Khám chữa bệnh là một trong những hoạt động quan trọng, giúp cá nhân có thể chuẩn đoán tình trạng sức khỏe, từ đó tạo điều kiện cho bác sĩ nhận diện và đánh giá các triệu chứng phải dấu hiệu của các bệnh lý. Vậy theo quy định pháp luật thì điều kiện để cá nhân được phép khám chữa bệnh được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh:
Khám chữa bệnh là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng, giúp bác sĩ có khả năng đưa ra nhận định đánh giá toàn diện về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, hoạt động khám chữa bệnh không chỉ giúp sắc định chuẩn đoán mà còn có vai trò to lớn trong việc xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân khác nhau. Tuy nhiên, để cá nhân được phép khám chữa bệnh thì cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định.
Điều kiện để cá nhân được phép khám chữa bệnh hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Luật Khám chữa bệnh năm 2023. Theo đó:
(1) Cá nhân được phép hành nghề khám chữa bệnh trên lãnh thổ của Việt Nam khi cá nhân đó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
-
Cá nhân có giấy phép hành nghề được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền đang còn giá trị hiệu lực;
-
Cá nhân đã hành nghề, ngoại trừ những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật khám chữa bệnh năm 2023;
-
Cá nhân đáp ứng đầy đủ điều kiện về vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động khám chữa bệnh căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật khám chữa bệnh năm 2023;
-
Có đầy đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của pháp luật;
-
Cá nhân không thuộc trường hợp được quy định tại Điều 20 của Luật khám chữa bệnh năm 2023.
(2) Cá nhân được khám chữa bệnh mà không cần phải đáp ứng những điều kiện như: Có giấy phép hành nghề đang còn giá trị hiệu lực; đã đăng ký hành nghề trên thực tế; đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động khám chữa bệnh, khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Là học sinh, sinh viên, học viên đang học tập và làm việc tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, cá nhân đang trong thời gian thực hành khám chữa bệnh để được cấp giấy phép hành nghề, cá nhân đang trong thời gian chờ cấp giấy phép hành nghề và chỉ được khám chữa bệnh dưới sự giám sát của người hành nghề;
-
Nhân viên y tế tại thôn, bản; cô đỡ tại thôn, bản; nhân viên y tế công tác và làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức tuy nhiên không thành lập cơ sở khám chữa bệnh chỉ được khám chữa bệnh trong phạm vi hoạt động, sau khi đã hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo theo nội dung trên môn nghiệp vụ do chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể;
-
Đối tượng được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 115 của Luật khám chữa bệnh năm 2023;
-
Các đối tượng khác tham gia vào hoạt động khám chữa bệnh căn cứ theo quy định của Chính phủ.
(3) Cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam định cư trên lãnh thổ nước ngoài có đầy đủ giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp sẽ được khám chữa bệnh nhân đạo theo đợt, hợp tác đào tạo trong lĩnh vực y khoa có thực hành khám chữa bệnh hoặc chuyển giao kĩ thuật chuyên môn trong khám chữa bệnh căn cứ theo quy định của Luật khám chữa bệnh năm 2023 mà không cần phải đáp ứng điều kiện: Có giấy phép hành nghề đang còn giá trị hiệu lực; và đã đăng ký hành nghề trên thực tế. Đồng thời, cá nhân là người đang tham gia cấp cứu tại cộng đồng tuy nhiên không phải là cấp cứu viên ngoại viện thì sẽ không cần phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 19 của Luật khám chữa bệnh năm 2023.
Nói tóm lại, để được khám chữa bệnh tại Việt Nam thì cá nhân cần phải đáp ứng được 05 điều kiện sau đây:
-
Cá nhân có giấy phép hành nghề đang còn giá trị hiệu lực trên thực tế;
-
Có đầy đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của pháp luật;
-
Không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề khám chữa bệnh;
-
Đã đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động khám chữa bệnh;
-
Đã đăng ký hành nghề, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt người hành nghề được khám chữa bệnh mà không cần phải đăng ký hành nghề.
2. Những trường hợp nào bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Luật khám chữa bệnh năm 2023 có quy định về các trường hợp bị cấm hành nghề khám chữa bệnh. Bao gồm các trường hợp sau đây:
-
Cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các hành vi vi phạm quy định của pháp luật có liên quan đến chuyên môn kĩ thuật trong hoạt động khám chữa bệnh;
-
Cá nhân đang trong thời gian thi hành án treo, thi hành án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp đến chuyên môn kĩ thuật trong hoạt động khám chữa bệnh;
-
Cá nhân đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kĩ thuật tuy nhiên chưa được tha tù trước thời hạn có điều kiện;
-
Cá nhân đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
-
Cá nhân đang trong thời gian bị cấm hành nghề khám chữa bệnh theo bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân bị hạn chế thực hiện hoạt động khám chữa bệnh trên thực tế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;
-
Cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc cá nhân khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.
3. Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh được quy định thế nào?
Để được hành nghề khám chữa bệnh thì điều kiện sử dụng ngôn ngữ trong khám chữa bệnh cũng là một điều kiện quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật khám chữa bệnh năm 2023 có quy định về vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong khám chữa bệnh. Theo đó:
-
Ngôn ngữ sử dụng trong hoạt động khám chữa bệnh là tiếng Việt, ngoại trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác;
-
Người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ có quyền được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt trong hoạt động khám chữa bệnh cho người bệnh thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau đây: Người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề khám chữa bệnh; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề khám chữa bệnh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền; bệnh nhân là người nước ngoài; khám chữa bệnh nhân đạo theo đợt, chuyển giao kĩ thuật chuyên môn trong hoạt động khám chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa các cơ sở khám chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở ý tế của nước ngoài;
-
Việc sử dụng ngôn ngữ khác ngôn ngữ tiếng Việt trong hoạt động khám chữa bệnh sẽ được thực hiện như sau: Trong trường hợp khám chữa bệnh cho bệnh nhân có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề, hoặc cho bệnh nhân có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ với người hành nghề khám chữa bệnh, hoặc bệnh nhân là người nước ngoài thì bắt buộc phải có người phiên dịch; việc ghi nhận thông tin về hoạt động khám chữa bệnh sẽ được thực hiện bằng ngôn ngữ đã đăng ký của người hành nghề nước ngoài đồng thời bắt buộc phải được dịch sang tiếng Việt;
-
Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể về vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong khám chữa bệnh; quy định tiêu chuẩn của người phiên dịch trong quá trình sử dụng ngôn ngữ; quy định về việc sử dụng ngôn ngữ trong khám chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số không có khả năng sử dụng tiếng Việt, người khuyết tật về ngôn ngữ hoặc trong trường hợp bệnh nhân là người nước ngoài.
THAM KHẢO THÊM: