Điều kiện để cá nhân kinh doanh quán cà phê. Các loại giấy phép cần để quán cà phê đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật và thủ tục mở quán cà phê.
Điều kiện để cá nhân kinh doanh quán cà phê. Các loại giấy phép cần để quán cà phê đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật và thủ tục mở quán cà phê.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi, hiện tại tôi muốn mở 1 quán cà phê, nhưng mặt bằng lại sát trường học. Xin hỏi liệu có mở được không. Và mong luật sự cho tôi điều điều kiện để kinh doanh quán cà phê là gì: vị trị có cần cách 1 khoảng cách với trường học bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước hay không? Giấy phép…?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Bạn nêu bạn muốn mở một quán cà phê, nhưng mặt bằng lại sát trường học. Trong trường hợp này, bạn vẫn có thể mở được quán cà phê nhưng bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền theo quy định
– Nếu bạn mở quán cà phê với quy mô nhỏ sử dụng dưới 10 lao động thì bạn có thể đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể. Căn cứ vào Điều 13 Nghị định
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh có đầy đủ các nội dung như sau: Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh; Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
+ Chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình (Bản sao có chứng thực).
+ Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
+ Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc quyền sử dụng đất.
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh gửi giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quán cafe cho chủ kinh doanh trong thời hạn quy định nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh quán cafe không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi hay bổ sung bằng văn bản cho người xin giấy phép kinh doanh quán café. Chủ kinh doanh sẽ bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo hướng dẫn và nộp lại cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Nếu quán cà phê của bạn có trên 10 lao động thì bạn bắt buộc phải thành lập công ty. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà bạn phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh ở các tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở công ty. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày bạn nộp hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo kết quả cho bạn. Nếu hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu không, bạn sẽ nhận được thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do và hướng dẫn các yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về thủ tục mở quán cà phê: 1900.6568
Mặt khác, để quán cafe được đưa vào kinh doanh chính thức, cần phải có chứng nhận của chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm nơi quán cafe đó đóng. Theo Điều 3 Thông tư 26/2012/TT-BYT quy định thì hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận được đóng thành 01 quyển, gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
– Bản sao có chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh nghành ngề kinh doanh thực phẩm
– Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở kinh doanh
– Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh
– Sở đồ quy trình sản xuất thực phẩm
– Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất và dụng cụ của quán cafe
– Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở cũng như người quản lý
– Giấy xác nhận của chủ cơ sở và quản lý trực tiếp của cơ sở.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ xong, bạn sẽ nộp hồ sơ tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở. Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và Biên bản cho Chi cục Trưởng hoặc Cục trưởng cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho Tổ chức. Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.