Điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy mới nhất 2021. Các trường hợp phải cấp giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật phòng cháy chữa cháy khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Thời gian vừa qua các vụ cháy nổ trên phạm vi cả nước ngày càng xuất hiện càng nhiều và ngày càng gia tăng như năm 2017, 2018 gây thiệt hại rất cho xã hội về người và tài sản ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để lại hậu quả, tổn thất về tinh thần và vật chất cho nền kinh tế cũng như gia đình những người bị thiệt hại khi cháy nổ. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của mỗi cá nhân, pháp nhân đang sinh sống và hoạt động trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được nhà nước tuyên truyền, vận động, giáo dục huy động sức mạnh tổng hợp toàn dân nhằm chủ động phòng ngừa lấy phòng ngừa là chính để hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy nổ có thể xảy ra và khắc phục hậu quả, thiệt hại do cháy nổ gây ra.
Tư vấn điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy: 1900.6568
Hiện nay, các cá nhân, cơ quan tổ chức muốn hoạt động và kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy thì phải phải có giấy phép phòng cháy, chữa cháy mới đủ điều kiện kinh doanh vì nó là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định cụ thể theo quy định của Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001 sửa đổi bổ sung năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01/07/2014, do vậy nhiều cá nhân, doanh nghiệp còn lúng túng và không biết trình tự trong việc đăng ký ngành nghề này theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh và hồ sơ, thủ tục xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Hiện nay, pháp luật đã quy định rõ các danh mục cơ sở kinh doanh, cơ sở sản xuất phải có giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy khi giấy phép này sắp hết hạn và cần phải cấp mới hoặc đối với các trường hợp mới thành lập pháp nhân khi bắt đầu hoạt động phải đáp ứng các điều kiện như sau:
+ Các cửa hàng kinh doanh, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gia công, nhà ở, khách sạn các tòa nhà và văn phòng làm việc có chiều cao theo quy định phải cấp giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy cần phải có quy trình kỹ thuật đầy đủ để phù hợp với quá trình, sản xuất, kinh doanh và hệ thống điện trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các thiết bị sử dụng điện. chống sét, sinh nhiệt, sinh lửa, nguồn lửa phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về phòng chống cháy nổ.
+ Đối với các cửa hàng kinh doanh dầu mỏ, khí đốt, xăng dầu hay kho xăng dầu, nhà máy nhiệt điện, thủy điện hay các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy hiểm về cháy nổ thì cần có những quy định và nội quy, sơ đồ về việc phòng cháy và các lối thoát nạn phù hợp với tính chất địa hình và tình hình thực tế của cơ sở sản xuất kinh doanh như phải có nội quy, biến bảo, biển chỉ dẫn.
+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh có các phương án chữa cháy và thoát nạn khi xảy ra cháy nổ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật phòng cháy chữa cháy.
+ Có hệ thống đấu nối với các công trình giao thông, hệ thống cấp thoát nước, các trang thiết bị phục vụ cho thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
+ Ngoài ra, cần phải tổ chức nhân sự cá nhân trong cơ sở đã được huấn luyện các nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và có thể đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ khi có sự cố xảy ra.
Hồ sơ, trình tự thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy
+ Các cá nhân, cơ quan tổ chức khi làm thủ tục cấp giấy phép phòng cháy, chữa cháy thì nộp đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo mẫu.
+ Khi chuẩn bị hồ sơ thì các đơn vị phải nộp quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
+ Các cơ sở sản xuất phải lập phương án chữa cháy để khắc phục sự cố có thể xảy ra khi cháy nổ
+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải nộp bản sao y bản chính giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở thuộc danh mục cấp phải làm đề án và đối với các cơ sở chỉ cần văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở mà pháp luật chỉ quy định lập văn bản nghiệm thu.
+ Các đơn vị nộp bản thống kê chi tiết các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương tiện cứu người đã trang bị trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ các cơ quan, cá nhân, tổ chức thì nộp hồ sơ lên phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tại Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
Về thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật là khoảng 20-30 ngày làm việc.
Trên đây là điều kiện, trình tự, thủ tục và hồ sơ để cấp giấy chứng nhận về phòng cháy, chữa cháy giúp cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp muốn kinh doanh những ngành nghề có điều kiện hoặc là các danh mục, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy để có thể nắm được các quy định của pháp luật để chủ động khi thực hiện các thủ tục hành chính nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp phải xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi hiện nay có những trường hợp nào cần xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy trước khi đi vào hoạt động. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Thông tư 33/2010/TT-BCA quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong đó có đưa ra các nội dung về các ngành nghề kinh doanh bắt buộc phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra còn căn cứ vào các văn bản như Nghị định số 107/2009/NĐ-CP, Nghị định số 109/2009/NĐ-CP để xem xét những trường hợp nào phải làm xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy:
+ Nhà ở, khách sạn, văn phòng làm việc, nhà cho thuê văn phòng có chiều cao từ 7 tầng trở lên.
+ Cơ sở sản xuất, chế biến xăng dầu, khí đốt hoá lỏng và hoá chất dễ cháy, nổ, với mọi quy mô.
+ Cơ sở sản xuất, gia công, cung ứng, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
+ Kho xăng dầu có tổng dung tích 500 m3 trở lên, kho khí đốt hoá lỏng có tổng trọng lượng khí từ 600 kg trở lên.
+ Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.
+ Chợ kiên cố hoặc bán kiên cố có tổng diện tích kinh doanh từ 1200m2 trở lên hoặc có từ 300 hộ kinh doanh trở lên, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
+ Nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100.000 KW trở lên, nhà máy thuỷ điện có công suất từ 20.000 KW trở lên, trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên.
+ Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ.
2. Xử phạt hành vi không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, Luật sư cho tôi hỏi:
Thiết bị đóng ngắt bảo vệ như cầu dao chì sử dụng dây dẫn khác không phải là chì thì có bị xử phạt vi phạm về phòng cháy chữa cháy không? Sử dụng thiết bị tiêu thụ điện không qua phích cắm mà cắm trực tiếp thì có bị xử lý vi phạm không?
Luật sư tư vấn:
Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nếu không đảm bảo các quy định về phòng cháy, chữa cháy thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ Khoản 3 Điều 34 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt về phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, lắp đặt, quản lý, sử dụng điện:
“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không duy trì hoạt động thường xuyên của hệ thống chiếu sáng sự cố;
b) Thay đổi thiết kế hoặc thay đổi kết cấu, thông số chủ yếu của hệ thống điện, thiết bị điện mà không được người hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
c) Lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, cáp dẫn điện hoặc thiết bị đóng ngắt, bảo vệ hoặc thiết bị tiêu thụ điện không đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy;
d) Sử dụng thiết bị điện quá tải so với thiết kế;
đ) Sử dụng thiết bị điện ở những nơi đã có quy định cấm.”
Trong trường hợp của bạn, nếu bạn thay đổi dây dẫn điện của cầu dao mà không đảm bảo phòng chày chữa cháy thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Việc sử dụng thiết bị điện mà không có phích cắm và không đảm bảo phòng cháy chữa cháy thì sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 240 “Bộ luật hình sự 2015” quy định Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy:
“1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
3. Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Quý công ty, Chúng tôi là một đơn vị trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Hiện nay chúng tôi đang có hai dự án là nâng cấp Khoa y khoa và một toà nhà trong trường. Chúng tôi đang có nhu cầu xin giấy phép phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn ở đây là chúng tôi KHÔNG có Giấy chứng nhậ quyền sử dụng đất và bản Quy hoạch. Xin quý công ty giúp chúng tôi làm thủ tục lấy giấy phép phòng cháy chữa cháy như điều kiện nói trên. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Đầu tiên, để được cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, bạn phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở như sau:
* Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
– Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy,thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
– Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
– Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
– Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
– Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
– Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
– Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
– Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
* Các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
* Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Sau khi đáp ứng điều kiện trên, bạn sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau đây:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy
– Bản sao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy” và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.
– Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương tiện cứu người đã trang bị.
– Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy.
– Phương án chữa cháy.
Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp mà việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy còn yêu cầu một số giấy tờ sau:
– Đối với việc chấp thuận địa điểm xây dựng công trình gồm:
+ Văn bản của chủ đầu tư đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng, trong đó nêu rõ đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình dự kiến xây dựng.
+ Tài liệu hoặc bản vẽ thể hiện rõ địa điểm, các thông tin về địa hình của khu đất, về khí hậu, thuỷ văn, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các cơ sở, công trình xung quanh
– Đối với thiết kế công trình:
+ Văn bản đề nghị thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư; trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo;
+ Bản sao giấy phép đầu tư và chứng chỉ quy hoạch hay thoả thuận về địa điểm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
+ Các bản vẽ và bản thuyết minh thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tại Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Thời hạn giải quyết: 20-30 ngày làm việc.
– Lệ phí: Không có.
Trường hợp này, bạn đang có hai dự án là nâng cấp Khoa y khoa và một toà nhà trong trường và có nhu cầu xin giấy phép phòng cháy chữa cháy. Theo quy đinh trên, thì việc xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy không yêu cầu bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bản quy hoạch. Do đó, bạn có thể tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định trên.
4. Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà xưởng
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty em thành lập được 5 năm, nhưng đến tháng 1/2016 mới bắt đầu có văn phòng và nhân viên, điều đặc biệt là tháng 3/2016 công ty em có sử dụng xưởng trước văn phòng để hàn xì sắt thép. Bây giờ công ty em muốn đăng ký phòng cháy chữa cháy (PCCC) nhưng em không biết phải làm như thế nào? Công ty em chỉ có văn phòng, xưởng trước văn phòng và nhà ở của chủ, không có ao nước, số lượng công nhân chỉ có 10 người, em nên xin cấp bảng hiệu PCCC, bảng chỉ dẫn, bình chữa cháy hay là như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Điều kiện cơ sở đủ điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy
Vì bạn không nêu rõ ngành nghề kinh doanh cụ thể là ngành nghề gì, diện tích như thế nào và các điều kiện kinh doanh của ngành nghề bạn được kinh doanh nên bạn cần xác định công ty, cơ sở kinh doanh của bạn thuộc hạng mục công trình cơ sở nào để xác định điều kiện phòng cháy, chữa cháy đối với cơ sở theo Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn Luật phòng cháy chữa cháy như sau:
Điều 7. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
1. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
c) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
d) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
e) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
g) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
h) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
i) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
2. Các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Căn cứ vào quy định trên:
+ Nếu cơ sở, công ty của bạn thuộc danh mục công trình cơ sở tại Phụ Lục I Nghị định 79/2014/NĐ-CP mà không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ thì phải đảm bảo điều kiện an toàn về cháy nổ theo Khoản 1 Điều 7 trên phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở, phù hợp về phòng cháy, chữa cháy;
+ Nếu cơ sở, công ty bạn thuộc danh mục công trình cơ sở tại Phụ lục II Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì bạn phải đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy như điều kiện về nội quy, biển cấm, phương án chữa cháy,… theo quy định của điều luật trên;
+ Nếu cơ sở, công ty thuộc danh mục công trình cơ sở tại Phụ lục IV Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì ngoài điều kiện về phòng cháy chữa cháy tại cơ sở theo quy định trên thì bạn bắt buộc phải có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy.
– Hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy, chữa cháy
Sau khi đáp ứng điều kiện trên, công ty bạn sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm những giấy tờ để xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy
+ Bản sao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy” và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.
+ Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương tiện cứu người đã trang bị.
+ Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy.
+ Phương án chữa cháy.
– Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tại Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Chi phí thẩm định hồ sơ về phòng cháy chữa cháy
Tóm tắt câu hỏi:
tôi đang xây dựng 1 căn rộng 10m sâu 20m nhà 3 tầng 1 tum có chiều cao 14,6m.tầng 1 tôi kinh doanh điện tử,điện lạnh.tầng 2 tôi có 3 phòng kinh doanh karaoke,3 phòng kinh doanh nhà nghỉ.tầng 3 tối có 7 phòng kinh doanh nhà nghỉ.tầng 4 tôi có đặt 1 phòng thờ.khi tôi hỏi cán bộ PCCC để làm thủ tục giấy tờ để KD thì họ tư vấn. Làm nhà nghỉ từ 8 phòng trở thì phải làm hồ sơ thẩm định về PCCC và tính theo tổng giá trị căn nhà đang xây nhân cho 30%.ví dụ “tôi xây nhà hết 1 tỷ thì tiền thẩm định là 300 triệu đồng” vậy xin hỏi luật sư như vậy có đúng ko ạ.và xin luật sư tư vấn giúp?
Luật sư tư vấn:
Thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy là việc cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các giải pháp, nội dung thiết kế dự án với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được phép áp dụng tại Việt Nam.
Kết quả của thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy là Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế dự án, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hoán cải phương tiện giao thông cơ giới; văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của hạng mục công trình, thiết kế xây dựng mới hạng mục công trình của dự án thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định số
Theo đó, mức thu phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy đối với dự án xác định theo công thức sau:
Mức thu phí thẩm duyệt | = | Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt | x | Tỷ lệ tính phí |
Trong đó:
– Tổng mức đầu tư dự án được xác định theo quy định tại Nghị định số 32/2015/ NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) trừ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, chi phí sử dụng đất (tính toán trước thuế).
– Tỷ lệ tính phí được tính theo Bảng phân
Xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình:
Tổng giá trị căn nhà được xác định là tổng mức đầu tư xây dựng xác định trên cơ sở khối lượng, diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế cơ sở và suất vốn đầu tư tương ứng được công bố phù hợp với loại và cấp công trình, thời điểm lập tổng mức đầu tư, khu vực đầu tư xây dựng công trình và các chi phí khác phù hợp yêu cầu cụ thể của dự án. Theo Bảng tỷ lệ tính phí được xác định như sau:
Luật sư tư vấn chi phí thẩm định hồ sơ về phòng cháy chữa cháy:1900.6568
STT | Tổng mức đầu tư Tỷ lệ tính phí (%) | Đến 15 | 100 | 500 | 1000 | 5000 | Từ 10000 trở lên |
1 | Dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình giao thông | 0,00671 | 0,00363 | 0,00202 | 0,00135 | 0,00075 | 0,00050 |
2 | Dự án, công trình dầu khí, năng lượng, hóa chất | 0,01328 | 0,00718 | 0,00399 | 0,00266 | 0,00148 | 0,00099 |
3 | Dự án, công trình dân dụng, công nghiệp khác | 0,00967 | 0,00523 | 0,00291 | 0,00194 | 0,00108 | 0,00072 |
4 | Dự án, công trình khác | 0,00888 | 0,00480 | 0,00267 | 0,00178 | 0,00099 | 0,00066 |
3. Kết luận
Bạn cần kiểm tra chính xác tổng mức đầu tư mà bên bạn đầu tư cho công trình là bao nhiêu, so sánh với bảng tỷ lệ tính nêu trên để xác định chi phí thẩm định.