Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại được biết đến là hoạt động quan trọng cần phải đảm bảo những điều kiện theo đúng luật thì mới được thực hiện. Bởi những chất thải được xếp vào danh mục nguy hại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống hoặc sức khỏe của con người. Vậy điều kiện được thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại là gì?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện được thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại:
Hiện nay, tại khoản 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có nêu định nghĩa: Chất thải nguy hại là chất thải đưa ra môi trường sống nhưng chưa trải qua xử lý cps chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, có thể gây tác động lớn đến sức khỏe tính mạng của con người thông qua việc gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
Việc quản lý, xác định chất thải nguy hại thì cần thực hiện theo Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua những danh mục chất thải nguy hại. Tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã thể hiện các danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiếm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường. Theo đó, Thông tư quy định rõ chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát là chất thải rắn công nghiệp thông thường và mã chất thải được quy định tại Thông tư này. Việc liệt kê những danh mục này có vai trò quan trọng trong việc quản lý và xử lý chúng một cách an toàn. Hỗ trợ tích cực trong việc xác định chính xác các loại chất thải và cung cấp hướng dẫn về cách xử lý, tiến hành lưu trữ và loại bỏ chúng một cách an toàn để không chỉ có ý nghã bảo vệ môi trường sống mà chính là sức khỏe con người.
Điều kiện để cá nhân tổ chức trước khi thực hiện việc thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại thì phải đảm bảo yếu tố cơ bản sau:
1.1. Điều kiện phải có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
+ Ngoài ra, các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định thì mới được đưa vào hoạt động trên thực tế;
+ Trong quá trình sử dụng phương tiện, hệ thống thiết bị thu gom rác thì cần có sự đào tạo với nhân viên thực hiện hoạt động này đảm bảo tuân thủ đúng theo quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải nguy hại.
+ Đồng thờ, phải đặc biệt lưu tâm đến các phương án bảo vệ môi trường trong đó kèm theo các nội dung về: Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại.
+ Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động.
1.2. Điều kiện về thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại:
Bên cạnh việc đảm bảo có giấy phép thực hiện việc thu gom vận chuyển chất thải nguy hiểm nhưng còn phải có phương tiện vận chuyển là đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định. Căn cứ tại khoản 4 Điều 37 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại khi đang hoạt động phải được trang bị các thiết bị, dụng cụ, vật liệu như sau:
– Khi đưa các phương tiện này trong thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải thì phải có đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy;
– Lường trước được sự kiện rủi ro có thể xảy ra như rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng thì phải chuẩn bị cả vật liệu thấm hút (như cát khô hoặc mùn cưa) và dụng cụ cần thiết để sử dụng trong trường hợp cần thiết;
– Hộp sơ cứu vết thương cũng là một trong những thứ không thể thiếu ở trong phương tiện thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại; cùng với đó là phải có bình chứa dung dịch sođa gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axít trong trường hợp vận chuyển chất thải có tính axít;
– Ngoài ra, để có thể tiến hành liên lạc trong trường hợp khẩn thì những thiết bị thông tin liên lạc này phải trang bị;
– Có thêm cả những dấu hiệu cảnh báo lắp linh hoạt tùy theo loại chất thải nguy hại được vận chuyển ít nhất ở hai bên của phương tiện; có dòng chữ “VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI” với chiều cao chữ ít nhất 15 cm kèm theo tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ được đặt cố định ít nhất ở hai bên của phương tiện.
+ Vật liệu và mực của dấu hiệu, các dòng chữ nêu trên không bị mờ và phai màu.
+ Trong một số trường hợp có thể được sử dụng xe máy để vận chuyển thì phải cần lưu ý kích thước dấu hiệu cảnh báo được lựa chọn cho phù hợp với thực tế.
– Trang bị thêm các bảng hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn phương tiện vận chuyển và xếp dỡ hay nạp xả chất thải nguy hại, quy trình ứng phó sự cố (kèm theo danh sách điện thoại của các cơ quan quản lý môi trường, công an, cấp cứu, cứu hỏa của địa phương trên địa bàn hoạt động), đặt ở cabin hoặc khu vực điều khiển theo quy định của pháp luật, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ.
2. Hành vi vận chuyển chất thải nguy hại trái phép sẽ bị xử phạt như thế nào?
Như đã biết, giấy phép xử lý chất thải là điều kiện quan trọng cá nhân phải đảm bảo thì mới được thực hiện việc vận chuyển chất thải nguy hại. Chính vì vậy, cá nhân tổ chức tự ý thực hiện vận chuyển chất thải nguy hại nhưng không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Căn cứ vào khoản 7 Điều 22
– Mức phạt tiền sẽ bị áp dụng từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển chất thải nguy hại khi không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trừ các trường hợp: Tiến hành vận chuyển chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sinh hoạt hoặc cơ sở kinh doanh, dịch vụ (không bao gồm sản xuất) quy mô hộ gia đình, cá nhân được quản lý, xử lý theo quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; Tiến hành việc vận chuyển chất thải nguy hại thuộc Kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển chất thải nguy hại do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; vận chuyển chất thải nguy hại từ các công trình dầu khí ngoài biển vào đất liền;
– Khi tiến hành việc chôn, lấp, đổ, thải chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường thì sẽ bị xử phạt như sau:
+ Nếu số lượng chất thải nguy hại bị hôn, lấp, đổ, thải thì vị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải nếu dưới 100 kg;
+ Mức phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 100 kg đến dưới 250 kg chất thải nguy hại;
+ Xét đến trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 250 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại thì mức phạt tiền được áp dụng là từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng;
+ Mức phạt cao nhất được áp dụng khi xử lý chất thải trái phép là từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất số 21/VBHN-VPQH 2022 Luật Bảo vệ môi trường;
–
– Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
THAM KHẢO THÊM: