Với nhiều lợi thế, hợp đồng điện tử đã sớm trở thành một phương tiện áp dụng pháp luật rộng rãi tại Việt Nam trong thời kỳ số hóa và cách mạng công nghiệp 4.0. Vậy thì, điều kiện để tuyên bố hợp đồng điện tử vô hiệu được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để tuyên bố hợp đồng điện tử vô hiệu khi nào?
1.1. Khái quát chung về hợp đồng điện tử:
Hợp đồng điện tử được hiểu là, hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu và được hình thành thông qua việc sử dụng các phương tiện điện tử với mục đích sinh lời. Xét về bản chất, thì hợp đồng điện tử là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập thông qua các phương tiện điện tử dưới dạng thông điệp dữ liệu. Trong giao kết hợp đồng điện tử, việc trao đổi thông tin đa phần được thực hiện thông qua phương tiện online. Vì thế hợp đồng điện tử mang một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, về chủ thể trong giao kết hợp đồng điện tử. Chủ thể của hợp đồng chính là các bên tham gia giao kết hợp đồng. Khi tham gia ký kết hợp đồng các bên tham gia phải thể hiện các thực của mình trên cơ sở tham gia hợp đồng một cách hoàn toàn tự nguyện và không bị ép buộc hoặc lừa dối. Khác với hợp đồng truyền thống, chủ thể ký kết thường là các cá nhân và tổ chức hoặc là các doanh nghiệp. Trong khi đó chủ thể của hợp đồng điện tử có thể là doanh nghiệp, người tiêu dùng hoặc có thể là cơ quan nhà nước.
Thứ hai, sử dụng thông điệp dữ liệu điện tử trong hợp đồng điện tử. Sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. Trong giao kết hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, thì đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu. Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng thì các bên không cần gặp gỡ trực tiếp mà thông qua các phương tiện điện tử.
Thứ ba, hợp đồng điện tử có tính phi biên giới. Trong giao dịch điện tử các bên giao kết hợp đồng thực hiện việc truyền các thông tin và dữ liệu thông qua một hệ thống mạng toàn cầu, vì vậy không có khái niệm biên giới hay lãnh thổ, hay vùng miền. Một bên tham gia giao dịch dù bất kỳ đâu hay bất kỳ thời điểm nào cũng có thể giao dịch với các đối tác của mình, mà không có bất kỳ cản trở nào khác.
Thứ tư, tính hiện đại và tính chính xác. Hợp đồng điện tử được giao kết dựa trên việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại, là kết quả của sự phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ trong thời đại này. Việc sử dụng các công nghệ này đem lại độ chính xác cao và tiết kiệm thời gian cho các giao dịch.
1.2. Điều kiện để tuyên bố hợp đồng điện tử vô hiệu:
Nhìn chung thì quá trình giao kết hợp đồng điện tử phải tuân thủ một số quy tắc riêng biệt, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
Thứ hai, việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử sẽ phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.
Thứ ba, khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử thì các bên có quyền thỏa thuận về các yêu cầu kỹ thuật cũng như yêu cầu về chứng thực và các điều kiện khác đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
Như vậy thì có thể thấy giao dịch điện tử vẫn mang một giá trị pháp lý như các giao dịch hợp đồng thông thường. Do đó điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng điện tử không những được quy định trong Luật Giao dịch điện tử năm 2023 còn được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện nay, và một số văn bản pháp luật khác có liên quan. Theo quy định tại điều 117 và Điều 119 của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành cũng như Luật Giao dịch điện tử năm 2023 thì giao dịch điện tử sẽ bị vô hiệu khi:
– Vi phạm điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật điện tử và pháp luật dân sự;
– Có bản án hoặc quyết định của tòa án tuyên bố hợp đồng điện tử đó vô hiệu.
Như vậy thì có thể thấy, hợp đồng điện tử vô hiệu khi rơi vào một trong các trường hợp nêu trên.
2. Quy định về hình thức của hợp đồng điện tử:
Hình thức của hợp đồng được hiểu là sự thể hiện nội dung của hợp đồng và những thủ tục mà pháp luật quy định bắt buộc các bên phải thực hiện khi tiến hành giao kết hợp đồng. Đối với hợp đồng điện tử thì nó được thiết lập thông qua việc trao đổi thông điệp dữ liệu. Hình thức của hợp đồng điện tử là hình thức ghi nhận các nội dung điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng. Khác với hợp đồng truyền thống có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Do hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, hợp đồng điện tử có thể được soạn thảo và gửi qua thư điện tử, hay thông qua các trang Web bán hàng trực tuyến thì đó chỉ là việc “nhấn nút đồng ý” khi người mua đã tham khảo những thông tin về sản phẩm hay dịch vụ trên trang Web, khi đó hợp đồng được xem như đã giao kết và các bên tiến hành thực hiện các nội dung như đã cam kết. Trong quy định tại Luật Giao dịch điện tử năm 2023 hiện nay chưa có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng điện tử. Như đã nói thì luật giao dịch điện tử lại ghi nhận rằng hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu: thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax … và các hình thức tương tự khác, và giá trị pháp lý của nó không bị phủ nhận, đồng thời nó cũng có giá trị như văn bản. Thực tiễn các dạng biểu hiện về hình thức giao kết hợp đồng điện tử được áp dụng phổ biến hiện nay trong các giao dịch điện tử là thư điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử.
3. Vai trò của quá trình giao kết hợp đồng điện tử:
Từ thực tiễn của việc giao kết cho ta thấy được vai trò của hợp đồng điện cử đã mang lại nhiều lợi ích cho người dùng mà đặc biệt là các nhà kinh doanh, tạo nên tảng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế quốc gia và thế giới. Vai trò của hợp đồng điện tử được thể hiện thông qua những lợi ích cụ thể mà nó mang lại như sau:
Thứ nhất, giao kết hợp đồng điện tử giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí giao dịch và bán hàng. Các chủ thể kinh doanh có thể cùng lúc giao dịch với nhiều đối tác và giao tiếp được các hợp đồng cả trong nước và ngoài nước mà không bị giới hạn bởi biên giới, khoảng cách – điều mà việc giao dịch hợp đồng theo phương thức truyền thống không thể làm được. Việc ứng dụng thương mại điện tử thông qua các công cụ thông tin internet có thể thay thế các cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa các nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng mà có thể trao đổi các thông tin cũng như thỏa thuận về nội dung hợp đồng và tiến hành ký kết bằng các ứng dụng hỗ trợ thông qua mạng internet một cách nhanh chóng và cắt giảm một lượng chi phí phát sinh thực tế. Bên cạnh đó việc lưu trữ và bảo quản các hợp đồng điện tử cũng như các thông tin dữ liệu điện tử sẽ trở nên đơn giản tiện lợi và gọn nhẹ hơn nhiều so với việc lưu trữ chúng trên giấy tờ. Sử dụng hợp đồng điện tử sẽ đẩy nhanh tiến độ số hóa đối với việc mua bán một số sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.
Thứ hai, giúp các bạn tiết kiệm thời gian đàm phán và tạo điều kiện tiến tới giao kết hợp đồng trong thời gian nhanh nhất. Quá trình giao kết hợp đồng luôn phải trải qua nhiều công đoạn từ việc tìm kiếm đối tác, tới việc giới thiệu sản phẩm dịch vụ, thỏa thuận các điều khoản hợp đồng, ký kết hợp đồng và lưu giữ hợp đồng.
Thứ ba, giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển nhanh chóng và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thế giới ngày càng trở nên gây gắt thì việc tìm kiếm thêm nhiều đối tác và thị trường mới, cũng như việc tổ chức các kinh cung ứng linh hoạt nhanh chóng với chi phí giảm và khả năng phản ứng nhanh nhạy trước những thời cơ kinh doanh, ứng phó kịp thời với khủng hoảng chính là lợi thế không thể thiếu với những doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong thị trường phi biên giới.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Giao dịch điện tử năm 2023;
– Văn bản hợp nhất