Điều kiện để được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai. Để được thế chấp tại ngân hàng, các tổ chức tín dụng cần có điều kiện gì?
Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2014 về hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật nhà ở.
Theo đó, nhà ở hình thành trong tương lai làm tài sản thế chấp là nhà ở được tổ chức, cá nhân mua của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà tại thời điểm xác lập hợp đồng thế chấp nhà ở đó đang trong quá trình đầu tư xây dựng theo hồ sơ thiết kế được duyệt và Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng) hoặc đã hoàn thành việc xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận).
Nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp để vay vốn theo quy định tại Thông tư này bao gồm nhà ở thương mại và nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở, cụ thể là:
– Căn hộ chung cư được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
– Nhà ở riêng lẻ (bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề) được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
Nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp tại tổ chức tín dụng phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Đã có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt, đã xây dựng xong phần móng nhà ở, đã hoàn thành thủ tục mua bán và có
– Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nhà ở đã được bàn giao cho người mua nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;
– Thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà dự án này đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc đã có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư dự án theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Khi nhà ở đó đã có đủ các điều kiện thế chấp như trên thì việc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai mới được thực hiện. Khi đó, bên thế chấp lập hồ sơ thế chấp theo quy định tại Điều 7, Thông tư này và cùng với bên nhận thế chấp thực hiện việc công chứng hợp đồng thế chấp tại các tổ chức hành nghề công chứng và đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký thế chấp nhà ở.
>>> Luật sư
Tính từ ngày cơ quan đăng ký nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, cơ quan đăng ký có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc (Theo quy định tại Điều 18, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm )
Mức lệ phí đăng ký, chế độ thu nộp, quản lý sử dụng lệ phí đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên.
Thực tế hiện nay cho thấy, dù Pháp luật ban hành quy định về việc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai nhưng các Ngân hàng hiện nay vẫn do dự và chọn cách thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư số 05/2011/TT-BTP. Dễ nhận thấy rằng vẫn khá khó khăn cho ngân hàng khi nhận bảo đảm bằng nhà ở hình thành trong tương lai. Đây là một thực tế đáng buồn cần sớm được khắc phục để khơi thông tín dụng.