Điều kiện hưởng chế độ hưu trí mới nhất năm 2021. Điều kiện hưởng lương hưu, điều kiện được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định mới nhất của bảo hiểm xã hội năm 2020.
Chế độ hưu trí là chế độ đặc biệt quan trọng trong Luật bảo hiểm xã hội, việc xác định điều kiện hưởng đã được quy định một cách rõ ràng cụ thể. Hưu trí vốn là mục tiêu hướng đến của hầu hết các tầng lớp lao động, dù hoạt động trong hay ngoài nhà nước thì vẫn mong muốn khi về già được hưởng chế độ hưu trí “ưu ái”. Theo đó, việc tìm hiểu cặn kẽ các điều kiện hưởng chế độ hưu trí mới nhất là sự chuẩn bị chu đáo khi về hưu. Tuy nhiên, tình trạng xác định sai, không chính xác điều kiện hưởng chế độ hưu trí vẫn còn tồn tại.
Tư vấn điều kiện được hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định mới nhất: 1900.6568
Về vấn đề điều kiện hưởng chế độ hưu trí được phân tách thành 2 trường hợp cụ thể đó là điều kiện hưởng lương hưu thông thường và điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện hưởng chế độ hưu trí thông thường:
- 2 2. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:
- 3 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư đã đủ tuổi nghỉ hưu
- 4 4. Chấm dứt hợp đồng lao động với lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng đủ bảo hiếm xã hội
- 5 5. Trách nhiệm thông báo thời điểm nghỉ hưu
- 6 6. Áp dụng cách tính bình quân tiền lương khi nghỉ hưu của người lao động
- 7 7. Quy định về đóng bảo hiểm hưởng lương hưu khi đến tuổi nghỉ hưu
- 8 8. Muốn nghỉ hưu trước 8 tháng cần phải đảm bảo điều kiện như thế nào?
1. Điều kiện hưởng chế độ hưu trí thông thường:
Căn cứ theo Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
* Đối tượng thứ nhất: Đủ tuổi và đủ năm tích lũy BHXH
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có tính chất không ổn định với thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 1 năm, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa doanh nghiệp với người giám hộ của người dưới 15 tuổi;
– Cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên;
– Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước;
– Công nhân quốc phòng, công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Các chiến sĩ hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; Bao gồm cả học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Người đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng (xuất khẩu lao động);
– Người quản lý doanh nghiệp (người đại diện theo pháp luật của Công ty), người quản lý điều hành hợp tác xã (giám đốc – Chủ nhiệm hợp tác xã) có hưởng tiền lương;
– Cá nhân hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Những đối tượng trên khi tích lũy đủ tối thiểu 20 năm bảo hiểm xã hội nếu thuộc trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 thì đủ điều kiện hưởng lương hưu, có nghĩa là họ chỉ cần đáp ứng một trong các trường hợp theo quy định này thì đã được hưởng lương hưu mà không cần thiết phải đáp ứng nhiều điều kiện hay đồng thời nhiều điều kiện khác.
* Đối tượng thứ 2: Người làm các ngành nghề đặc biệt, đủ năm đóng BHXH
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
Những đối tượng này khi đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì nam chỉ cần từ đủ 55 tuổi trở lên, nữ từ đủ 50 tuổi trở lên trừ trường hợp cá nhân lao động trong sĩ quan quân đội nhân dân, công an nhân dân, cơ yếu khác. Hay như nam từ đủ 50 tuổi đến 55 tuổi trở lên , nữ từ đủ 45 tuổi đến 50 tuổi trở lên, đồng thời có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, đặc biệt nặng nhọc, độc hại/đặc biệt độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nguy hiểm thuộc danh mục do luật quy định hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.
Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
* Đối tượng thứ 3: Người mặc bệnh đặc biệt, đủ năm đóng BHXH
“4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này”.
Thực tế theo các quy định hiện tại, những trường hợp người bị nhiễm HIV/AIDS không quy định cụ thể về độ tuổi nghỉ hưu, như vậy chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội là 20 năm và bị phơi nhiễm HIV/AIDS là đã được hưởng chế độ hưu trí.
2. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:
Căn cứ theo Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định :
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”
Các đối tượng ở khoản 1 Điều này đều giống tương tự với khoản 1 Điều 54, bao gồm:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có tính chất không ổn định với thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 1 năm, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa doanh nghiệp với người giám hộ của người dưới 15 tuổi;
– Năm 2018, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Người đi làm việc ở nước ngoài – Xuất khẩu lao động;
– Giám đốc/Tổng giám đốc doanh nghiệp, Chủ nhiệm/Giám đốc hợp tác xác;
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Theo đó thì họ đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng ở mức thấp hơn và phải thuộc trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động, sau đó mỗi năm tăng thêm 01 tuổi cho đến năm 2020, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
Thứ hai, nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, đặc biệt nặng nhọc, độc hại/đặc biệt độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nguy hiểm thuộc danh mục do luật quy định.
Theo khoản 2 Điều này những đối tượng đặc biệt bao gồm: sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhế đhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp hoặc nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên hoặc có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do luật định.
3. Chính sách đối với người lao động dôi dư đã đủ tuổi nghỉ hưu
Khi sắp xếp lại công ty nhiều trường hợp sẽ phát sinh vấn đề lao động dôi dư, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu khi có sự sắp xếp lại mà phát sinh lao động dôi dư thì lao động này sẽ được giải quyết căn cứ theo Nghị định 91/2010/NĐ-CP, hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 38/2010/TT-BLĐTBXH.
Chính sách đối với người lao động dôi dư đang thực hiện
Tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản, nam từ đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi và có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội (không phải trừ % lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi).
Người lao động dôi dư đủ điều kiện nghỉ hưu trên, có tuổi đời từ đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, được hưởng thêm các khoản trợ cấp và cách tính như sau:
– 03 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không tính tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội.
– 05 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho 20 năm đầu làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.
Thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Trường hợp số năm làm việc có tháng lẻ thì được tính theo nguyên tắc trên 06 tháng được tính là 01 năm, đủ 06 tháng trở xuống không được tính.
-Thời gian có đóng bảo hiểm xã hội để tính các khoản trợ cấp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được xác định căn cứ vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, kể cả thời gian làm việc trong khu vực nhà nước được coi đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và được tính đến ngày nghỉ việc ghi trong quyết định nghỉ việc.
– Tiền lương và phụ cấp lương làm căn cứ tính trợ cấp quy định trên được tính bình quân 05 năm cuối trước khi nghỉ việc theo hệ số lương và phụ cấp lương.
Người lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần đối với số tháng còn thiếu thay cho người lao động và người sử dụng lao động bằng mức đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí, tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định.
4. Chấm dứt hợp đồng lao động với lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng đủ bảo hiếm xã hội
Việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được quy định tại Điều 36, Bộ Luật Lao động như sau:
– Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
– Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại “Bộ luật lao động 2019”
– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
– Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Quy định về tuổi nghỉ hưu được ghi nhận tại điều 187 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
– Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định.
– Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm.
Như vậy đối với tường hợp các lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ thì người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng lao động với họ. Việc căn cứ vào tuổi nghỉ hưu để
Muốn chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động thuộc trường hợp này, người sử dụng lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động cùng với người lao động, khi đó ngườ sử dụng lao động có thể sử dụng Khoản 3, Điều 36 “Bộ luật lao động 2019”.
Về quyền lợi, áp dụng điểm a, Khoản 1 Điều 55 và Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội để giải quyết bảo hiểm xã hội một lần. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH.
5. Trách nhiệm thông báo thời điểm nghỉ hưu
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi hiện nay hơn 59 tuổi, là giáo viên dạy trung học cơ sở, đã đóng bảo hiểm hơn 33 năm. Tôi được biết là nam khi đủ 60 tuổi mới được nghỉ hưu, hưởng chế độ hưu trí nhưng khi đến tuổi nghỉ hưu thì tôi xin nghỉ như chấm dứt hợp đồng làm việc hay là tự nghỉ, có cần thông báo gì không? Ai sẽ phải thông báo? Xin luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của “Bộ luật lao động 2019”
Tuổi nghỉ hưu được quy định là người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
Theo quy định tại Luật viên chức 2010
“Điều 46. Chế độ hưu trí
1. Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Trước 06 tháng, tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức phải thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu; trước 03 tháng, tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức ra quyết định nghỉ hưu.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập có thể ký hợp đồng vụ, việc với người hưởng chế độ hưu trí nếu đơn vị có nhu cầu và người hưởng chế độ hưu trí có nguyện vọng; trong thời gian hợp đồng, ngoài khoản thù lao theo hợp đồng, người đó được hưởng một số chế độ, chính sách cụ thể về cơ chế quản lý bảo đảm điều kiện cho hoạt động chuyên môn do Chính phủ quy định.”
Như vậy, trước khi đến tuổi nghỉ hưu 6 tháng, đơn vị quản lý có trách nhiệm thông báo cho bạn biết về thời điểm nghỉ hưu. Sau khi thông báo thì đơn vị sẽ ra quyết định nghỉ hưu trước thời điểm nghỉ hưu là ba tháng.
6. Áp dụng cách tính bình quân tiền lương khi nghỉ hưu của người lao động
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động khi nghỉ hưu nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng chế độ hưu trí một lần hay hàng tháng. Mức trợ cấp người lao động được hưởng sẽ dựa trên bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 62, Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cách tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu đối với từng trường hợp được tính như sau:
Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này:
Trường hợp 1: nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Trường hợp 2, nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Trường hợp 3, nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Trường hợp 4, nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Trường hợp 5, nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Trường hợp 6, nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Trường hợp 7, nếu người lao động ham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: trong trường hợp này, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần là bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: trong trường hợp này, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần là bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ này như đã trình bày ở trên.
Bên cạnh đó, Điều 63, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định:
“1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ”.
7. Quy định về đóng bảo hiểm hưởng lương hưu khi đến tuổi nghỉ hưu
Căn cứ Điều 187 “Bộ luật lao động 2019”:
“- Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều 187 “Bộ luật lao động 2019”.
– Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều 187 “Bộ luật lao động 2019”.”
Thông thường người lao động đảm bảo đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội và thỏa mãn điều kiện về độ tuổi (lao động nam 60 tuổi, lao động nữ 55 tuổi) thì được hưởng lương hưu.
Người lao động sau độ tuổi này không thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Khi người sử dụng lao động tiếp tục sử dụng đối tượng này thì được coi là sử dụng người lao động cao tuổi.
Căn cứ Điều 167 “Bộ luật lao động 2019” thì
“- Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của “Bộ luật lao động 2019”
– Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.
– Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.”
Căn cứ khoản 3 Điều 186 “Bộ luật lao động 2019” thì đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.
8. Muốn nghỉ hưu trước 8 tháng cần phải đảm bảo điều kiện như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là công chức UBND phường, tôi sinh ngày 11/8/1963. Tôi đóng BHXH 1/6/1996 tôi muốn nghỉ hưu trước trong năm 2017, trước 8 tháng. Hệ số lương của tôi 3,46 ngạch cán sự, kỳ hạn tăng lương lần sau là 1/1/2018. (02 năm tăng lương một lần). Tôi không biết cách tính lương hưu. Vậy rất mong Luật sư giúp tôi tính số lương tôi được hưởng. Hiện tại sức khỏe không tốt, tôi muốn nghỉ hưu trước 8 tháng. Tôi xin cảm ơn LS rất nhiều.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Căn cứ Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.”
Như vậy, điều kiện hưởng lương hưu thông thường là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có từ đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp bạn sinh ngày 11/08/1963 thì tính đến tháng 11/08/2017 bạn mới đủ 54 tuổi; bạn đóng bảo hiểm xã hội từ năm 1996 nếu đóng liên tục thì tính đến thời điểm này đã đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội hưởng lương hưu. Như vậy, trong trường hợp này bạn chưa đủ tuổi để được hưởng lương hưu trừ trường hợp có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên hoặc bị suy giảm khả năng lao động.
– Căn cứ Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:
“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”
Như vậy, nếu bạn bị suy giảm khả năng lao động thì được nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động nêu trên.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:19006568
– Căn cứ Điều 56 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức lương hưu hàng tháng như sau:
“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Theo đó, nếu bạn nghỉ hưu trong năm 2017, tức trước 1 năm thì mức lương hưu hàng tháng được tính như sau: mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ mỗi năm được tính thêm 3% đối với nữ. Tức trường hợp bạn đóng được 21 năm thì 15 năm đầu tương đương 45%, 6 năm còn lại tương đương 18%; tức 68% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, bạn nghỉ hưu trước tuổi 1 năm thì bị giảm 2%. Tức mức lương hưu được hưởng của bạn nếu nghỉ trong năm 2017 là 66% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.