Điều kiện được hưởng chế độ hỗ trợ học nghề mới nhất năm 2021. Điều kiện, các đối tượng được hưởng hỗ trợ học nghề theo quy định hiện hành của Luật việc làm mới nhất năm 2021.
Việc chọn nghề phù hợp, cũng như việc lựa chọn những nghề đang cần nhân lực sẽ làm giảm sức ép xã hội đối với Nhà nước về việc làm, về cải thiện đời sống. Có việc làm ổn định, có nghề phù hợp, nhân cách con người sẽ từng bước được phát triển và hoàn thiện thông qua hoạt động lao động nghề nghiệp. Do đó, hỗ trợ học nghề là một chế độ quan trọng của Nhà nước giúp cho người thất nghiệp có trình độ trong một lĩnh vực cụ thể từ đó tìm được cơ hội việc làm mới. Dưới đây sẽ là phân tích để người lao động được hưởng chế độ học nghề.
Tư vấn điều kiện hưởng, các đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ học nghề trực tuyến: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Điều kiện hưởng chế độ hỗ trợ học nghề
Trong điều khoản về đối tượng áp dụng nhận hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp của Quyết định 77/2014/QĐ-TTg có quy định người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và có đủ điều kiện được hỗ trợ học nghề theo quy định tại Điều 55 Luật việc làm 2013:
“Điều 55. Điều kiện được hỗ trợ học nghề
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 49 của Luật này;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.”
Từ quy định trên, người lao động cần phải đáp ứng tất cả những điều kiện sau thì sẽ được hỗ trợ học nghề:
+ Là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc dưới một trong những hình thức sau:
Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
+ Trong vòng thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật, người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được từ đủ 09 tháng trở lên.
+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
+ Người thất nghiệp đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm đúng thời hạn quy định (trong vòng 3 tháng kể từ ngày thất nghiệp).
+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
Chết.
Tiếp theo, khi đã đủ điều kiện để được Nhà nước hỗ trợ học nghề thì người lao động cần chuẩn bị hồ sơ và tiến hành nộp theo trình tự, thủ tục như dưới đây thì sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ học nghề. Về hồ sơ, trình tự, thủ tục này được quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định 28/2015/NĐ-CP và Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH.
2. Hồ sơ hưởng chế độ hỗ trợ học nghề
+ Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Chuẩn bị đơn đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu (mẫu số 18 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH) và nộp tại Trung tâm dịch vụ việc làm đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Đối với người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
Đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định (mẫu mẫu số 18 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH);
Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
Sổ bảo hiểm xã hội.
Và nộp hồ sơ tại Trung tâm dịch vụ việc làm nơi cư trú (nơi người lao động thường trú hoặc đăng ký tạm trú).
3. Trình tự, thủ tục hưởng chế độ hỗ trợ học nghề
Để được hỗ trợ học nghề, người lao động đang thất nghiệp cần nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề như trên cho trung tâm dịch vụ việc làm. Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ tiếp nhận hồ sơ và trả giấy hẹn kết quả cho người lao động (thời hạn hẹn không quá 15 ngày). Trung tâm sẽ xem xét hồ sơ và trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định, nếu không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho người lao động.
Sau thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề thì được coi là không có nhu cầu hỗ trợ học nghề trừ trường hợp: ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề của người lao động.
Như vậy, nếu người lao động đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ học nghề và thực hiện theo đúng quy trình hỗ trợ học nghề thì được hỗ trợ học nghề theo quy định pháp luật.
4. Mức lương của người lao động đã qua học nghề
Khoản 2 Điều 5 Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, quy định:
Người lao động đã qua học nghề, bao gồm:
a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại
c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;
d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;
đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;
e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;
g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;
h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.
Do đó, người lao động đã qua học nghề thuộc các đối tượng được quy định ở trên.
Việc Áp dụng mức lương tối thiểu vùng được thực hiện theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 122/2015/NĐ-CP như sau:
Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề quy định tại Khoản 2 Điều này.
Như vậy, đối với người lao động đã qua học nghề bao gồm những đối tượng viện dẫn ở trên, trong điều kiện lao động bình thưởng, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thương trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận, mức lương cao hơn ít nhất bằng 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng được quy định cụ thể trong Nghị định 122/2015/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp.
5. Chế độ hỗ trợ học nghề theo pháp luật hiện hành
Các chế độ hưởng trong bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Việc làm 2013 bao gồm Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ Học nghề; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Trong đó chế độ hỗ trợ học nghề là hình thức hỗ trợ tạo điều kiện để người lao động có khả năng tiếp cận công việc mới một cách ổn định. Những quy định của pháp luật ghi nhận chế độ hỗ trợ học nghề có tính tích cực trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt về việc làm, tạo cơ hội cho người lao động được đào tạo để tìm kiếm công việc tốt hơn.
Căn cứ pháp lý Chế độ hỗ trợ học nghề:
Điều 54, Điều 55, Điều 56 Luật Việc làm 2013
Điều 24, Điều 25 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
Quyết định số 55/2013/ QĐ-Ttg quy định mức hỗ trợ học nghề
Căn cứ theo các qui định trên, chế độ hỗ trợ học nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các nội dung sau:
Về điều kiện hưởng:
Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện:
Đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 49 Luật Việc làm như trong chế độ trợ cấp thất nghiệp, bao gồm:
+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
+ Đã nộp hồ sơ
+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN
Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Về thời gian, mức hỗ trợ học nghề,
Thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học thực tế nhưng không quá 06 tháng.
Mức hỗ trợ học nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể: theo Quyết định số 55/2013/ QĐ-Ttg có 2 mức hỗ trợ:
+ Nếu học nghề đến 3 tháng: mức hỗ trợ tối đa là 3triệu đồng/người/khóa.
+ Nếu học nghề từ 3 tháng trở lên: mức hỗ trợ tối đa là 600 000 đồng/người/tháng. Thời gian được hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào tạo nghề của từng nghề và nhu cầu của từng người lao động, nhưng không quá 06 tháng.
Luật sư
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề,
– Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
– Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp:
+ Đề nghị hỗ trợ học nghề;
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định;
+ Sổ bảo hiểm xã hội.