Điều kiện hưởng hệ số chênh lệch lương khi chuyển sang ngạch cán sự bậc 2. Hưởng chênh lệch lương khi được điều chỉnh lương.
Điều kiện hưởng hệ số chênh lệch lương khi chuyển sang ngạch cán sự bậc 2. Hưởng chênh lệch lương khi được điều chỉnh lương.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi tốt nghiệp cao đẳng vào làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ tháng 11/2012 (hợp đồng trong biên chế). Thời điểm đó hệ số lương được hưởng là 2.1 theo quy định thì 3 năm sẽ nâng lên bậc 2 là 2.41, nhưng đến 11/2015 cơ quan tôi có gửi bản đề nghị nâng bậc lương nhưng phòng nội vụ huyện trả lời là đợi thi biên chế chính thức sẽ điều chỉnh lương cho tôi. Từ 11/2015 đến 8/2016 tôi vẫn hưởng hệ số 2.1, đến ngày 29/8/2016 tôi nhận được quyết định công nhận viên chức chính thức thì tôi chỉ được hưởng ngạch cán sự bậc 2 là 2.06 thời điểm nâng bậc 2 năm sau ngày 01/05/2015. Vậy luật sư cho tôi hỏi mình phải căn cứ vào văn bản nào của chính phủ hoặc của bộ nội vụ để thi hành? nếu dựa trên Thông tư 02/2007/TT-BNV (hoặc thông tư nào mới nhất của bộ nội vụ) thì tôi có được hưởng phần hệ số chênh lệch bảo lưu hay không? xin chân trọng cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trường hợp của bạn là được chuyển ngạch cùng bậc (bậc 2) có hệ số thấp hơn hệ số lương cũ được quy định tại điểm c khoản 2 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV xác định: “Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.1 sang ngạch thuộc A2.2), thì thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a Khoản 2 này và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như hướng dẫn tại điểm c Khoản 1 mục II Thông tư này”.
Đồng thời tại điểm c Khoản 1 mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV quy định về hệ số chênh lệch như sau:
"c) Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký
Hệ số chênh lệch bảo lưu tại điểm c này (tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới. Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy trong trường hợp của bạn, bạn sẽ được xác định thuộc đối tượng viên chức được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu khi chuyển ngạch cùng bậc mà hệ số lương mới thấp hơn hệ số lương cũ.