Điều kiện để đưa nhà ở vào sử dụng? Hướng dẫn hoàn công nhà ở? Trình tự, thủ tục và kinh phí thực hiện việc hoàn công nhà ở.
Quy trình hoàn công nhà ở mới nhất là thủ tục hoàn công nhà ở là bước cuối cùng để hợp thức hóa tài sản trên đất và quyền sở hữu sử dụng đất. Nhìn chung thủ tục hoàn công cũng khá dễ dàng, nhưng không phải người dân nào cũng nắm được quy trình này. Bài viết sau đây, Luật Dương Gia sẽ giúp khách hàng dễ hiểu và rõ hơn về thủ tục hoàn công nhà ở. Hy vọng những chia sẽ dưới đây sẽ giúp khách hàng nắm rõ hơn về quy trình và thủ tục hoàn công theo quy định hiện hành.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là hoàn công nhà ở, điều kiện để đưa nhà ở vào sử dụng
Thủ tục hoàn công nhà vốn không quá phức tạp nhưng tốn nhiều thời gian và công sức chạy đi chạy lại lo giấy tờ. Hoàn công hay hoàn công xây dựng là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa nhằm xác nhận sự kiện các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng. Hoàn công xây dựng nhà ở là thủ tục cần thực hiện sau khi công trình hoàn thành, nhằm mục đích cập nhật những thay đổi về nhà ở, đất đai sau khi xây dựng.
Đây là điều kiện tiên quyết để cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp sổ mới cho chủ sở hữu. Trên thực tế nhiều chủ nhà khi xây nhà xong không quan tâm đến việc thủ tục hoàn công hoặc một số khác hoàn công gặp rắc rối và bỏ ngang thủ tục này. Nếu nhà xây để ở lâu dài không có ý định bán, chuyển nhượng hay thực hiện các hoạt động liên quan đến tài sản như thế chấp ngân hàng chẳng hạn thì sẽ không ảnh hưởng nhiều.
Mặc khác còn tiết kiệm được chi phí và tùy vào hiện trang của từng ngôi nhà mà có mức phí hoàn công khác nhau. Nếu muốn giảm tối đa những thiệt hại giá trị tài sản về sau thì nên làm hoàn công. Như vậy tài sản sẽ được pháp luật thừa nhận và chứng minh trên mặt giấy tờ là có tài sản gắn liền với đất.
Việc định giá bất động sản cũng sẽ cao hơn khi có hoàn công. Hơn nữa, nếu để lâu không hoàn công thì về sau muốn làm thủ tục hoàn công cũng sẽ gây không ít trở ngại và khó khăn cho chủ nhà bởi thủ tục hoàn công đòi hỏi các giấy tờ về
2. Trường hợp nào có thể làm hoàn công nhà ở?
Theo Điều 89 Luật xây dựng 2014 quy định như sau:
– Nếu công trình được xây dựng ở đô thị thì mọi trường hợp đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng và làm thủ tục hoàn công. Nhưng trên thực tế như đã trình bày phía trên, nhiều trường hợp người dân không làm hoàn công do không có nhu cầu hoặc gặp khó khăn trong quá trình hoàn công nên bỏ cuộc.
– Riêng đối với công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn không cần phải xin giấy phép xây dựng thì cũng không cần phải tiến hành thủ tục hoàn công, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
3. Thủ tục, hồ sơ hoàn công nhà ở mới nhất
Sau khi hoàn thành việc thi công công trình nhà ở, chúng ta sẽ tiến hành lập hồ sơ và nghiệm thu từng hạng mục theo luật là thủ tục hoàn công. Nói nôm na “hoàn công” là điều kiện để được cấp hoặc đổi sổ hồng, trong đó thể hiện những thay đổi và hiện trạng trên đất. Điều này không chỉ giúp Cơ quan nhà nước có thể dễ dàng quản lí, mà còn giúp người dân yên tâm hơn về pháp lí ngôi nhà của mình.
Về quy trình hoàn công theo quy định pháp luật hiện hành, thủ tục hoàn công gồm các hồ sơ cụ thể tại
1. Giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước (theo mẫu mã nhất định) xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình…. theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép. Nó là một công cụ để tổ chức thực thi quy hoạch đô thị đã được thông qua, qua đó có thể xác định người dân xây dựng đúng hay không đúng quy hoạch. Quy định của mỗi quốc gia về giấy phép xây dựng có thể khác nhau. Ở Việt Nam trình tự, thủ tục xin và cấp giấy phép xây dựng được quy định trong Luật, Nghị định, Thông tư và các hướng dẫn thi hành chi tiết.
2. Hợp đồng xây dựng giữa chủ nhà ký với các đơn vị nhà thầu thi công công trình (khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát nếu có)
Hợp đồng xây dựng là một loại hợp đồng dân sự giữa bên nhận thầu và bên giao thầu, trong đó xác lập sự thỏa thuận giữa hai bên về quyền và nghĩa vụ khi tham gia hợp đồng. Bên nhận thầu có nghĩa vụ phải thực hiện giám sát công trình hoặc một phần công trình và giao đúng thời hạn mà bên giao thầu yêu cầu. Bên giao thầu thì có trách nhiệm đưa ra các yêu cầu, số liệu, bản thiết kế, vật tư xây dựng,… số vốn đầu tư đúng tiến dộ công trình, đồng thời nghiệm thu và thanh toán đầy đủ các khoản tiền khi công trình đã hoàn thành. Hợp đồng xây dựng phải được soạn thảo và kí kết bằng văn bản.
3. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
Mẫu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng được cung cấp bởi cơ quan nhà nước, chỉ cần điền vào các hạng mục có sẵn.
4. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng
Bản vẽ thi công là một loại bản vẽ thường dùng trong các công trình xây dựng nhà ở, văn phòng, chung cư hay các tòa nhà lớn, đường xá… Bản vẽ thi công là giai đoạn cuối cùng trong quy trình thiết kế của một công trình xây dựng, và khi được chủ đầu tư phê duyệt nó sẽ được triển khai ngay theo đúng thời gian và tiến độ của dự án được để ra. Trong Nghị định số 46/2015/NĐ_CP của chính phủ ghi rõ “Bản vẽ thi công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và các thiết bị được sử dụng thực tế”.
5. Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng
6. Bản vẽ hoàn công và Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định
Trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng thì mới cần tới bản vẽ hoàn công.
Tất cả hồ sơ thủ tục hoàn công nộp tại UBND quận, huyện: nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện hoặc UBND xã: nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã.
Căn cứ khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây: Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
Các giấy tờ hồ sơ cần phải có khi nộp hồ sơ xin hoàn công
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Một trong các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động:
+ Văn bản công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình thay đổi họ, tên;
+ Bản sao sổ hộ khẩu đối với trường hợp thay đổi người đại diện là chủ hộ gia đình;
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng minh quân đội và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân của người có tên trên Giấy chứng nhận;
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc công nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân đối với trường hợp thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trên Giấy chứng nhận;
+ Văn bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp cộng đồng dân cư đổi tên;
+ Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng sạt lở tự nhiên đối với trường hợp giảm diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất do sạt lở tự nhiên;
+ Chứng từ về việc nộp nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp có ghi nợ hoặc chậm nộp nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp người sử dụng đất được miễn giảm hoặc không phải nộp do thay đổi quy định của pháp luật;
+ Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên Giấy chứng nhận đối với trường hợp có hạn chế theo quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp có thay đổi hạn chế theo văn bản chuyển quyền sử dụng đất thì phải có văn bản chấp thuận thay đổi hạn chế của người có quyền lợi liên quan, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
+ Bản sao một trong các giấy tờ: chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm, thể hiện nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin về tài sản gắn liền với đất đã ghi trên Giấy chứng nhận.
Về biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình được quy định tại Điều 9 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
4. Chi phí hoàn công nhà ở bao nhiêu?
Lệ phí lập bản vẽ phụ thuộc vào từng đơn vị thực hiện, nhưng nhìn chung khoảng 10.000 – 15.000 đồng/m2 sàn xây dựng. Lệ phí trước bạ: 1%/tổng giá trị căn nhà. Nhìn chung, chi phí hoàn công thường rơi vào khoảng 15 triệu – 30 triệu đồng, tuỳ diện tích và kết cấu căn nhà.