Năm 2009, tôi bị kết án 2 năm tù về tội chiếm giữ trái phép tài sản. Hiện nay, tôi đã được xóa án tích. Vậy Luật sư cho tôi biết trong lý lịch của tôi có thể coi như tôi chưa từng phạm tội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi muốn hỏi về vấn đề này: Năm 2009, tôi bị kết án 2 năm tù về tội chiếm giữ trái phép tài sản Điều 141 Bộ luật hình sự. Hiện nay, tôi đã được xóa án tích. Vậy Luật sư cho tôi biết trong lý lịch của tôi có thể coi như tôi chưa từng phạm tội không?
Luật sư tư vấn:
Điều 63 Bộ luật Hình sự quy định: “Người bị kết án được xoá án tích theo quy định tại các điều từ Điều 64 đến Điều 67 của Bộ luật này. Người được xoá án tích coi như chưa bị kết án và được Toà án cấp giấy chứng nhận.”
Lý lịch tư pháp của người từng bị tòa kết án (dù đã hoặc chưa xóa án) được pháp luật quy định như sau:
Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp nêu rõ, lý lịch tư pháp được hiểu là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của toà án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập hay quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp bị toà án tuyên bố phá sản.
Luật này cũng quy định có 2 loại
a) Người không bị kết án được ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
b) Với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.
Luật sư
c) Người được đặc xá và thông tin về việc đặc xá đã cập nhật vào Lý lịch tư pháp sẽ ghi “không có án tích”.
Với Phiếu lý lịch số 2 (cấp cho cơ quan tố tụng để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử), tình trạng án tích được ghi như sau:
a) Người không bị kết án ghi là “không có án tích”;
b) Người đã bị kết án sẽ ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích và án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, toà đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
Như vậy, phiếu lý lịch tư pháp số 1 ghi nhận bạn “không có án tích” còn phiếu số 2 vẫn thể hiện bạn là người từng bị kết án (dù bạn đã được xoá án). Tuy nhiên, phiếu số 2 chỉ là tài liệu lưu hành trong các cơ quan tố tụng chứ không cấp cho đương sự hay các cơ quan ngoài tố tụng. Do vậy, sẽ không gây ảnh hưởng đối với người được cấp.
Mục lục bài viết
1. Xóa án tích với người chưa thành niên phạm tội
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Trường hợp của cháu tôi như sau, rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư: Lúc cháu tôi phạm tội cháu tôi 17 tuổi, cháu tôi bị kết án về tội Trộm cắp tài sản, hình phạt là 4 năm tù cháu tôi đã chấp hành hình phạt tù xong cách đây 5 năm. Vậy tôi muốn hỏi khi nào cháu tôi được xóa án tích? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định về xóa án tích cho người chưa thành niên phạm tôi tại Điều 77 Bộ luật hình sự như sau:
Điều 77. Xoá án tích
1. Thời hạn để xoá án tích đối với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 của Bộ luật này.
2. Người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng những biện pháp tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật này, thì không bị coi là có án tích.
Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 64 về thời hạn xóa án tích:
2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.
Như vậy trường hợp của cháu bạn nếu từ khi chấp hành xong hình phạt không phạm tội mới thì thời hạn là 2.5 năm. Cháu bạn đã chấp hành xong được 5 năm, vì thế đã đủ thời hạn theo quy định của Bộ luật hình sự. Cháu bạn có thể lên Tòa án để được cấp Giấy chứng nhận xóa án tích.
2. Điều kiện và thủ tục xin xóa án tích
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, cháu tên là Tâm. Cháu sinh năm 1997 đang học trường đại học Luật Hà Nội. Cháu hôm nay có lên mạng đọc về quyết định xóa án tích. Cháu có người thân phạm tội cố ý làm hư hỏng tài sản và bị phạt hơn 1 năm tù. Vậy cháu muốn hỏi nếu sau khi ra tù muốn đc xóa án tích thì phải có đủ những điều kiện như thế nào, thủ tục để xin xóa án tích ra sao. Và cháu muốn hỏi thêm là nếu sau khi người đó được xóa án tích thì người nhà cụ thể và con hoặc cháu của người đó có được lấy vợ hoặc chồng trong ngành bộ đội, công an không ạ? Cháu xin cảm ơn! ?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 63 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về xóa án tích như sau:
“Điều 63. Xoá án tích
Người bị kết án được xoá án tích theo quy định tại các điều từ Điều 64 đến Điều 67 của Bộ luật này.
Người được xoá án tích coi như chưa bị kết án và được Toà án cấp giấy chứng nhận.”
Trường hợp người thân bạn bị 1 kết án 1 năm tù, theo Điều 64 “Bộ luật hình sự 2015” quy định như sau:
“Điều 64. Đương nhiên được xoá án tích
Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:
1. Người được miễn hình phạt.
2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.”
Theo đó, trường hợp người thân bạn sau khi chấp hành bản án xong hoặc khi hết thời hiệu thi hành bản án trong vòng 3 năm tới không phạm tội mới thì sẽ đương nhiên được xóa án tích.
Hồ sơ xóa án tích bao gồm:
“+ Đơn xin xóa án tích
+ Các tài liệu như giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp; giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khỏan bồi thường, án phí, tiền phạt; giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp.
+ Bản sao hộ khẩu;
+ Bản sao chứng minh nhân dân.
Trình tự thực hiện như sau:
+ Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện).
+ Tòa án cấp giấy chứng nhận hoặc ra Quyết định xóa án tích và người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.”
Sau khi được Tòa án tuyên bố xóa án tích thì người thân bạn được coi như là chưa từng bị kết án, do đó việc này sẽ không ảnh hưởng đến việc lấy vợ hoặc chồng trong ngành công an, bộ đội.
3. Được xóa án tích có coi như chưa phạm tội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Sự ! Em có bạn đã ra tù được hơn 5 năm về tội Hiếp dâm trẻ em, bạn em muốn hỏi thủ tục làm Xóa Án Tích, và khi Xóa án tích xong rồi thì còn bị coi là có tiền án nữa không? Bạn em lên CAX làm giấy xác nhận dân sự CAX nói dù có giấy Xóa Án Tích thì trong giấy xác nhận dân sự vẫn bị coi là có án tích Mong Luật sư tư vấn giúp em ạ . Cảm ơn Luật sư?
Luật sư tư vấn:
Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Toà án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án.
Theo quy định Điều 41, 42, 43 tại Luật Lý lịch tư pháp 2009 như sau:
“Điều 41. Phiếu lý lịch tư pháp
1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:
a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này;
b)
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.
Điều 42. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1
1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Tình trạng án tích:
a) Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
b) Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
c) Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.
3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
Điều 43. Nội dung
1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Tình trạng án tích:
a) Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;
b) Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
3. Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.”
Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án và được Tòa án cấp giấy chứng nhận hoặc ra Quyết định xóa án tích trong những trường hợp:
Tại Điều 63 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về xoá án tích như sau:
“Người bị kết án được xoá án tích theo quy định tại các điều từ Điều 64 đến Điều 67 của Bộ luật này.
Người được xoá án tích coi như chưa bị kết án và được Toà án cấp giấy chứng nhận”.
Về trường hợp đương nhiên được xoá án tích:
Theo quy định tại Điều 64 “Bộ luật hình sự 2015” thì những người sau đây đương nhiên được xóa án tích:
“1. Người được miễn hình phạt.
2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.”
Trong trường hợp đương nhiên xóa án tích, hồ sơ bao gồm:
+ Đơn xin xóa án tích
+ Các tài liệu như giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp; giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khỏan bồi thường, án phí, tiền phạt; giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp.
+ Bản sao hộ khẩu;
+ Bản sao chứng minh nhân dân.
Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện). Tòa án cấp giấy chứng nhận hoặc ra Quyết định xóa án tích và người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.
4. Thời hạn xóa án tích sau khi đã thi hành xong bản án
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi: Năm 2009 tôi bị kết án 1 năm tù, đến năm 2010 tôi chấp hành xong bản án. Năm 2011 tôi bị kết án 15 tháng thù, đến ngày 24-4-2012 tôi chấp hành xong bản án. Xin hỏi đến ngày nào thì tôi được xoá án tích. Tôi đã thực hiện xong tất cả các hình phạt bổ sung. Hiện nay tôi chưa nhận được giấy chứng nhận xoá án tích của toà án. Xin luật sư giải đáp giùm. Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Bạn chưa nói rõ bạn phạm tội gì?
Nếu bạn bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của “Bộ luật hình sự 2015” thì bạn sẽ thuộc trường hợp đương nhiên xóa án tích theo quy định tại Điều 64 “Bộ luật hình sự 2015” như sau:
“Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:
1. Người được miễn hình phạt.
2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.”
Nếu bạn bị kết án về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của “Bộ luật hình sự 2015” thì bạn sẽ thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án theo quy định tại Điều 65 “Bộ luật hình sự 2015” như sau:
“1. Toà án quyết định việc xoá án tích đối với những người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án trong các trường hợp sau đây:
a) Đã bị phạt tù đến ba năm mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;
b) Đã bị phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn bảy năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;
c) Đã bị phạt tù trên mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn mười năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.
2. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu phải chờ một năm sau mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi thì phải sau hai năm mới được xin xóa án tích.”
Bạn xem thêm các quy định trên để biết rõ bạn đã đủ thời hạn để xóa án tích hay chưa? Bạn thuộc trường hợp đương nhiên xóa án tích hay xoán án tích theo quyết định tòa án thì bạn vẫn phải thực hiện thủ tục xóa án tích.
– Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn xin xóa án tích
+ Các tài liệu như giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp; giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khỏan bồi thường, án phí, tiền phạt; giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp.
+ Bản sao hộ khẩu;
+ Bản sao chứng minh nhân dân.
(Trong trường hợp đặc biệt, ngoài các lọai tài liệu như trên, phải có văn bản đề nghị của chính quyền, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án thường trú, công tác).
– Trình tự thực hiện:
+ Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện).
+ Tòa án cấp giấy chứng nhận hoặc ra Quyết định xóa án tích và người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.
– Thẩm quyền xét đơn xin xóa án tích: Tòa án đã xét xử sơ thẩm là Tòa án có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận xóa án tích, hoặc ra Quyết định xóa án tích.
5. Ra tù 10 năm mà không phạm tội mới có được xóa án tích không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư.tôi xin hỏi luật sư vấn đề như sau: mẹ đẻ tôi trước đây có đi tù về tội lừa đảo,chiếm đoạt tài sản. Mẹ tôi đã ra tù được hơn 10 năm. Từ ngày ra tù đến nay mẹ tôi khộng tái phạm tội,thực hiện đúng quy định pháp luật của địa phương và nhà nước. Vậy xin được hỏi luật sư mẹ tôi đương nhiên có được xóa án tích hay phải có giấy xóa án tích của tòa án thì mới đươc coi là đã xóa án tích?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn nêu thì mẹ bạn có đi tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đã được ra tù 10 năm nay. Mặc dù bạn không nêu rõ là mẹ bạn bị Tòa án tuyên là bao nhiêu năm tù nhưng nếu mẹ bạn đã ra tù 10 năm này và không phạm tội mới từ khi ra tù đến nay thì mẹ bạn thuộc trường hợp đương nhiên xóa án tích theo quy định. Cụ thể:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 “Bộ luật hình sự 2015” thì người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của “Bộ luật hình sự 2015”, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
+ Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
+ Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
+ Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
+ Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.
Tuy nhiên, theo khoản 3 Công văn 276/TANDTC-PC năm 2016 hướng dẫn áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội của
“2. Người bị kết án đương nhiên được xoá án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các Điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xoá án tích sẽ hết vào thời Điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xoá án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều này.”
Luật sư tư vấn pháp luật về cách tính thời hạn xóa án tích:1900.6568
Như vậy, từ các quy định nêu trên thì thời hạn xóa án tích của Bộ luật hình sự 2015 sớm hơn “Bộ luật hình sự 2015” nên đây là điều khoản có lợi hơn cho người phạm tội. Do đó, mẹ bạn sẽ đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, mẹ bạn đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
– 01 năm nếu mẹ bạn bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
– 02 năm nếu mẹ bạn bị phạt tù đến 05 năm;
– Trong trường hợp mẹ bạn bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm thì trong thời hạn 3 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính mà mẹ bạn không phạm tội mới thì sẽ được xóa án tích;
– 05 năm trong trường hợp mẹ bạn bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Ở đây, bạn nêu mẹ bạn đã ra tù được hơn 10 năm. Từ ngày ra tù đến nay mẹ bạn khộng tái phạm, thực hiện đúng quy định pháp luật của địa phương và nhà nước. Đối chiếu với quy định trên thì mẹ bạn thuộc trường hợp đương nhiên xóa án tích. Và mẹ bạn phải thực hiện thủ tục xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm, hồ sơ gồm các giấy tời sau:
+ Đơn xin xóa án tích (theo mẫu)
+ Các tài liệu như giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp; giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khỏan bồi thường, án phí, tiền phạt ( nếu có )
+ Giấy xác nhận không phạm tội mới do công an cấp huyện nơi người bị kết án thường trú cấp.
+ Bản sao hộ khẩu và chứng minh nhân dân của mẹ bạn
Mẹ bạn có thể gửi: trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện đến Tòa án nơi xét xử để được xem xét, giải quyết.