Bố từng đi tù con có được kết hôn với người trong ngành công an không? Thủ tục kết hôn của công dân.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Cháu có người yêu là công an và muốn làm đám cưới. Trước đó bố cháu đi tù 5 năm và đã ra được 11 năm. Nhưng trong lí lịch vẫn ghi lại việc đã đi tù. Vậy cháu có đủ điều kiện kết hôn với công an không? Bố cháu bị đi tù vì tội buôn tiền giả?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định điều kiện kết hôn của công dân như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định sau:
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Các điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Luật sư tư vấn điều kiện lấy chồng công an:1900.6568
Về bản chất, việc kết hôn sẽ tuân theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tuy nhiên bạn kết hôn với người trong ngành công an nên bạn cần tuân thủ theo một số điều kiện trong quy chế của ngành. Theo quy chế ngành công an, bạn và gia đình không thuộc các trường hợp sau đây:
+ Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền;
+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…;
+ Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;
+ Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn đã bị đi tù 05 năm, đã ra tù được 11 năm. Bạn chưa nói rõ bố bạn đã thực hiện thủ tục xóa án tích hay chưa? Nếu bố bạn chưa được xóa án tích thì bạn có thể sẽ không được kết hôn với người yêu bạn trong ngành công an. Để biết chính xác thông tin này, bạn nên hỏi lại tại đơn vị nơi người yêu bạn làm việc về vấn đề này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Kết hôn với chiến sĩ cảnh sát
- 2 2. Những hạn chế về việc kết hôn của công an
- 3 3. Cảnh sát giao thông có được kết hôn với người theo đạo không?
- 4 4. Ông ngoại theo Ngụy cháu có được kết hôn với cảnh sát cơ động?
- 5 5. Mẹ kết hôn với người nước ngoài con có được thi công an không?
- 6 6. Bố bị án treo có được kết hôn với cảnh sát không?
- 7 7. Kết hôn với công chức quản lý thị trường có phải xét lý lịch trong phạm vi ba đời
- 8 8. Xét lý lịch khi đăng ký kết hôn với người trong ngành công an
- 9 9. Chú đi tù, cháu có được kết hôn với người làm trong ngành công an không?
1. Kết hôn với chiến sĩ cảnh sát
Tóm tắt câu hỏi:
Em có yêu một người là cảnh sát đặc nhiệm số 1. Em muốn hỏi lý lịch gia đình em như sau: Ông bà nội em theo hoạt động cách mạng từ nhỏ. Ông ngoại là công an, bà ngoại là công nhân về hưu. Ba mẹ và anh chị em ruột của bà mẹ đều là công dân lương thiện. Chị và em gái chưa từng vi phạm pháp luật. Chị gái là công nhân ở KCN Bắc Thăng Long. Em gái là học sinh lớp 11. Duy chỉ có anh trai hai lần ngồi tù vì tội trộm cắp tài sản. Lần 1 la 9 tháng và bị giam giữ tại tỉnh Đồng Nai. Lần 2 là 12 tháng và bị giam giữ tại huyện Hạ Hòa, Phú Thọ. Em quê ở Phú Thọ. Mong luật sư giải đáp giúp em. Em từng nghe lấy chồng là công an thì lý lịch 3 đời phải minh bạch.
Luật sư tư vấn:
Pháp luật không cấm cản kết hôn tự nguyện tiến bộ. Tuy nhiên, đối với người hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù (an ninh quốc phòng, công an…) thì yêu cầu kết hôn khắt khe hơn.
Qua thời gian tìm hiểu, nếu cả hai thấy “tâm đầu ý hợp” và quyết định đi đến hôn nhân thì bản thân phải tự viết đơn xin xây dựng gia đình như trình tự trên. Bản thân phải động viên người bạn đời của mình kê khai lý lịch cho thật đầy đủ. Trong lý lịch phải khai cả ba đời; quá trình hoạt động của ba đời trước và sau năm 1975; có ai theo “chế độ cũ” không? Có thân nhân xuất cảnh không? Có theo tôn giáo nào không?
Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thẩm tra, xác minh người bạn đời và tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc. Thời gian thẩm tra, xác minh từ 2 đến 4 tháng, nếu không có gì trở ngại thì Phòng Tổ chức cán bộ sẽ gửi Thông báo cho phép xây dựng gia đình đến đơn vị công tác, lúc đó các bên mới tiến hành đăng ký kết hôn và tổ chức cưới.
Trường hợp lý lịch, nhân thân của người bạn đời không phù hợp thì bản thân cán bộ, chiến sĩ phải chọn lựa một trong hai “con đường”, hoặc “tình yêu”, hoặc “sự nghiệp”. Phải đáp ứng ba tiêu chuẩn sau đây:
– Về Dân tộc thì dân tộc Kinh là đạt tiêu chuẩn.
– Về tôn giáo: Những người trong ngành an ninh, cảnh sát thì không được lấy người theo đạo Thiên Chúa Giáo.
– Về kê khai lý lịch và thành phần gia đình nội ngoại 3 đời. Nếu trong gia đình bạn có một hoặc nhiều đảng viên thì thẩm tra 2 đời (Tùy thuộc vào người đi thẩm tra).
Các điều kiện cơ bản không lấy chồng (vợ) công an:
1. Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền
2. Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
3. Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
4. Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
5. Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
Nhưng theo ý kiến cá nhân của chúng tôi, tôi e rằng việc kết hôn của bạn sẽ không dễ dàng.
Chính vì lẽ đó, bạn có thể gợi ý cho người yêu của bạn tham khảo ý kiến của thủ trưởng đơn vị xem như thế nào.
2. Những hạn chế về việc kết hôn của công an
Tóm tắt câu hỏi:
Theo quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như sau: “Các điều kiện cơ bản không lấy chồng (vợ) công an:
1. Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền
2. Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
3. Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
4. Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
5. Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)”.
Năm nay là năm 2016 rồi, quyết định trên còn hiệu lực không hay có thay đổi gì không? Vì con nuôi của tôi có cha là Người hoa đời thứ 2 ở Việt Nam (sống ở TP Chí Minh) và mẹ là người Việt. Vậy con nuôi tôi có kết hôn với Công an được không?
Luật sư tư vấn:
Luật hôn nhân và gia đình 2014 không có bất kỳ một hạn chế nào về việc kết hôn với người công tác trong ngành công an. Tuy nhiên, hiên nay quy định về các điều kiện cơ bản để được chồng (vợ) trong ngành công an như sau:
“1. Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền
2. Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
3. Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
4. Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
5. Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)”
Điều kiện kết hôn với người trong ngành công an này hiện nay vẫn còn áp dụng và không có sự thay đổi gì so với quy định mà bạn nếu ra. Vì thế nếu con nuôi bạn có bố là người Hoa thì pháp luật cấm kết hôn với người Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa. Vì thế con nuôi bạn không đủ điều kiện kết hôn với người trong ngành công an.
3. Cảnh sát giao thông có được kết hôn với người theo đạo không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em có vấn đề thắc mắc mong được giải đáp: Bạn trai em là công an giao thông mà em có đạo thì có cưới được không? Nhà em không thuộc đạo gốc, chỉ là mẹ em theo ba em. Và đời trước cũng vậy. Cứ người này theo người kia. Nhưng em không có ý định sẽ theo nên em chưa học giáo lí hay đi lễ. Vậy nếu em bỏ đạo để theo chồng thì có được luật chấp nhận không ạ?
Luật sư tư vấn:
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân về gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Việc kết hôn giữa nam và nữ phải được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng.
Căn cứ Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì điều kiện kết hôn bao gồm:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn bao gồm:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Tuy nhiên, trong các ngành đặc thù như quân đội, công an thì khi kết hôn với đối tượng này còn phải xét lý lịch trong phạm vi ba đời: từ đời ông bà, cha mẹ đến con cái. Theo đó, chúng tôi đưa ra một số tiêu chí xét sau:
Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền.
– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch).
Như thế, theo những thông tin bạn đưa ra, dù bạn không theo đạo nhưng mẹ bạn và bố bạn có theo đạo nên bạn sẽ không thể kết hôn với công an trong trường hợp này.
4. Ông ngoại theo Ngụy cháu có được kết hôn với cảnh sát cơ động?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi: Người yêu em làm cảnh sát cơ động. Em nghe nói kết hôn với công an phải xét lí lịch nhưng ông ngoại em theo Ngụy thì có kết hôn được không ạ? Nếu kết hôn thì có bị sao không?
Luật sư tư vấn:
Đối với trường hợp của bạn, để có thể kết hôn với bạn trai làm cảnh sát cơ động thì bạn phải đáp ứng đủ những điều kiện sau:
Tuân thủ theo quy định tại Điều 8
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”
Bên cạnh điều kiện đó, khi kết hôn với công an xuất phát từ tính đặc thù riêng về bí mật và an ninh quốc gia, trước khi kết hôn với người trong ngành công an bạn và gia đình bạn sẽ phải thẩm tra lý lịch ba đời về các điều kiện cơ bản:
Các điều kiện cơ bản không lấy chồng (vợ) công an:
“1. Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền
2. Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
3. Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
4. Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
5. Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)”
Ngoài ra còn một số các quy định khác nhưng cũng tùy thuộc vào từng địa phương.
Trường hợp của bạn, ông ngoại của bạn theo Ngụy, trong phạm vi ba đời thì đã vi phạm vào điều kiện để kết hôn với công an. Do đó, bạn và người yêu bạn không thể kết hôn với nhau.
5. Mẹ kết hôn với người nước ngoài con có được thi công an không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đã ly hôn và nay tôi kết hôn với người Đài Loan. Vậy xin hỏi luật sư xét về lý lịch thì con gái tôi có được xét tuyển vào ngành công an không ạ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 7 Luật Công an nhân dân năm 2014 quy định về việc tuyển chọn công dân vào ngành công an như sau:
1. Công dân có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khoẻ, có nguyện vọng và năng khiếu phù hợp với công tác công an thì có thể được tuyển chọn vào Công an nhân dân.
2. Công an nhân dân được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc ở các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an nhân dân.
Ngoài ra, điều kiện tuyển chọn công dân vào ngành công an được quy định chi tiết tại Thông tư số 11-VBHN-BCA quy định tiêu chuẩn tuyển chọn như sau:
a) Tiêu chuẩn chính trị
– Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có địa chỉ thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, có lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Đối với cán bộ, học sinh dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có thể tuyển thanh niên ưu tú, đủ điều kiện để kết nạp vào Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Công dân có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ, tốt nghiệp đại học hệ chính quy hạng giỏi, xuất sắc có thể tuyển những người chưa là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc chưa là đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
– Đảm bảo các quy định cụ thể khác của Bộ trưởng Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
b) Phẩm chất đạo đức: Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt.
c) Trình độ học vấn
Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học bổ túc
…
đ) Tuổi đời:
Tuổi đời từ 18 đến 30 (tính đến ngày quyết định tuyển chọn), các trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy hạng gỏi, xuất sắc, trình độ Thạc sỹ, Bác sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II có thể tuyển đến 35 tuổi, có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, trình độ Tiến sỹ có thể tuyển đến 45 tuổi, trường hợp đặc biệt có độ tuổi cao hơn do Bộ trưởng quyết định.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn kết hôn với một người Đài Loan không ảnh hưởng đến tiêu chuẩn về chính trị của con bạn khi xét tuyển vào ngành công an như quy định ở trên.
6. Bố bị án treo có được kết hôn với cảnh sát không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, em có câu hỏi sau mong luật sư giúp đỡ ạ. Em muốn kết hôn với người làm trong ngành cảnh sát nhưng gia đình em có vài vấn đề như sau: Cha em khoảng năm 2000 vì làm nông nên phải khai hoang đất. Vô tình 1 lần không biết đã đụng vào rừng nguyên sinh và bị tù treo 9 tháng. Cũng vào năm đó, ông ngoại em là chủ xe, cậu em thuê người lái xe nhưng đã xảy ra tai nạn làm chết một mạng người. Cậu em bị tù treo mấy tháng nhưng em không nhớ rõ. Như vậy em có khó khăn trong việc lấy người trong ngành công an không ạ? Gia đình em có thể xin xóa án tích được không?
Luật sư tư vấn:
Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau về vấn đề xóa án tích:
Điều 69. Xoá án tích
1. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này.
Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.
2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.
Điều 70. Đương nhiên được xoá án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Trong Bộ luật hình sự 2015, Chương XIII quy định các tội phạm an ninh quốc gia, Chương XXVI quy định các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
Trường hợp của bố bạn và cậu bạn không vi phạm các tội phạm quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật hình sự 2015 nên sau thời hạn 1 năm kể từ ngày chấp hành xong án treo sẽ đương nhiên được xóa án tích. Do đó, gia đình bạn không bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin xóa án tích. Để chứng minh bố bạn và cậu bạn không có án tích, cần xin Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật lý lịch tư pháp 2009 như sau:
Điều 7. Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Điều 41. Phiếu lý lịch tư pháp
1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:
a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này;
b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.
Điều 45. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1
1. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp
a) Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
b) Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:
a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
4. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này.
5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định
Như vậy, để xin được phiếu lý lịch tư pháp, bố bạn và cậu bạn nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi thường trú. Hồ sơ gồm: Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú; tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp là không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp, Sở tư pháp phải có văn bản từ chối nêu rõ lý do.
Điều kiện kết hôn với công an được quy định trong văn bản nội bộ ngành nên chúng tôi không thể cung cấp thông tin cho bạn. Việc lý lịch tư pháp của bố bạn và cậu bạn có gây khó khăn cho việc lấy người trong ngành công an hay không chúng tôi không thể khẳng định trong trường hợp này.
7. Kết hôn với công chức quản lý thị trường có phải xét lý lịch trong phạm vi ba đời
Căn cứ Điều 7 Pháp lệnh quản lý thị trường 2016 thì
” lực lượng Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.”
Lực lượng Quản lý thị trường được tổ chức từ trung ương đến địa phương theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.
Công chức Quản lý thị trường là người được tuyển dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, bổ nhiệm vào ngạch công chức Quản lý thị trường.
Các ngạch công chức Quản lý thị trường:
– Kiểm soát viên cao cấp thị trường;
– Kiểm soát viên chính thị trường;
– Kiểm soát viên thị trường;
– Kiểm soát viên trung cấp thị trường.
Như thế, lực lượng quản lý thị trường không phải trực thuộc hệ thống dọc của cơ quan công an,quân đội. Nên lực lượng quản lý thị trường không chịu sự điều chỉnh của quy định nội bộ ngành công an,quân đội.
Mặt khác, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Như thế, việc kết hôn chỉ cần đảm bảo đủ điều kiện theo Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hai bên có thể đăng ký kết hôn mà không phải xét lý lịch trong phạm vi ba đời.
8. Xét lý lịch khi đăng ký kết hôn với người trong ngành công an
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ chào luật sư cho con hỏi về lý lịch 3 đời để lấy chồng hay vợ công an. Dạ dời thứ nhất là ông bà nội con còn đời thứ hai là bố mẹ con và sau cùng là con. Cho con hỏi có phải vậy không ạ hay là đời thứ 2 là phải kê khai hết con của ông bà nội con hả luật sư. Luật sư tư vấn cho con với ạ. Con cảm ơn luật sư rất nhiều?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Khoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.“
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Tuy nhiên, đối với vấn đề xác minh lý lịch để lấy chồng hay vợ là đối tượng công tác trong lực lượng vũ trang thì khái niệm lý lịch ba đời có những quy định riêng, cụ thể của nội bộ ngành công an.
Trong trường hợp bạn muốn lấy chồng hay vợ là đối tượng công tác trong lực lượng vũ trang thì bạn nên đến trực tiếp đơn vị công tác của người đó để hỏi về những thủ tục và những vấn đề cụ thể có liên quan.
9. Chú đi tù, cháu có được kết hôn với người làm trong ngành công an không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em và người yêu em xác định sẽ tiến tới hôn nhân. Bạn trai em lại làm trong ngành công an. Em thấy kết hôn công an phải xét lý lịch 3 đời. Vậy Luật sư cho em hỏi nhà em có chú (em của bố) bị đi tù bị ma tuý 4 năm. Nhưng ông bà em có nhiều đóng góp được trao tặng huân chương trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Bố mẹ em làm công chức và có lý lịch Đảng tốt. Thì em có thể có cơ hội được lấy chồng công an không ạ? Em rất lo. Mong luật sư phản hồi giúp em ạ.
Luật sư tư vấn:
Dựa trên thông tin bạn cung cấp, để giải đáp thắc mắc của bạn về việc bạn có chú (em trai của bố) bị đi tù thì có ảnh hưởng đến việc bạn kết hôn với người trong ngành công an hay không thì cần xem xét các phương diện sau:
Trước hết, để kết hôn với bạn trai thì bạn và bạn trai bạn cần phải đáp ứng điều kiện kết hôn theo quy định chung của pháp luật. Cụ thể theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Trong đó, các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c, và d khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được xác định gồm:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn. cản trở kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Luật sư tư vấn thủ tục xác minh lý lịch kết hôn:1900.6568
Nếu bạn và bạn trai của bạn không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn, thì bạn có thể kết hôn khi đáp ứng các điều kiện chung được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Tuy nhiên, do bạn trai bạn là người làm việc trong ngành công an, nên ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nêu trên thì bạn còn phải đáp ứng các điều kiện khác theo quy định nội bộ của ngành công an. Bởi người công tác trong ngành công an là những người làm việc trong ngành nghề mang tính chất đặc thù có liên quan đến bí mật và an ninh quốc gia, có vai trò quan trọng trong hoạt động bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân, do vậy, khi kết hôn với người trong ngành công an, bạn và gia đình bạn sẽ phải thẩm tra lý lịch ba đời về các điều kiện cơ bản. Cụ thể, theo Quyết định số 1275/2007/QĐ- BCA ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công an, thì các trường hợp sau đây không được kết hôn với công an, gồm:
Các điều kiện cơ bản không lấy chồng (vợ) công an:
– Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền.
– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch).
Ngoài ra còn một số các quy định khác tùy thuộc vào địa phương của bạn.
Xem xét trong trường hợp của bạn, trong gia đình của bạn có chú – em trai của bố phải chấp hành hình phạt tù đối với tội liên quan đến ma túy với mức phạt là 04 năm tù. Trong khi đó, ông bà bạn thì có nhiều đóng góp cho cách mạng, được trao tặng huân chương kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Bố mẹ bạn thì làm công chức và có lý lịch Đảng tốt. Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, có thể thấy, trường hợp chú (em trai của bố bạn) đang chấp hành hình phạt tù không thuộc các trường hợp không được lấy chồng công an được quy định trong Quyết định số 1275/2007/QĐ- BCA được trích dẫn ở trên. Ông bà và bố mẹ bạn thì có lý lịch tốt. Trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể kết hôn với bạn trai là người đang làm trong ngành công an nếu không thuộc các trường hợp khác được quy định tại Quyết định số 1275/2007/QĐ – BCA được trích dẫn ở trên.
Như vậy, nếu như bạn và bạn trai hoàn toàn đáp ứng điều kiện để kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định của pháp luật và quy định riêng của ngành công an được thể hiện trong Quyết định 1275/2007/QĐ- BCA thì bạn có thể kết hôn với người bạn trai này.