Điều kiện đối với cơ sở sản xuất nước đóng bình. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều kiện đối với cơ sở sản xuất nước đóng bình. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mấy năm trở lại đây, thị trường nước uống đóng bình của Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng. Tuy nhiên tồn tại những vấn đề về chất lượng khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng. Các cơ sở sản xuất nước đóng bình chỉ được phép hoạt động nếu đáp ứng đủ các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất và được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Dưới đây là một số điều kiện cơ bản để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất nước đóng bình.
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 16/2012/TT-BYT, cơ sở sản xuất nước đóng bình cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
– Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai: Tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại các điều 1, 2, 3 và 4 Thông tư số 15/2012/TT-BYT quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Các khu vực súc rửa bình, khu vực sản xuất (lọc, khử trùng, chiết rót, đóng chai, dán nhãn, in hạn trên bao bì sản phẩm), khu vực bảo quản nước đóng bình phải được thiết kế và xây dựng theo nguyên tắc một chiều phù hợp với trình tự các công đoạn của dây chuyền sản xuất, bảo đảm tách biệt, tránh ô nhiễm chéo giữa các công đoạn hoặc khu vực khác.
– Cơ sở sản xuất phải được xây dựng kiên cố, bề mặt tường và trần phải phẳng, sáng màu, dễ làm sạch; phần tường không thấm nước (bằng gạch men, kính, mê ca…) phải cao ít nhất là 2 mét; sàn nhà phẳng, thoát nước tốt, dễ vệ sinh.
– Khu vực chiết rót nước phải kín, tách biệt với các khu vực khác và được trang bị hệ thống diệt khuẩn không khí; có chế độ kiểm soát các thiết bị thường xuyên để đảm bảo luôn hoạt động tốt.
– Nhà xưởng, trang thiết bị và dụng cụ dùng trong quá trình sản xuất phải được làm vệ sinh thường xuyên; phải tổng vệ sinh cơ sở ít nhất 1 lần/Quý.
– Có hệ thống dây chuyền sản xuất khép kín; trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp phải được làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm, phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất, dễ làm sạch, khử trùng, bảo dưỡng.
– Tiệt trùng, khử trùng sản phẩm nước đóng bình, khử trùng bao bì chứa đựng sản phẩm nước đóng bình bằng thiết bị chuyên dụng sử dụng công nghệ tia cực tím và các công nghệ tiệt trùng, khử trùng khác không được làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn sản phẩm.
– Tất cả các loại bình sử dụng lần đầu hay sử dụng lại đều phải được làm sạch, diệt khuẩn, xúc rửa kỹ trước công đoạn rót trừ trường hợp bình sử dụng lần đầu được sản xuất theo công nghệ khép kín có diệt khuẩn. Các loại bình sau khi xúc rửa sạch phải được úp ngược xuống để tránh bụi bẩn, vật lạ rơi vào trong, trừ trường hợp bình được rửa bằng máy tự động; trước khi chiết rót phải tráng lại bằng chính nguồn nước đóng chai.
– Tiệt trùng, khử trùng sản phẩm nước uống đóng bình, khử trùng bao bì bằng thiết bị chuyên dụng sử dụng công nghệ tạo tia cực tím, công nghệ khí ozone và các công nghệ khác không làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn sản phẩm.
– Nguồn nước sử dụng trong sản xuất nước uống đóng bình phải bảo đảm phòng tránh bất kỳ sự ô nhiễm nào hoặc yếu tố ngoại lai ảnh hưởng đến chất lượng vi sinh, lý, hoá của nước sạch và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về nước sạch số 02:2009/BYT.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai phải có bộ phận kiểm soát vệ sinh bình, chất lượng nước; có đủ hồ sơ lưu trữ kết quả xét nghiệm từ khai thác nước nguồn cho đến thành phẩm theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước ăn uống số 01:2009/BYT.
Khi đáp ứng các điều kiện cơ bản trên, cơ sở muốn xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định và nộp tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm/Cục an toàn thực phẩm trên địa bàn. Sau khi thẩm xét hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận sẽ cử đoàn thẩm định xuống thẩm định tại cơ sở.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
– Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
– Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại