Thẩm mỹ là một trong các ngành nghề có khả năng thu nhập cao và được nhiều người lựa chọn theo đuổi. Các cơ sở trung tâm dạy nghề cũng vì nhu cầu này mà phát triển mạnh. Vậy điều kiện, hồ sơ và thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa là gì?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để xin giấy phép dạy nghề spa:
Nhu cầu làm đẹp ngày càng gia tăng nên kéo theo tình trạng những trung tâm Spa được mở ra để dạy nghề ngày càng nhiều hơn điều này cũng mở ra con đường cho các cá nhân có mong muốn tham gia học nghề. Để được đào tạo,dạy nghề spa thì các trung tâm Spa phải đảm bảo những điều kiện được pháp luật quy định. Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 143/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 24/2022/NĐ-CP thì trung tâm muốn mở Spa phải đáp ứng điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp như sau:
– Xét về điều kiện đến cơ sở vật chất để thực hiện hoạt động dạy nghề trong đó phải kể đến: thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, diện tích cũng như quy mô để thực hiện dạy nghề, đồng thời còn phải đề cao đến trình độ đào tạo sơ cấp nghề; cần có sự phân chia rõ ràng đối vói diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy. Hiện nay, mức bình quân mà các trung tâm phải đảm bảo ít nhất là 04 m2/chỗ học;
– Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, trình độ của học viên sau khóa đào tạo thì trung tâm này cần có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động. Đạc biệt, chương trình đào tạo cần có sự định hướng, phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay, trung tâm đào tạo dạy nghề cần xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình giáo dục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Liên quan đến nguồn nhân lực trực tiếp tham gia giảng dạy thì trung tâm phải đảm bảo có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; Đồng thời, cũng phải bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo;
– Đối với trường hợp cơ sở giáo dục được thành lập có có vốn đầu tư nước ngoài, thời gian hoạt động sẽ bị nhà nước giới hạn nhất định và theo quy định thì không quá 50 năm tính từ ngày quyết định cho phép thành lập. Trường hợp ngoại lệ khi có thời gian hoạt động dài hơn 50 năm thì phải báo cáo và nhận được sự phê duyệt của cá nhân đang là Thủ tướng Chính phủ quyết định;
– Kế hoạch giảng dạy cũng trở thành một trong những điều kiện được xét đến đầu tiên nếu doanh nghiệp thực hiện tổ chức dạy nghề: Cần tuân thủ quy định liên quan đến đối tượng học viên (độ tuổi theo quy định pháp luật); Khoảng thời gian được lựa chọn, ấn định đào tạo và phân bổ thời gian cho một khóa học; tổ chức lớp học một cách hợp lý( có sự phân biệt rõ ràng vị trí và chức năng của các lớp lý thuyết, lớp thực hành), khu vực được lựa chọn làm địa điểm đào tạo chứng chỉ hoặc chứng nhận cho học viên khi kết thúc một khóa học theo quy định pháp luật cũng cần được lựa chọn kỹ lưỡng và đảm bảo tiêu chuẩn;
– Yếu tố không thể thiếu khi nhắc đến điều kiện của một doanh nghiệp khi muốn dạy nghề spa đó là cần thực hiện đăng ký, nếu có sự thay đổi về nghành nghề thì tuân thủ việc bổ sung ngành nghề về việc mở spa dạy nghề;
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện yêu cầu này của doanh nghiệp hiện này thuộc về Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch Đầu tư, sau đó đăng ký mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh là trung tâm dạy nghề (tùy theo quy mô kinh doanh của công ty).
2. Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa:
2.1. Các thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa:
Xét đến trường hợp khi doanh nghiệp muốn cấp phép dạy nghề spa thì cần phải thực hiện đầy đủ bộ hồ sơ để thành lập trung tâm dạy nghề spa bao gồm các giấy tờ sau:
– Cần chuẩn bị 01 văn bản đăng ký hoạt động dạy nghề spa văn abnr này được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 143/2016/NĐ-CP;
– Bản sao chứng nhận đăng ký kinh doanh tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh đã được cá nhân lựa chọn đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền;
– Để chứng minh được rằng đủ điều kiện để thực hiện dạy nghề trên thực tế thì cần soạn thảo 01 bản báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Để hoàn thiện hồ sơ này thì cần thực hiện theo mẫu tại Phụ lục V theo Nghị định 143/2016/NĐ-CP) và kèm theo các giấy tờ chứng minh;
– Đồng thời cũng cần có thêm bản sao điều lệ hoặc quy chế tổ chức, hoạt động.
2.2. Quy trình xem xét xin giấy phép dạy nghề spa:
Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ
Theo hướng dẫn của mục 2.1 bài viết này thì cá nhân chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ đã được quy định để được nhanh chóng chấp thuận giải quyết.
Bộ hồ sơ sẽ được đem gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 2: Tiếp nhận, xem xét hồ sơ xin giấy phép dạy nghề spa
Hồ sơ chuẩn bị sau đó nộp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ được cơ quan này có trách nhiệm tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ. Trong quá trình thực hiện hoạt động này thì cá nhân có thẩm quyền sẽ có hướng giải quyết như sau:
Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Sở LĐTB&XH sẽ có văn bản trả lời gửi về cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị. Theo quy định, thời gian để thực hiện hoạt động này là trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
Đối với trường hợp hồ sơ hợp lệ thì sẽ cá nhân có thẩm quyền sẽ chuyển hồ sơ đến hội đồng thẩm định để thực hiện những bước tiếp theo trong giai đoạn xin cấp giấy phép dạy nghề spa
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Sau khi hồ sơ đã được duyệt sơ bộ và đạt yêu cầu thì Hội đồng thẩm định sẽ nhận hồ sơ và trực tiếp tổ chức thẩm định hồ sơ trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Sở LĐTB&XH.
Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định, cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm spa để hoàn thiện hồ sơ gửi đến Sở LĐTB&XH.
Thời gian để Hội đồng thẩm định hoàn tất thực hiện nghĩa vụ của mình là tỏng vòng 5 ngày làm việc. Kết luận hồ sơ thành lập của Hội đồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả yêu cầu xin cấp giấy phép của trung tâm. Nếu không được chấp thuận thì Sở LĐTB&XH sẽ có trách nhiệm gửi văn bản trả lời đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập đồng thời trong văn bản này cần nêu rõ lý do vì sao từ chối chấp nhận cấp giấy phép dạy nghề spa.
Bước 3: Quyết định thành lập, cấp phép
Sau khi nhận được hồ sơ đã hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định, trong thời gian 10 ngày làm việc tiếp theo, Sở LĐTB&XH sẽ trình cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập trung tâm dạy nghề spa.
3. Cố tình thực hiện dạy nghề spa khi chưa có giấy phép dạy nghề bị bị xử lý thế nào?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 79/2015/NĐ-CĐ thì nếu có xuất hiện hành vi thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp mà chưa có giấy phép thành lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ bị phạt hành chính từ 40.000.000 đến 60.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, trong văn bản này còn thể hiện rõ những nội dung liên quan đến biện pháp khắc phục hậu quả:
– Cá nhân, tổ chức cố tình thực hiện hành vi vi phạm có thể bị thu hồi quyết định thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
– Nếu trên thực tế đã được nhận quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì sẽ bị áp dụng biện pháp là buộc tiêu hủy quyết định;
– Khi thực hiện hành vi vi phạm mà có phát sinh những nguồn lợi bất hợp pháp thì phải có nghĩa vụ nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm ;
– Ngoài ra, còn có trách nhiệm trong việc hoàn trả cho tổ chức, cá nhân các khoản tiền đã thu; trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 và Khoản 3 Điều5 Nghị định 79/2015/ND-CP;
– Tổ chức có hành vi vi phạm còn phải có trách nhiệm với người học nếu người này đã đủ điều kiện trúng tuyển để sắp xếp họ sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được người học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định 79/2015/ND-CP;
– Những văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận kiểm định đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này cũng sẽ bị thu hồi lại để tránh việc sử dụng giấy tờ này vào mục đích cá nhân, vi phạm pháp luật.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 24/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
–