Hiện nay, loại hình doanh nghiệp chế xuất đang dần dần trở nên có bộ biến trong nền kinh tế nước ta. Dưới đây là quy định của pháp luật về điều kiện, thành phần hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại khoản 21 Điều 2 của Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, có đưa ra khái niệm cụ thể về doanh nghiệp chế xuất. Theo đó, doanh nghiệp chế xuất là khái niệm để chỉ các loại hình doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp và các khu kinh tế. Vì vậy nhìn chung, các doanh nghiệp chế xuất sẽ được hiểu là các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp này sẽ hoạt động trong các khu chế xuất hoặc các khu doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để thực hiện hoạt động xuất khẩu trong các khu công nghiệp và khu kinh tế.
Tuy nhiên, khi muốn thành lập doanh nghiệp chế xuất cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Khi các nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp chế xuất thì cần phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau đây:
– Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất sẽ phải được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, cần phải có cổng và cửa ra vào theo quy định của pháp luật;
– Cần phải đảm bảo điều kiện cho quá trình kiểm tra, giám sát và kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng khác có liên quan theo quy định của pháp luật áp dụng đối với khu phi thuế quan, được quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu.
2. Hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, có quy định về hồ sơ, trình tự và thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất. Cụ thể như sau:
– Trường hợp thành lập các doanh nghiệp chế xuất đồng thời với quá trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thì các nhà đầu tư cần phải nộp bản cam kết về khả năng đáp ứng đầy đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu, cùng với hồ sơ đề nghị xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đồng thời ghi nhận đầy đủ mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong quá trình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các chủ thể nộp hồ sơ;
– Trong trường hợp thành lập doanh nghiệp chế xuất không đồng thời với quá trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, các nhà đầu tư sẽ nộp một bộ hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt doanh nghiệp chế xuất, thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau: các tài liệu về dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bản cam kết về khả năng đáp ứng đầy đủ các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ thực hiện thủ tục cấp giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho các nhà đầu tư trong khoảng thời hạn 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật đối với các dự án đầu tư không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
– Trong trường hợp dự án đầu tư của các nhà đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, thì các nhà đầu tư sẽ cần phải nộp bản cam kết về khả năng đáp ứng đầy đủ các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu, cùng với hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho các nhà đầu tư trong khoảng thời hạn 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hoặc cơ quan có thẩm quyền sẽ ghi nhận đầy đủ mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi tiến hành hoạt động cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các chủ thể theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Các quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, có ghi nhận về các quy định được áp dụng đối với khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất. Cụ thể như sau:
– Trong khu công nghiệp có thể tồn tại các phân khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp chế xuất sẽ được phân cách với lãnh thổ bên ngoài bằng toàn bộ hệ thống tường rào vậy có cổng ra vào, có cửa ra vào, cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện cho quá trình kiểm tra, thanh tra, giám sát và kiểm soát nội bộ của các cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng khác có liên quan theo quy định của pháp luật;
– Doanh nghiệp chế xuất theo quy định của pháp luật cũng sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách ưu đãi thuế đối với khu Phi thuế quan được tính kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi nhận cụ thể tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất của các cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền. Sau khi hoàn thành đầy đủ thủ tục, hoàn thành quá trình xây dựng, doanh nghiệp chế xuất và phải được các cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu trước khi chính thức đưa doanh nghiệp chế xuất đó vào hoạt động trên thực tế. Trong trường hợp doanh nghiệp chế xuất không được xác nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp đó sẽ không được hưởng chính sách ưu đãi về thuế áp dụng đối với các khu vực phi thuế quan. Quá trình kiểm tra, xác nhận, hoàn thành điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của các doanh nghiệp chế xuất sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu;
– Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp chế xuất không cần phải thực hiện thủ tục khai báo hải quan khi mang ngoại hối từ nội địa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào doanh nghiệp này, và ngược lại;
– Doanh nghiệp chế xuất sẽ được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan, đồng thời cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
+ Việc bố trí các khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất cần phải đảm bảo việc ngăn cách với các khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh khác;
+ Hoạch toán riêng doanh thu, chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất và các hoạt động kinh doanh khác;
+ Không được sử dụng các loại tài sản, máy móc và trang thiết bị được hưởng ưu đãi về thuế áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Trong trường hợp sử dụng các loại tài sản, máy móc trang thiết bị được hưởng ưu đãi về thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp chế xuất để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh khác thì cần phải hoàn trả ưu đãi về thuế đã được miễn, giảm theo quy định của pháp luật về thuế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
– Nghị định 70/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.