Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất năm 2021. Đối tượng hưởng chế độ tai nạn lao động, điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động khi không may gặp tai nạn theo quy định mới nhất 2021.
Chế độ tai nạn lao động là một trong những chế độ quan trọng của bảo hiểm xã hội. Việc xác định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động còn nhiều hạn chế, mặc dù bạn bị tai nạn trên đường đi làm hoặc đi làm về đều có thể được coi là tai nạn lao động tuy nhiên phải hoàn chỉnh hồ sơ để đáp ứng đủ điều kiện hưởng tai nạn lao động.
Vì vậy không đảm bảo được quyền lợi cho người lao động nếu như không hiểu rõ các điều kiện của chế độ tai nạn lao động mới nhất. Bài viết này nêu ra các điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất theo quy định pháp luật hiện hành.
Tư vấn điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động khi gặp tai nạn lao động miễn phí: 1900.6568
Để xác định một người có đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động hay không cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Thứ nhất, là đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động
Căn cứ theo Điều 42 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”
Dẫn chiếu theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật này thì đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động bao gồm:
– Cá nhân làm việc theo HĐLĐ không có thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn, hợp đồng lao động theo thời vụ hoặc theo một công việc có tính chất nhất định có thời gian từ đủ 03 tháng đến dưới 1 năm, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Như vậy, chỉ những người thuộc các đối tượng như trên thì mới có thể áp dụng chế độ tai nạn lao động. Nếu trường hợp người không thuộc các đối tượng này thì không thể áp dụng chế độ tai nạn lao động, vì vậy những người không thuộc đối tượng trên không đủ điều kiện và mặc nhiên bị loại trừ hưởng chế độ tai nạn lao động.
Sau khi thuộc vào các đối tượng được áp dụng chế độ tai nạn lao động thì mới xác định được điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động.
– Thứ hai, điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Căn cứ theo Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”
Khi thuộc đối tượng được áp dụng chế độ tai nạn lao động, xét sang điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động. Người lao động muốn hưởng chế độ tai nạn lao động phải đồng thời thoả mãn hai điều kiện:
Một là bị tai nạn tại nơi thực hiện công việc và trong thời gian làm việc; hoặc bị tai nạn ngoài nơi thực hiện công việc hoặc ngoài thời gian làm việc khi thực hiện yêu cầu của công ty – doanh nghiệp hoặc người quản lý trực tiếp; hoặc bị tai nạn trên khung đường đi và về từ nơi sinh sống đến cơ quan – nơi làm việc trong khung thời gian và tuyến đường phù hợp.
Hai là việc tai nạn do các trường hợp trên nhưng phải bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Như vậy, trường hợp người lao động bị tai nạn lao động tại nơi làm việc và trong giờ làm việc nhưng việc tai nạn không dẫn đến việc suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì cũng không đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động. Tương tự cũng như các trường hợp tai nạn trên tuyến đường đi làm hoặc tai nạn ngoài giờ, ngoài chỗ làm khi thực hiện yêu cầu của người sử dụng lao động nếu mức suy giảm khả năng lao động không từ 5% trở nên cũng không được hưởng chế độ tai nạn lao động. Hai điều kiện này phải đồng thời xảy ra thì người lao động mới đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động.
Một vấn đề khó xác định ở đây đó là trong trường hợp người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc như thế nào thì được coi là trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Việc xác định này lại phải căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn để xác định.
Tóm lại, để thảo mãn đủ các điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, phải thoả mãn đủ về đối tượng được áp dụng chế độ tai nạn lao động và các điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động. Trong điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo Điều 43 Luật này, người lao động phải đáp ứng đủ cả 2 điều kiện nhỏ và phải đồng thời xảy ra. Đảm bảo các yêu cầu đó thì người lao động mới được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động
- 2 2. Thủ tục giám định suy giảm sức khỏe do tai nạn lao động lần đầu
- 3 3. Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động
- 4 4. Quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
- 5 5. Trợ cấp tai nạn lao động khi đã mua bảo hiểm tai nạn lao động
- 6 6. Hồ sơ hưởng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
- 7 7. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động khi đi làm lệch giờ
1. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động
Chế độ tai nạn lao động được quy định tại Mục 3 Chương III Luật Bảo hiểm xã hội. Theo đó, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau thời gian điều trị ổn định thương tật, bệnh tật được giám định mức suy giảm khả năng lao động để làm căn cứ xác định mức trợ cấp được hưởng, cụ thể như sau:
1. Trợ cấp một lần
Áp dụng cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức hưởng được tính như sau:
– Suy giảm 5% khả năng lao động được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung; ngoài khoản trợ cấp trên, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mội năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
– Trường hợp người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu thì ngoài hưởng chế độ tử tuất theo quy định, thân nhân còn được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.
2. Trợ cấp hàng tháng: Áp dụng cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên với mức hưởng được tính như sau:
– Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung; ngoài khoản trợ cấp trên, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
– Đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng nêu trên, hàng tháng người lao động còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.
– Thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện. Trường hợp giám định lại mức suy giảm khả năng lao động do thương tật hoặc bệnh tật tái phát thì thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa.
3. Các quyền lợi khác
– Người lao động hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng được hưởng các quyền lợi sau:
+ Nếu không còn làm việc thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo;
+ Nếu tiếp tục làm việc và tham gia đóng bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng theo quy định, khi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được hưởng đồng thời cả lương hưu.
– Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày tùy theo mức suy giảm khả năng lao động; mức hưởng cho mỗi ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình và bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt theo niên đại và phù hợp với tình trạng thương tật, bệnh tật như: chân, tay giả; mắt giả; răng giả; xe lăn, xe lắc; máy trợ thính….
2. Thủ tục giám định suy giảm sức khỏe do tai nạn lao động lần đầu
1. Nơi nộp hồ sơ:
Hội đồng giám định y khoa/Trung tâm giám định y khoa cấp tỉnh.
2. Hồ sơ:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 07/2010/TT-BYT Hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, hồ sơ gồm:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 07/2010/TT-BYT;
b) Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định hiện hành. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông;
c) Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo quy định của Bộ Y tế (bản sao) .
d) Giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế (bản sao). Trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật do tai nạn lao động.
Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Giấy chứng nhận thương tích, Giấy ra viện để Hội đồng giám định y khoa đối chiếu.
3. Thời hạn giải quyết:
Nếu hồ sơ giám định không hợp lệ, trong thời gian 15 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết.
Nếu hồ sơ giám định hợp lệ, trong thời gian 30 ngày, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương có trách nhiệm tiến hành khám giám định cho người lao động. (Điều 10 Thông tư 07/2010/TT-BYT).
3. Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động
I – Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động quy định tại điều 39 “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”. Cụ thể, người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”
Trong đó, “trong khoảng thời gian hợp lý” là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc, “Tuyến đường hợp lý” là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại.
II – Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động
Sau khi điều trị, thương tật ổn định, người sử dụng lao động giới thiệu người lao động ra Hội đồng giám định y khoa lao động để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (Khoản 4 Điều 152 “Bộ luật lao động 2019”).
Khi có biên bản giám định y khoa với mức suy giảm khả năng lao động ≥ 5% thì người lao động lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH để người lao động được hưởng trợ cấp tai nạn lao động.
* Nơi nộp hồ sơ:Bảo hiểm xã hội quận/huyện
* Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Người lao động lập hồ sơ theo quy định và nộp cho BHXH cấp huyện nơi cư trú.
– Bước 2: BHXH cấp huyện tiếp nhận hồ sơ; giải quyết chế độ, chi trả trợ cấp và trả hồ sơ đã giải quyết cho người lao động.
* Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động:
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 05A-HSB ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-BHXH ngày 03/01/2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam).
3.
4. Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp điều trị ngoại trú.
5. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
6. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
6.1. Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao có chứng thực).
6.2. Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao có chứng thực).
Lưu ý: trường hợp nộp bản chụp, đề nghị mang theo bản chính để đối chiếu.
* Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết chế độ tai nạn lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do (Điều 118 Luật BHXH 2006).
4. Quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi em là giáo viên, trên đường vào trường đi dạy thì em bị tai nạn giao thông thì có phải là tai nạn lao động không? Hiện tại em bị gãy chân phải nghỉ ở nhà điều trị. Vậy trong thời gian nghỉ dạy em có được nhà trường trả lương không? Nếu nhà trường trả lương thì phải có giấy chỉ định của bác sĩ phải không ạ? Em mong luật sư sớm hồi am cho em! Em xin cám ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” thì:
Điều 39. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, bạn bị tai nạn trên tuyến đường đi dạy thì bạn được coi là tai nạn lao động, trong khoảng thời gian bạn nghỉ tai nạn thi bạn vẫn được hưởng lương theo đúng quy định. Hơn nữa, nếu muốn bảo hiểm chi trả cho chế độ tai nạn lao động này thì bạn cần làm hồ sơ như sau:
Điều 114. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông.
3. Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.
4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.
5. Trợ cấp tai nạn lao động khi đã mua bảo hiểm tai nạn lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là một công ty xây dựng, tôi có mua bảo hiểm tai nạn lao động cho lao động, nay công ty chúng tôi có một trường hợp bị tai nạn lao động, vậy công ty có phải đền bù hay hỗ trợ gì thêm ngoài chi phí y tế hay không? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.
Về nguyên tắc, nếu người lao động đáp ứng đủ các điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chi trả, bồi thường cho người lao động. Tuy nhiên, khi người sử dụng lao động mua bảo hiểm cho người lao động thì trách nhiệm chi trả được quy định như sau:
Theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT – BLĐTBXH
Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm.
Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức mà pháp luật quy định người sử dụng lao động phải chi trả thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được mà họ được hưởng theo quy định của pháp luật.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:1900.6568 để được giải đáp.
6. Hồ sơ hưởng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Tại
– Đối với hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ, bỏ thành phần hồ sơ quy định tại Khoản 3, Khoản 6 Điều 14 Quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 và các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam;
Theo đó, Hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ bao gồm:
+ Sổ BHXH.
+ Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ do người sử dụng lao động lập theo mẫu số 05-HSB (bản chính).
+ Giấy ra viện sau khi đã Điều trị thương tật TNLĐ ổn định đối với trường hợp Điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, Điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp Điều trị ngoại trú.
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính).
– Đối với hồ sơ hưởng chế độ BNN, bỏ thành phần hồ sơ là biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại hoặc kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động hoặc bản trích sao của các giấy tờ trên quy định tại Khoản 3 Điều 15 Quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 636/QĐ-BHXH;
Theo đó, Hồ sơ hưởng chế độ BNN bao gồm:
+ Sổ BHXH.
+ Văn bản đề nghị giải quyết chế độ BNN do người sử dụng lao động lập theo mẫu số 05-HSB (bản chính).
+ Giấy ra viện đối với trường hợp Điều trị nội trú sau khi Điều trị BNN ổn định. Đối với trường hợp không Điều trị nội trú là giấy khám BNN hoặc phiếu hội chẩn BNN. Đối với người lao động bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hưởng chế độ BNN thì thay bằng giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính).
– Đối với văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN (Mẫu số 05-HSB ban hành kèm theo Quyết định số 636/QĐ-BHXH) ghi bổ sung vào cuối Điểm 1 của văn bản nội dung như sau:
+ Đối với trường hợp hưởng chế độ TNLĐ: Biên bản điều tra TNLĐ số … ngày … tháng … năm … của Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở (nếu do Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở thực hiện) hoặc cấp tỉnh (nếu do Đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh thực hiện) hoặc cấp Trung ương (nếu do Đoàn điều tra TNLĐ cấp Trung ương thực hiện); trường hợp tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì ghi thêm nội dung: (biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn lập ngày … tháng … năm … của …);
+ Đối với trường hợp hưởng chế độ BNN: Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại (nếu là biên bản đo đạc môi trường) hoặc kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động (nếu là kết quả đo, kiểm tra môi trường) hoặc kết quả quan trắc môi trường lao động (nếu là kết quả quan trắc môi trường) số … ngày … tháng … năm … của …
7. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động khi đi làm lệch giờ
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Cho tôi hỏi là vợ tôi đã đi làm được 5 tháng, con tôi được 11 tháng. Vợ tôi xin phép được nghỉ chế độ 30phút trước khi đi làm, tức là giờ hành chính là 7h thì vợ tôi xin phép 7h30 có mặt. Vậy, trong khi đi làm muộn như thế, chưa đến cơ quan, vợ tôi bị tai nạn thì thuộc trường hợp nào ạ? Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Chế độ nghỉ thai sản nữ được thực hiện theo quy định tại Điều 157 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
Điều 157. Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, tại Khoản 5 Điều 155 “Bộ luật lao động 2019” cũng quy định:
Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Cụ thể, tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết:
5. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Luật sư tư vấn điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:1900.6568
Như vậy, đối với lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được phép nghỉ 60 phút mỗi ngày trong giờ làm việc, thời gian nghỉ vẫn được hưởng lương theo hợp đồng lao động và có thể thỏa thuận thời gian nghỉ với người sử dụng lao động, do vậy việc vợ của bạn thỏa thuận với người sử dụng lao động nghỉ 30 trong khoảng thời gian làm việc từ 7h sáng là hợp lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Luật bảo hiểm xã hội 2014 cũng có quy định như sau:
Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo thông tin bạn cung cấp thì vợ của bạn bị tai nạn trên đường đi làm đến cơ quan, trong thời gian xin nghỉ theo chế độ, như vậy, dựa vào đánh giá trên thực tế tuyến đường vợ bạn đi tới cơ quan là tuyến đường hợp lý (là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại), trong khoảng thời gian hợp lý (khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc) có thể xác định tai nạn của vợ bạn là tai nạn lao động. Trường hợp tai nạn giap thông trên tuyến đường đi tới nơi làm việc cũng là một trong những trường hợp người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước để điều tra về tai nạn giao thông liên quan đến lao động theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.