Đối với người sử dụng lao động, kỷ luật lao động là công cụ hữu hiệu để quản lý lao động một cách khoa học và hiệu quả. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về điều kiện giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động:
Kỷ luật lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quan hệ lao động. Đối với người lao động, kỷ luật lao động được xem là cơ sở để người lao động biết rõ các quyền và nghĩa vụ của mình, các chế tài dữ liệu khi thực hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ đó. Tuân thủ kỷ luật lao động, người lao động có thể tự rèn luyện cho mình trở thành một công dân có ích trong xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp và là cơ sở để họ đấu tranh với những tiêu cực trong quan hệ lao động sản xuất. Mục tiêu của kỷ luật lao động là xây dựng và gin giữ trật tự doanh nghiệp, làm cho người lao động tuân thủ đầy đủ những khía cạnh mà doanh nghiệp đòi hỏi, từ đó các bên làm việc với nhau dựa trên tinh thần hợp tác, mục tiêu cao nhất của kỷ luật lao động đó chính là gin giữ kỉ luật. Trong một số trường hợp, người sử dụng lao động sẽ xem xét để giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động đối với người lao động.
Căn cứ theo quy định tại Điều 126 của
– Người lao động bị khiển trách sau khoảng thời gian 03 tháng, hoặc người lao động bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật kéo dài thời gian nâng lương sau khoảng thời gian sáu tháng, hoặc người lao động bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cách chức sau khoảng thời gian 03 năm được tính kể từ ngày bị xử lý kỷ luật, nếu người lao động đó không tiếp tục vi phạm kỷ luật thì đương nhiên sẽ được xóa kỷ luật;
– Người lao động bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời gian đó, nếu người lao động sửa chữa tiến bộ có hiệu quả, thì người sử dụng lao động có thể xem xét giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động cho người lao động.
Theo đó thì có thể nói, để có thể được giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động, người sử dụng lao động sẽ xem xét trên những điều kiện cơ bản sau:
– Người lao động bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương;
– Người lao động đã chấp hành được một nửa (1/2) thời hạn xử lý kỷ luật đó;
– Người sử dụng lao động nhận thấy người lao động có sửa chữa và tiến bộ trên thực tế.
2. Nguyên tắc, trình tự và thủ tục xử lý kỷ luật lao động:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về nguyên tắc và trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về nguyên tắc và trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động. Cụ thể như sau:
– Việc xử lý kỷ luật lao động sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật như sau:
+ Người sử dụng lao động cần phải chứng minh được lỗi của người lao động, người lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
+ Phải có sự tham gia của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
+ Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc nhỏ các tổ chức đại diện người lao động bào chữa theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người lao động được xác định là người chưa đủ 15 tuổi thì người lao động đó phải có sự tham gia của người đại diện theo quy định của pháp luật;
+ Việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động cần phải được lập thành biên bản.
– Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong cùng một hành vi vi phạm kỷ luật lao động;
– Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động sẽ chỉ được phép áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất của người lao động;
– Người sử dụng lao động không được sử lý kỷ luật lao động đối với người lao động khi người lao động đó đang trong những khoảng thời gian sau đây:
+ Người lao động đang nghỉ ốm đau, đang tiến hành hoạt động điều dưỡng, người lao động nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
+ Người lao động đang bị tạm giữ hoặc tạm giam theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
+ Đang trong quá trình chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền về việc điều tra xác minh, đưa ra kết luận đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật căn cứ theo quy định tại Điều 125 của Bộ luật lao động năm 2019;
+ Người lao động được xác định là lao động nữ đang mang thai, lao động nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản hoặc lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
– Người sử dụng lao động không được phép tiến hành hoạt động xử lý kỷ luật lao động đối với những người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động khi người lao động đó đang mắc các chứng bệnh về tâm thần hoặc các chứng bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của người lao động;
– Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể về trình tự và thủ tục xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.
Theo đó thì có thể nói, việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.
3. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 123 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. Cụ thể như sau:
– Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 06 tháng được tính kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm, trong trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính hoặc tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ và bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động người lao động trong trường hợp này sẽ được xác định là 12 tháng;
– Khi hết thời gian được quy định cụ thể tại Điều 122 của Bộ luật lao động năm 2019, nếu hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc còn thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, tuy nhiên thời hiệu đó không đủ 60 ngày thì sẽ được phép kéo dài thời hiệu để tiến hành hoạt động xử lý kỷ luật lao động người lao động, tuy nhiên không được vượt quá 60 ngày được tính kể từ ngày hết thời gian nêu trên;
– Người sử dụng lao động cần phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong thời hạn nêu trên.
Theo đó thì có thể nói, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hiện nay được xác định là 06 tháng được tính kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. Trong trường hợp hành vi vi phạm có liên quan trực tiếp đến tài chính và tài sản của doanh nghiệp, tiết lộ bí mật công nghệ hoặc tiết lộ bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động có thể kéo dài hơn và được xác định là 12 tháng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.