Điều kiện dự thi? Thuật ngữ tiếng Anh? Văn bằng, chứng chỉ do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp? Những người không được làm kế toán? Nội dung, thể thức thi?
Kế toán và kiểm toán là các công việc đặc thù, có tính chất chuyên môn. Các kế toán viên giúp đảm bảo công việc quản lý, giải quyết hồ sơ, giấy tờ trong doanh nghiệp. Đặc biệt là phải tuân thủ quy định pháp luật hiện hành, kiểm soát, kiểm tra của kiểm toán. Để được thực hiện công việc, cá nhân phải được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán. Mỗi nghề nghiệp lại có bản chất thực hiện công việc khác nhau. Tuy nhiên về điều kiện dự thi chứng chỉ hành nghề đang được yêu cầu, quy định là như nhau.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 91/2017/TT-BTC Quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện dự thi:
- 2 2. Thuật ngữ tiếng Anh:
- 3 3. Văn bằng, chứng chỉ do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp:
- 4 4. Những người không được làm kế toán:
- 5 5. Nội dung, thể thức thi:
-
- 5.0.1 Người dự thi lấy Chứng chỉ kế toán viên phải thi 4 môn thi sau:
- 5.0.2 Người dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên phải thi 7 môn thi sau:
- 5.0.3 Người có Chứng chỉ kế toán viên dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên phải thi 3 môn thi sau:
- 5.0.4 Người dự thi sát hạch lấy Chứng chỉ kiểm toán viên phải thi 5 phần thi sau:
-
1. Điều kiện dự thi:
Các điều kiện dự thi kế toán, kiểm toán viên được quy định cụ thể trong Điều 4 của Nghị định. Điều 4: Điều kiện dự thi.
Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Các điều kiện về phẩm chất:
+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, để phản ánh đúng giá trị năng lực, phẩm chất của người kế toán, kiểm toán viên. Đạo đức là yêu cầu quan trọng cần có của các nghề nghiệp đặc thù. Trong khi kế toán, kiểm toán viên phải được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định.
+ Trung thực, liêm khiết trong các công việc thuộc trách nhiệm, quyền hạn. Xây dựng môi trường tập thể, làm việc và phối hợp hiệu quả với tổ chức. Từ đó đảm bảo tinh thần, năng lực và chất lượng thực hiện công việc.
+ Có ý thức chấp hành pháp luật. Bởi công việc của họ phải được thực hiện trong doanh nghiệp, tổ chức. Pháp luật quản lý chặt chẽ người hành nghề kế toán, kiểm toán. Cũng như quản lý hiệu quả, chất lượng làm việc trong tổ chức.
– Các điều kiện về năng lực, trình độ chuyên môn và chuyên ngành đào tạo:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán;
Đây là các chuyên ngành đào tạo chuyên môn trực tiếp cho người hành nghề. Tại các cơ sở đào tạo này, đảm bảo chất lượng đầu ra của người kế toán, kiểm toán viên.
+ Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học;
Các thời gian, nội dung học tập phải đảm bảo nền tảng kiến thức cơ bản đáp ứng nhu cầu công việc. Do đó trong quá trình học tập tại cơ sở giáo dục, họ phải được tiếp xúc với các môn học chuyên ngành.
+ Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này;
Tất cả các trường hợp đủ điều kiện này đều phải được đào tạo, có năng lực đào tạo chuyên môn theo quy định. Để đảm bảo về năng lực, kiến thức cơ bản tham gia công việc thực tế.
– Điều kiện về Kinh nghiệm thực tế:
+ Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng. Được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi.
Thời gian làm việc thực tế này kéo dài khoảng 03 năm. Cho thấy các yêu cầu cao đối với chất lượng, hiệu quả của công tác kế toán, kiểm toán trong tổ chức.
+ Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm:
+) Thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán,
+) Thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị,
+) Thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước;
Thời gian công tác thực tế của kiểm toán để đảm bảo chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động kế toán đã thực hiện. Do đó họ cần chuyên môn, năng lực và tiêu chuẩn nghiệp vụ cao hơn.
– Không thuộc trường hợp pháp luật quy định không được làm nghề:
Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật kế toán về những người không được làm kế toán.
Đây có thể là các đối tượng cấm hành nghề kế toán. Hoặc các nhóm đối tượng không đủ điều kiện tham gia điều kiện nghề nghiệp đặc thù như nghề kế toán, kiểm toán. Các đối tượng này không đủ điều kiện xét về phẩm chất đạo đức, hoặc năng lực, trình độ chuyên môn. Hoặc các nhóm đối tượng không đủ điều kiện thực hiện công việc do bị hạn chế một số quyền theo quy định pháp luật.
– Các điều kiện khi tham dự kỳ thi:
Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định; Đây là nghĩa vụ bắt buộc của người dự thi. Họ phải chấp hành, tuân thủ các trình tự, thủ tục cũng như chi phí dự thi để được có điều kiện tham gia kỳ thi. Cũng thông qua cuộc thi tuyển chọn này để tìm ra đối tượng đủ điều kiện, phẩm chất, năng lực hành nghề kế toán, kiểm toán.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Điều kiện dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán và kiểm toán viên tiếng Anh là Conditions for taking the exam for accounting and auditing practice certificates.
3. Văn bằng, chứng chỉ do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp:
Đây là một điều kiện xác định trong năng lực chuyên môn, trình độ được công nhận của người dự thi. Các văn bằng, chứng chỉ này đảm bảo điều kiện cho người tốt nghiệp đại học thuộc các chuyên ngành khác không liên quan đến kế toán, kiểm toán. Theo đó, các quy định trong văn bằng, chứng chỉ được quy định như sau:
Điều 9. Văn bằng, chứng chỉ do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp
Văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp được công nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này nếu thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
– Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp văn bằng, chứng chỉ phải là thành viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) đã thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hoạt động tại Việt Nam.
– Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán đã ký thoả thuận hợp tác về chương trình thi phối hợp cấp chứng chỉ kiểm toán viên chuyên nghiệp với Bộ Tài chính Việt Nam.
– Chương trình, nội dung các khoá học được cấp văn bằng, chứng chỉ phải có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 500 đến 600 tiết học.
– Nội dung học, thi và cấp văn bằng, chứng chỉ cho học viên khi hoàn thành các khoá học phải được thực hiện thống nhất ở tất cả các quốc gia nơi Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hoạt động.
Như vậy,
Các quy định này cho thấy tiêu chuẩn cao hơn đối với những người không được đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán ở cơ sở giáo dục đại học. Họ không được nghiên cứu chuyên môn theo lộ trình, nền tảng kiến thức cơ bản. Do đó cần đáp ứng nhiều tiêu chí khác nhau nếu muốn đủ điều kiện năng lực tham gia kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán.
4. Những người không được làm kế toán:
Những người không được làm kế toán được liệt kê trong quy định tại Điều 52 Luật kế toán năm 2015.
Điều 52. Những người không được làm kế toán. Theo đó bao gồm các nhóm đối tượng sau:
– Nhóm đối tượng không đủ điều kiện hành nghề:
+ Người chưa thành niên. Đây là đối tượng chưa đủ điều kiện độ tuổi theo quy định. Tùy độ tuổi mà nhóm đối tượng này chỉ được tham gia một số công việc nhẹ theo quy định pháp luật.
+ Người bị
+ Người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Những đối tượng này không đủ tỉnh táo nhận thức thực hiện công việc. Cũng như cần rèn luyện phẩm chất, đạo đức,…
– Người đang vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Người bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; Do các vi phạm của họ khi hành nghề trước đó.
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
5. Nội dung, thể thức thi:
Người dự thi lấy Chứng chỉ kế toán viên phải thi 4 môn thi sau:
– Pháp luật về kinh tế và
– Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
– Thuế và quản lý thuế nâng cao;
– Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
Người dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên phải thi 7 môn thi sau:
– Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
– Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
– Thuế và quản lý thuế nâng cao;
– Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;
– Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
– Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
– Ngoại ngữ trình độ C của 1 trong 5 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
Người có Chứng chỉ kế toán viên dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên phải thi 3 môn thi sau:
– Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
– Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
– Ngoại ngữ trình độ C của 1 trong 5 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
Người dự thi sát hạch lấy Chứng chỉ kiểm toán viên phải thi 5 phần thi sau:
– Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
– Tài chính và quản lý tài chính;
– Thuế và quản lý thuế;
– Kế toán tài chính, kế toán quản trị;
– Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm.