Điều kiện để vợ liệt sĩ tái giá được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Điều kiện, đối tượng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của Liệt sĩ.
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện để vợ liệt sĩ tái giá được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:
- 2 2. Trợ cấp tuất cho thân nhân cán bộ lão thành cách mạng, thương binh bệnh binh:
- 3 3. Trường hợp được nhận trợ cấp tuất khi đang thờ cũng Liệt sĩ:
- 4 4. Trợ cấp tuất cho thân nhân người có công với cách mạng:
- 5 5. Vợ Liệt sĩ tái giá có được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không?
- 6 6. Đối tượng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:
1. Điều kiện để vợ liệt sĩ tái giá được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư về việc vợ liệt sỹ tái giá, trước khi lấy chồng bố mẹ đã mất, không có con riêng. Vây có được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không vậy và thủ tục hồ sơ như thế nào thưa luật sư xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 20 Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng:
– Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng một lần mức chuẩn.
– Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác nhưng nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định.
Như vậy, theo quy định thì đối tượng là vợ hoặc chồng liệt sỹ tái giá nhưng phải nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng thángthì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng một mức chuẩn.
Hồ sơ và thủ tục giải quyết được hướng dẫn bởi Điều 8, Điều 9
Điều 8. Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác
1. Đơn đề nghị hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
2. Văn bản của gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ khẳng định đã nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
3. Bản sao hồ sơ liệt sĩ.
4. Quyết định trợ cấp tiền tuất hàng tháng (Mẫu LS6).
Điều 9. Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác
1. Cá nhân có trách nhiệm gửi các giấy tờ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cư trú.
Trường hợp hồ sơ gốc của liệt sĩ do địa phương khác quản lý thì cá nhân có trách nhiệm làm đơn đề nghị sao hồ sơ liệt sĩ kèm giấy tờ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc có trách nhiệm sao hồ sơ kèm các giấy tờ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này và gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cá nhân cư trú.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cá nhân cư trú trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm ra quyết định trợ cấp.
2. Trợ cấp tuất cho thân nhân cán bộ lão thành cách mạng, thương binh bệnh binh:
1. Trình tự thực hiện
– Người hưởng tuất đến Ủy ban nhân dân cấp xã để nộp hồ sơ nơi có hộ khẩu thường trú.
Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và chuyển toàn bộ hồ sơ đến Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện kiểm tra và chuyển các giấy tờ trên về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
– Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp:
– Sở Lao động, Thương binh và Xã hội kiểm tra quyết định trợ cấp và chuyển về Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện, huyện chuyển trợ cấp về xã đối tượng trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã để nhận trợ cấp.
2. Hồ sơ
– Bản khai của đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng lập bản khai (Mẫu LT2)
– Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (Mẫu LT3) kèm bản sao các giấy tờ làm căn cứ xác nhận.
– Quyết định trợ cấp, phụ cấp hàng tháng (Mẫu LT4) hoặc quyết định trợ cấp một lần (Mẫu LT5).
Các mẫu ban hành kèm theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ LĐTBXH, hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
3. Số lượng hồ sơ: 1 bộ
4. Lệ phí: không
5. Thời hạn giải quyết: không quy định
3. Trường hợp được nhận trợ cấp tuất khi đang thờ cũng Liệt sĩ:
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại bố mẹ tôi đang thờ cúng bà nội Nguyễn Thị Bảo là Liệt sĩ, có bằng “Tổ quốc ghi công”. Hiện con cái của bà đều đã qua đời, nên bố mẹ là cháu nhận thờ cúng. Vậy ba mẹ tôi có được nhận tiền tuất liệt sĩ một lần không? (từ trước đến nay chưa được nhận tiền tuất liệt sĩ lần nào)?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Nghị định 31/2013/NĐ -CP hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì:
Thân nhân người có công là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi). Thân nhân liệt sĩ còn là người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
Vậy trong trường hợp này bà nội của bạn là liệt sĩ khi cha mẹ đẻ, chồng và con của bà (con đẻ, con nuôi) đều đã mất, thì bà không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất. Thay vào đó, người thờ cúng liệt sĩ sẽ được hưởng trợ cấp thờ cúng theo quy định tại Điều 21
Vậy trong trường hợp này phải xác định ba mẹ bạn là người nhận thờ cúng nhưng có thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp tuất mà chưa nhận được trợ cấp thờ cúng hay không, theo đó nếu thuộc trường hợp đủ điều kiện hưởng ba mẹ bạn tiến hành làm hồ sơ hưởng trợ cấp, lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Biên bản ủy quyền.
– Hồ sơ liệt sĩ.
– Quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.
Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách kèm giấy tờ quy định gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc của liệt sĩ đang quản lý, ra quyết định trợ cấp thờ cúng.
Trường hợp hồ sơ gốc của liệt sĩ do địa phương khác quản lý thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị di chuyển hồ sơ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ. Trường hợp người thờ cúng liệt sĩ chết hoặc không tiếp tục thờ cúng liệt sĩ thì cá nhân khác được gia đình, họ tộc của liệt sĩ ủy quyền thờ cúng liệt sĩ thực hiện thủ tục như trên.
4. Trợ cấp tuất cho thân nhân người có công với cách mạng:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư: Cha tôi sinh năm 1952 là bệnh binh 3/4, là đối tượng nhiễm chất độc hóa học. Ông mất năm 2011. Mẹ tôi sinh năm 1958. Chị gái tôi sinh năm 1986 thuộc đối tượng nhiểm chất độc hóa học. Vậy tôi xin hỏi về chế độ tử tuất và cũng như các chế độ khác mà mẹ và chị gái tôi có thể được hưởng. Tôi xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Tại điểm b khoản 5 Điều 26 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định:
b) Bệnh binh thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp hàng tháng đối với bệnh binh và trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60%;
Trong đó tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 26
b) Vô sinh;
c) Sinh con dị dạng, dị tật.
Theo bạn trình bày, chị bạn sinh năm 1986 và thuộc đối tượng nhiễm chất độc màu da cam (bị dị dạng, dị tật). Do đó bố bạn được nhận trợ cấp hàng tháng đối với bệnh binh và trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiếm bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60%.
Về chế đội đối với bệnh binh, tại khoản 3, khoản 4 Điều 25
Theo bạn trình bày bố bạn là bệnh binh hạng 3/4 (bị suy giảm khả năng lao động từ 41 đến 60%). Do đó theo quy định trên khi bố bạn mất, người tổ chức mai táng được hưởng mai táng phí và một khoản trợ cấp bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi. Trường hợp này mẹ bạn vá chị gái bạn không được trợ cấp tiền tuất hàng tháng vì mức độ suy giảm khả năng lao động của bố bạn thấp hơn 61%.
Về chế độ đối với người nhiễm chất độc hóa học, căn cứ theo điểm đ khoản 3 và khoản 4 Điều 26 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2012.
Vì bố bạn hưởng trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiếm bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% nên khi bố bạn mất người tổ chức được hưởng mai táng phí và một khoản trợ cấp một lần bằng ba tháng phụ cấp, trợ cấp ưu đãi.
Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định:
Trường hợp người có công với cách mạng thuộc hai đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất của một đối tượng.
Do đó mặc dù bố bạn được hưởng trợ cấp đối với bệnh binh và người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nhưng khi bố bạn mất, gia đình bạn được hưởng tiền mai táng phí và một khoản trợ cấp một lần bằng ba tháng phụ cấp, trợ cấp của một đối tượng.
5. Vợ Liệt sĩ tái giá có được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi về việc trợ cấp tuất hàng tháng của vợ liệt sỹ tái gái. Mẹ em lúc đi lấy chồng bố mẹ liệt sỹ đã mất và không có con riêng. Vậy, trường hợp như mẹ em có được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điểm d khoản 6 Điều 20
“Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác nhưng nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định”.
Căn cứ vào quy định này thì vợ liệt sĩ lấy chồng nhưng nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định.
Trong trường hợp này, căn cứ vào Điều 20 Nghị định 31/2013/NĐ-CP thì vợ hoặc chồng liệt sỹ lấy chồng hoặc lấy vợ khác thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng một lần mức chuẩn. Trường hợp bạn, mẹ bạn đã tái giá thì sẽ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng một lần mức chuẩn. Để được hưởng trợ cấp hàng tháng trong trường hợp này, mẹ bạn cần chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác quy định tại Điều 8, 9 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH bao gồm:
1. Đơn đề nghị hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
2. Văn bản của gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ khẳng định đã nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
3. Bản sao hồ sơ liệt sĩ.
4. Quyết định trợ cấp tiền tuất hàng tháng.
Hồ sơ trên đây được gửi đến Sở Lao động, thương binh và xã hội nơi bạn cư trú.
6. Đối tượng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào văn phòng luật sư. Gia đình tôi muốn nhờ văn phòng tư vấn hộ một việc như sau. Gia đình tôi có một người em làm việc tại bệnh viện phụ sản Hải Dương trên đường đi làm về em đã bị tai nạn và qua đời. Em đã tham gia đóng BHXH từ tháng 01/2012 đến nay được 5 năm 7 tháng với hệ số 2.26. Hiện em có con nhỏ sinh tháng 1/2015. Vậy xin luật sư tư vấn giúp gia đình nên nhận trợ cấp một lần cho cháu nhỏ hay trợ cấp hàng tháng. Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 67
Theo như bạn trình bày, người này tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 05 năm 07 tháng; bị tai nạn trên đường đi làm về. Nếu được xác định là tai nạn lao động thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.
Con của người này sinh tháng 01/2015, tính đến nay được 02 tuổi. Như vậy, nếu người em của bạn chết và được xác định là chết do tai nạn lao động thì người con sẽ được hưởng chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng. Nếu người em của bạn chết mà không thuộc một trong các trường hợp trên thì thân nhân sẽ được hưởng chế độ trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Khoản 1 Điều 69
Mức trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.