Khi thời gian tìm hiểu đủ dài, nam nữ muốn tiến tới quan hệ hôn nhân gia đình bằng việc đăng ký kết hôn. Kết quả của thủ tục đăng ký kết hôn là Giấy chứng nhận kết hôn. Kể từ thời điểm kết hôn giữa hai bên nam nữa phát sinh các quyền, nghĩa vụ của vợ và chồng.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện kết hôn:
Điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn dưới đây:
+) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Lưu ý: Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
* Điều kiện kết hôn với công an, quân nhân, quân đội
Đối với cán bộ, chiến sĩ hiện đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó sẽ xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có thể xác nhận trực tiếp vào tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng
Đầu tiên, bạn và gia đình phải thực hiện việc thẩm tra lý lịch trong phạm vi 3 đời. Cụ thể nếu thuộc một trong các trường hợp sau sẽ không được kết hôn với bộ đội:
– Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, ngụy quân, ngụy quyền
– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa
– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
2. Hồ sơ đăng ký kết hôn:
– Tờ khai đăng ký kết hôn (Mẫu tại Thông tư 15/2015/TT-BTP);
– CMND/CCCD/Hộ chiếu hai bên nam nữ;
– Hộ khẩu, sổ tạm trú hai bên nam nữ;
–
3. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn:
– Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi một trong hai bên cư trú (thường trú hoặc tạm trú)
– Trình tự giải quyết:
+) Hai bên nam nữ nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
+) Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ, giấy tờ nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của
+) Công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
– Thời hạn giải quyết: Tối đa không quá 05 ngày làm việc.
4. Không đăng ký kết hôn có bị phạt không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em tổ chức đám cưới từ ngày 15/4/2012. Nhưng vì điều kiện nên hai vợ chồng em chưa về quê để đăng ký kết hôn được. Em nghe nói là cưới nhau sau một thời gian mà chưa đăng ký kết hôn sẽ bị xử phạt. Vậy cho em hỏi thời gian khi cưới đến khi làm thủ tục đăng ký kết hôn bao lâu thì được. Và nếu bị xử phạt thì mức đóng phạt là bao nhiêu tiền? Mong luật sư chỉ giùm em các thủ tục đăng ký kết hôn? Em xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; Hành chính tư pháp; Hôn nhân và gia đình không quy định hành vi không đăng ký kết hôn là vi phạm hành chính.
Theo quy định của pháp luật không có quy định nào nói rằng cưới nhau trước khi đi đăng kí kết hôn là bị xử phạt hành chính. Bạn vẫn có thể đi đăng kí kết hôn bình thường sau khi cưới. Hai bạn sẽ được công nhận là vợ chồng hợp pháp kể từ thời điểm đăng kí kết hôn. Nếu bạn không đi đăng kí kết hôn thì hôn nhân của bạn không được pháp luật công nhận và do đó, nếu có phát sinh tranh chấp hoặc các vấn đề về hôn nhân gia đình, quyền lợi của bạn sẽ không được đảm bảo.
Việc vợ chồng bạn chung sống như vợ chồng, chỉ tổ chức đám cưới, không thực hiện việc đăng ký kết hôn là hành vi không chấp hành đúng nghĩa vụ tự giác đăng ký hộ tịch, ảnh hưởng đến trật tự quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình nhưng quyền kết hôn là quyền nhân thân của mỗi cá nhân, việc đăng ký kết hôn tại cơ quan hộ tịch có ý nghĩa là sự công nhận và bảo hộ của Nhà nước đối với quan hệ hôn nhân đó.
Do vậy, đối với những trường hợp chung sống như vợ chồng, không đăng ký kết hôn thì bản thân những người trong quan hệ đó phải chịu hệ quả là không được pháp luật công nhận là vợ chồng theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
5. Đã làm đám cưới có được đăng ký kết hôn với người khác không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi, em và vợ trước làm đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn và tụi em đã có con với nhau nhưng từ lúc đám cưới vào năm 2010 cho đến nay em không chung sống với vợ. Vậy xin luật sư cho em biết em có thể cưới vợ khác và đăng ký kết hôn được không? Nếu vợ trước không chịu thỏa thuận chấm dứt quan hệ thì em phải làm sao? Vợ trước có quyền quấy rối cuộc sống của em và vợ hiện tại hay không, nếu có thì pháp luật sẽ bênh vực vợ trước hay sau?
Luật sư tư vấn:
Trường hợp của bạn nêu không vi phạm
Chính vì mối quan hệ sống chung giữa hai bạn không được pháp luật công nhận là vợ chồng nên tài sản do ai tạo ra trong thời gian sống chung là tài sản riêng của người đó, hoàn toàn không được coi là tài sản chung.
Nếu cả hai cùng đóng góp để tạo ra tài sản thì đây chỉ được coi là tài sản thuộc sở hữu chung theo phần và một trong hai có quyền định đoạt tài sản thuộc phần quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, nếu trong thời gian chung sống mà hai người cùng đóng góp tạo lập tài sản thì mỗi người chỉ được chia tài sản tương ứng với phần quyền sở hữu của mình.
6. Có được tự ý kết hôn khi cha mẹ không đồng ý?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi vấn đề sau mong luật sư tư vấn trong trường hợp sau: Em và bạn gái em đã yêu nhau được 3 năm, chúng em đã đi làm và có công việc ổn định. Khi em đưa bạn gái về ra mắt gia đình để xin làm đám cưới thì ba mẹ em không đồng ý, cha mẹ bạn gái em cũng không đồng ý cho chúng em kết hôn. Em cùng bạn gái đã bỏ trốn và muốn kết hôn với nhau, như vậy có phải là sai trái hay phạm pháp không? Em rất mong được luật sư tư vấn sớm! Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 8
Nam nữ kết hôn với nhau phải thỏa mãn các điều kiện như sau:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:
+) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Căn cứ quy định pháp luật, trường hợp hai bạn thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì các bạn có thể tiến hành thủ tục kết hôn theo ý chí, nguyện vọng của hai bạn. Việc bố mẹ của hai bên cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là hành vi bạo lực gia đình được quy định tại Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình.
Tuy nhiên, hai bạn cần có sự giải thích với bố mẹ cả hai bên và cần có thời gian để bố mẹ các bạn xem xét, tránh để việc kết hôn của hai bạn lại gây căng thẳng trong gia đình, gây rạn nứt tình cảm với bố mẹ đẻ của mình. Ngoài ra, các bạn có thể nhờ vào sự can thiệp của Hội phụ nữ, tổ chức đoàn thể ở địa phương để họ có phân tích, thuyết phục bố mẹ các bạn cả về tình và về lý. Những việc trên giúp cho các bạn vừa có được hạnh phúc của mình, vừa có được sự ủng hộ và giúp đỡ của bố mẹ hai bên.
7. Các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Công ty Luật Dương Gia, tôi có một câu hỏi mong Luật sư tư vấn. Tôi và bạn gái tôi (24 tuổi) muốn đăng ký kết kết hôn nhưng không được hai gia đình đồng ý. Chúng tôi vẫn quyết định tự ý đi đăng ký kết hôn. Tuy nhiên khi chúng tôi đến ủy ban đăng ký thì bị cán bộ tư pháp tại đó từ chối đăng ký kết hôn. Cán bộ tư pháp trả lời lý do từ chối là do bố mẹ tôi đã làm đơn đề nghị không cho chúng tôi kết hôn. Tôi muốn hỏi như vậy có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Dựa trên nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, bình đẳng thì mỗi cá nhân được sinh ra đều được quyền tự do yêu nhau, tự do kết hôn, tuy nhiên việc kết hôn vẫn phải tuân thủ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Theo quy định tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP có quy định về các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn cụ thể như sau:
– Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn từ chối đăng ký kết hôn trong các trường hợp sau đây:
+ Một hoặc cả hai bên không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam;
+ Bên công dân nước ngoài không đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân;
+ Bên nam, bên nữ không cung cấp đủ hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định
– Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, cán bộ tư pháp chỉ có quyền từ chối đăng ký kết hôn trong các trường hợp trên. Nếu ngoài những trường hợp đó, thì việc từ chối đăng ký kết hôn là trái quy định của pháp luật. Bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bạn vừa đăng ký kết hôn để được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.