký kết hôn theo quy định bao gồm các giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định của pháp luật về hộ tịch
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, sổ hộ khẩu của hai bên nam, nữ
–
Thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 18 Luật hộ tịch năm 2014 như sau:
– Hai bên nam, nữ cùng có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện thủ tục và nộp đủ hồ sơ theo quy định.
– Công chức tư pháp – hộ tịch có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra đối chiếu hồ sơ. Trong trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 5 ngày làm việc. Sau khi xác định đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, công chức tư pháp – hộ tịch phải ghi việc kết hôn và Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.
– Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn theo quy định
– Sau khi hoàn tất thủ tục, công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc báo cáo đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để tổ chức thực hiện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam và nữ.
→ Mọi vấn đề thắc mắc khác về pháp luật hôn nhân vui lòng liên hệ Hotline: 1900.6568 – Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình trên toàn quốc.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
4. Điều kiện về lý lịch khi kết hôn với sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em có người yêu hiện nay đang là sĩ quan công tác trong quân đội, sau một thời gian tìm hiểu chúng em có ý định tiến tới hôn nhân và được cả hai bên gia đình ủng hộ. Tuy nhiên, theo tìm hiểu em được biết muốn kết hôn với người làm trong quân đội phải có điều kiện về lý lịch. Về bản thân em hiện nay đang là sinh viên, lý lịch trong sạch. Tuy nhiên, gia đình em có theo đạo Thiên Chúa và có người thân là anh họ (con của bác ruột) đang đi tù 2 năm về tội đánh bạc. Vậy luật sư cho em hỏi với điều kiện như của gia đình thì em có thể kết hôn với sĩ quan không? Và việc kết hôn với người trong quân đội được thực hiện như thế nào? Mong luật sư giải đáp cho em ạ.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, điều kiện kết hôn được quy định như sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”
Theo như thông tin mà bạn đã cung cấp, việc bạn kết hôn với sỹ quan quân đội thì pháp luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện hành không quy định về điều kiện kết hôn với sĩ quan quân đội nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của công dân. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn kết hôn với sĩ quan quân đội thì ngoài việc tuân thủ các điều kiện như đã đề cập ở trên bạn cần phải đảm bảo các quy định nội bộ ngành với các tiêu chí thẩm tra xét lý lịch của bạn và thân nhân gia đình trong phạm vi ba đời với một số điều kiện đặc thù như sau:
– Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến hoặc tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975.
– Bố mẹ hoặc bản thân là người có tiền án hoặc đang phải chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật.
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;
– Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
– Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (Kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam).
Như vậy, đối chiếu với những điều kiện đặc thù trên với bản thân bạn có thể thấy việc anh họ của bạn đang phải chấp hành án phạt tù không ảnh hưởng đến điều kiện kết hôn của bạn. Tuy nhiên, việc gia đình bạn đang theo đạo Thiên chúa lại không đáp ứng được quy chế của ngành. Để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình, bạn có thể trực tiếp liên hệ tới đơn vị của người yêu bạn để xác định rõ về vấn đề này.
→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ tư vấn luật trực tuyến, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài Luật sư: 1900.6568
5. Người trong ngành quân đội có được kết hôn với người theo đạo?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Dương Gia, cho em hỏi hiện em đang làm trong quân đội, bạn gái em thì theo đạo thiên chúa, vậy bọn em có kết hôn với nhau được không à?
Luật sư tư vấn:
Việc kết hôn cần tuân thủ điều kiện kết hôn chung của nam nữ và việc đăng ký kết hôn theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình 2014.
Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 về điều kiện kết hôn quy định:
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
“a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”
Các trường hợp cấm kết hôn:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Ngoài ra đối với đặc thù một số ngành nghề thì điều kiện kết hôn ngoài tuân thủ theo những quy định trên, cần tuân thủ theo yêu cầu điều lệ ngành về việc kết hôn, xét lý lịch gia đình để được kết hôn. Việc xét lý lịch 3 đời có thể như:
+ Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; Tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975.
+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;
+ Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
+ Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (Kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam).
Như vậy, bạn và bạn gái bạn sẽ không được kết hôn với nhau. Tuy nhiên, đây là quy chế cùa ngành công an, tùy từng địa phương sẽ áp dụng khác nhau? Để biết được rõ vấn đề này, bạn nên lên trực tiếp công an nhân dân cấp tỉnh để biết rõ bạn có được đăng ký kết hôn hay không?
6. Bố có tiền án con có được kết hôn với sĩ quan quân đội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình nội ngoại đều có lý lịch trong sạch, không theo đạo (bố mẹ cháu từng là bộ đội) nhưng không may bố cháu có tiền án 2 năm 6 tháng tù vì cố ý gây thương tích. Liệu như thế cháu có đủ điều kiện để kết hôn với sĩ quan quân đội không?
Luật sư tư vấn:
Trước tiên, hai bạn muốn đăng ký kết hôn thì hai bạn phải đáp ứng các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Ngoài các điều kiện quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì đối với một số đối tượng đặc biệt cần đáp ứng các điều kiện theo quy chế ngành trong quân đội.
Đối với sỹ quan quân đội cần xét lý lịch ba đời đối với người sẽ kết hôn và gia đình. Nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì không được kết hôn với người trong ngành sỹ quan:
+ Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;
+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;
+ Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
+ Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (Kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam).
Như vậy, trường hợp bố bạn có tiền án 2 năm 6 tháng tù vì tội cố ý gây thương tích thì có thể bạn sẽ không đủ điều kiện đăng ký kết hôn với sỹ quan quân đội.
Tuy nhiên, tùy từng nơi sẽ quy định khác nhau và đây là quy định nội bộ ngành, bạn nên hỏi trực tiếp tại đơn vị của người yêu để biết thông tin chính xác trong trường hợp này.
7. Xét lý lịch gia đình để kết hôn với sĩ quan quân đội
Tóm tắt câu hỏi:
Em và bạn trai có tính đến chuyện kết hôn. Hiện tại anh ấy đang là sĩ quan quân đội, tốt nghiệp trường Học viện phòng không không quân ra. Cho em hỏi tình trạng gia đình của em là bố mẹ em đã ly hôn được 5 năm rồi, em sống cùng mẹ. Vậy cho em hỏi khi kết hôn với anh ấy thì có cần điều tra bên bố em không?
Luật sư tư vấn:
Để kết hôn với người trong ngành quân đội, trước tiên bạn phải đáp ứng điều kiện kết hôn tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
‘1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.’
Thêm vào đó, việc kết hôn của bạn phải không thuộc những trường hợp cấm theo quy định tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Đối với trường hợp bạn kết hôn với người làm việc trong ngành quân đội, phải tuân thủ thêm quy chế ngành quân đội. Gia đình và bản thẩn không thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;
+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;
+ Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
+ Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (Kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam).
Theo thông tin bạn cung cấp, bố mẹ bạn đã ly hôn được 5 năm. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, ‘Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.‘ Như vậy, ly hôn chỉ là việc chấm dứt quan hệ vợ và chồng theo bản án của Tòa án, không làm chấm dứt quan hệ bố con giữa bạn và bố bạn nên trong trường hợp này, bố bạn vẫn thuộc đối tượng phải thẩm tra lý lịch trước khi bạn đăng ký kết hôn.
8. Người theo đạo Hòa Hảo có được kết hôn với sĩ quan quân đội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Người yêu Tôi là sỹ quan chuyên nghiệp, phục vụ trong quân đội nhân dân. Tôi và người yêu sắp kết hôn. Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 và đặc biệt là kết hôn với quân nhân thì tôi đã thực hiện xong một số giấy tờ: giấy xác nhận lý lịch 3 đời (không có ai theo chế độ cũ), ba mẹ và Tôi không có tiền án hay đang thực hiện bản án nào, giấy xác nhận độc thân. Nhưng hiện tại cơ quan của người yêu tôi không đồng ý để chúng tôi kết hôn do trên giấy chứng minh nhân dân của Tôi có ghi tôn giáo là: Hòa Hảo nhưng theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì chỉ có 4 tôn giáo: Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi; là không được phép kết hôn. Vậy cho Tôi hỏi đơn vị của người yêu Tôi không chấp nhận để kết hôn là đúng hay sai? Tôi cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định điều kiện kết hôn như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cấm các hành vi sau:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Luật sư
Mặt khác, việc kết hôn với người trong ngành quân đội phải đảm bảo một số điều kiện đặc thù trong ngành như sau:
– Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền
– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch).
Theo như bạn trình bày, bạn theo tôn giáo Hào Hảo, có thể bạn sẽ không đủ điều kiện kết hôn với người yêu bạn theo quy chế của ngành quân đội. Tuy nhiên để biết chính xác thông tin này bạn nên nhờ người yêu bạn hỏi rõ tại đơn vị nơi người yêu bạn công tác.