Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo? Có được hưởng án treo khi nhân thân tốt? Cách xin hưởng án treo?
Vấn đề tội phạm và nhà nước do luật hình sự điều chỉnh, chỉ những hành vi phạm tội nào được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xã hội càng ngày càng văn minh việc hình phạt không còn nặng về trừng phạt nữa mà nó là biện pháp nhằm giáo dục và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật nhiều hơn. Quy định về án treo nó không phải hình phạt chính cũng không phải hình phạt bổ sung mà nó được hình thành từ cơ sở hình phạt hình phạt tù khi có đủ điều kiện, nó cũng chính là biện pháp mà pháp luật nhà nước khoan hồng cho những người có đủ điều kiện để họ có tự giáo dục bản thân về hành vi của mình khi thực hiện hành vi của mình. Mong rằng bài viết này bạn đọc có thể nhận được cái nhìn về án treo được quy định Điều 65 Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017)
Vấn đề án treo được Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo.
Cơ bản án treo là biện pháp khi mà người phạm tội khi có đủ điều kiện mà thấy không cần phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội thì tòa án cho người kết án phạt tù hưởng án treo, ấn định thời gian thử thách từ 1 năm đến 5 năm. Khi tòa án áp dụng án treo thì tòa án có thể áp dụng hình phạt bổ sung nếu tội danh có quy định về hình phạt bổ sung. Nó cũng là biện pháp có nhiều ưu điểm và nhược điểm.
Về mặt ưu điểm: Án treo tạo điều kiện cho người phạm tội một cơ hội để nhận thức được hành vi của bản thân, không bị cách ly họ khỏi đời sống xã hội, họ có cơ hội được tiếp tục lao động và làm việc, giảm gánh nặng cho xã hội.
Còn nhược điểm của án treo là đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phương dễ kéo theo việc lạm quyền trong trong việc áp dụng các biện pháp khi thi hành án của cơ quan có thẩm quyền, dẫn đến việc đánh giá tính chất mức độ nghiêm trọng của hành vi không đúng.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo:
Thứ nhất: Người phạm tội bị xử phạt tù không quá 3 năm.
Bàn đến việc bị phạt tù không quá ba năm ở đây không được hiểu là người phạm tội phạm vào tội ít nghiêm trọng. Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành tại Điều 9 quy định rằng tội phạm ít nghiêm trọng có khung hình phạt tù đến ba năm nhưng không được nhầm với định nghĩa là bị xử phạt tù không quá 3 năm, với định nghĩa này mình phải hiểu nó có thể là hành vi thuộc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng có thể là tội phạm nghiêm trọng cũng có thể là tội phạm hay tội phạm rất nghiêm trọng hay tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng do có nhiều tình tiết giảm nhẹ hay vì vai trò trong đồng phạm không có quan trọng nên tòa án kết án cho người phạm tội hình phạt tù không quá 3 năm tù.
Thứ hai: Căn cứ vào nhân thân của người phạm tội.
Theo nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì người phạm tội phải có nhân thân tốt, đa phần chúng ta hay hiểu nhầm rằng nhân thân tốt có nghĩa rằng người phạm tội lần đầu nhưng như vậy là không đủ, còn một trường hợp nữa là người đã bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà đã quá 06 tháng kể từ ngày vi phạm.
Thêm vào đó người phạm tội phải có nơi cư trú rõ ràng, nơi làm việc ổn định thì mới có thể hưởng được án treo, vì án treo thì không cách ly người phạm tội khỏi đời sống xã hội mà giao người phạm tội cho chính quyền địa phương và cơ quan nơi làm việc giám sát, quản lý. Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo. Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Như vậy, người phạm tội được coi là có nhân thân tốt là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án; người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án”; người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
Thứ ba: Có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ là có từ hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự trong đó phải có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ ở khoản 1 Điều 51 và người phạm tội không có tình tiết tăng nặng ở khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự hiện hành.
Trong trường hợp người phạm tội có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của
Thứ tư: Xét thấy không cần thiết phải chấp hành hình phạt tù.
Hình phạt tù là hình phạt nghiêm khắc đối với người phạm tội nhằm cách ly người phạm tội khỏi xã hội một thời gian, khi mà người phạm tội không có khả năng tự cải tạo. Nên khi xét cho người phạm tội được hưởng án treo thì phải xem xét các khía cạnh về người đó có khả năng tự cải tạo hay không, việc không cách ly họ không làm ản hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì việc cho áp dụng hình phạt mới có ý nghĩa.
Bên cạnh đó, tại Điều 3, Nghị quyết 02 năm 2018 và Nghị quyết 01 năm 2022 sửa đổi Nghị quyết 02 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao cũng quy định cụ thể những trường hợp không cho hưởng án treo, gồm 06 trường hợp như sau:
– Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
– Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử”.
– Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách, người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo;
– Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ một trong các trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi; Người phạm tội bị xét xử và kết án về 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể”.
– Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi; Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng; Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể; Các lần phạm tội do người phạm tội tự thú”
– Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm.
Về việc giao người được hưởng án treo cho UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách: Khi cho người phạm tội được hưởng án treo, Tòa án phải ghi rõ trong phần Quyết định của bản án tên UBND cấp xã, phường hoặc cơ quan làm việc hoặc ĐVQĐ được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, đồng thời, ghi rõ trong trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc thì thực hiện theo quy định của pháp luật về THAHS.
Tại Điều 7, Nghị quyết 02 năm 2018 và Nghị quyết 01 năm 2022 sửa đổi Nghị quyết 02 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao Quyết định hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách hoặc phạm tội khác trước khi được hưởng án treo, gồm: Trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm mới và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của BLHS; Nếu họ đã bị tạm giam, tạm giữ thì thời gian bị tạm giam, tạm giữ được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Trường hợp người đang được hưởng án treo mà lại phát hiện trước khi được hưởng án treo họ đã thực hiện một tội phạm khác thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và không tổng hợp hình phạt với bản án cho hưởng án treo. Trong trường hợp này, người phạm tội phải đồng thời chấp hành 02 bản án và việc thi hành án do các cơ quan được giao trách nhiệm THAHS phối hợp thực hiện theo quy định của Luật THAHS.
Mặt khác, pháp luật có quy định trong thời gian thử thách của án treo từ một năm đến năm năm, nếu người phạm tội được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên theo quy định của Luật thi hành án hình sự, thì Tòa án có thể quyết định buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Khi người được hưởng án treo thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án xét xử với tội mới và rồi tổng hợp hình phạt với tội được hưởng án treo sang tù theo điều 56
Ngoài những điều kiện được pháp luật quy định cho hưởng án treo, pháp luật còn quy định những trường hợp không cho hưởng án treo. Thực ra thì những trường hợp này là những trường hợp rơi vào tình tiết tăng nặng của Điều 52 Bộ luật hình sự hiện hành mà pháp luật quy định không cho hưởng án treo được quy định cụ thể ở Điều 3 nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP.
Trên đây là điều kiện để người phạm tội bị kết án phạt tù được hưởng án treo. Như vậy, theo các căn cứ nêu trên khi thấy mình đủ các điều kiện nêu trên thì người phạm tội làm mẫu đơn xin hưởng án treo theo quy định pháp luật và nộp trực tiếp tại tòa án xét xử. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét mọi mặt và đưa ra quyết định có cho người phạm tội có được hưởng án treo hay không.
2. Cách xin hưởng án treo:
Thứ nhất: Chủ thể có quyền xin hưởng án treo.
Theo quy định tại Điều 331 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì bị cáo, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm để xin hưởng án treo. Đối với người chưa thành niên, người có nhược điểm hạn chế về tâm thần hoặc thể chất (bị đau ốm, bị thương, tâm thần..) thì người bào chữa cho những chủ thể này có quyền kháng cáo để xin hưởng án treo.
Thứ hai: Hồ sơ và thủ tục xin hưởng án treo.
Về hồ sơ: Điều 332
Thủ tục: Chủ thể kháng có sẽ nộp đơn kháng cáo tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm, đối với bị cáo đang bị tạm giam hay tạm giữ thì phải đảm bảo các điều kiện cho bị cáo gửi đơn kháng cáo đến Tòa. Thời hạn kháng cáo xin hưởng án treo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án, 07 ngày đối với quyết định sơ thẩm.