Đào tạo đấu thầu là hình thức đào tạo cơ bản áp dụng cho các cá nhân khi tham gia vào hoạt động lựa chọn nhà thầu và các cá nhân khác khi có nhu cầu. Dưới đây là quy định của pháp luật về điều kiện đăng ký tổ chức đào tạo về đấu thầu có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện đăng ký tổ chức đào tạo về đấu thầu mới nhất:
Trước đây, căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Luật Đấu thầu năm 2013 (có hiệu lực đến ngày 31/12 năm 2023, nay đã hết hiệu lực pháp lý) có quy định về tổ chức đào tạo về đấu thầu. Theo đó, cơ sở được đăng ký tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây
-
Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
-
Có cơ sở vật chất, có tài liệu giảng dạy đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu;
-
Của đội ngũ giảng viên trong lĩnh vực đấu thầu, có đầy đủ chứng chỉ hành nghề hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu;
-
Có tên trong danh sách cơ sở đào tạo về đấu thầu cập nhật trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Tuy nhiên, Luật Đấu thầu năm 2023 đã bãi bỏ điều luật quy định về tổ chức đào tạo và bồi dưỡng về đấu thầu. Vì vậy, hiện nay quy định về điều kiện đăng ký tổ chức đào tạo đấu thầu đã không còn được áp dụng.
2. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Thông tư số 02/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thi, cấp và thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về, có quy định về trách nhiệm của các cơ quan và đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu. Theo đó, có thể kể đến một số trách nhiệm như sau:
-
Xây dựng tài liệu để phục vụ cho hoạt động giảng dạy sao cho phù hợp với đối tượng được đào tạo, đối tượng được bồi dưỡng, cập nhật đầy đủ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn trong hoạt động đấu thầu;
-
Lựa chọn giảng viên có uy tín, có năng lực, có kinh nghiệm sao cho phù hợp với nội dung bồi dưỡng, nội dung đào tạo, cập nhật đầy đủ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn trong hoạt động đấu thầu;
-
Chịu hoàn toàn trách nhiệm về quá trình tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, quá trình đào tạo và bồi dưỡng cần phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư số 02/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 83 của Luật Đấu thầu năm 2023 có quy định về nội dung quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu. Theo đó, nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
-
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu thầu;
-
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu;
-
Tổng kết quá trình thực hiện, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu;
-
Quản lý hệ thống thông tin và quản lý cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực đấu thầu trên phạm vi cả nước;
-
Giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại, giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu; xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu theo đúng thẩm quyền, theo đúng trách nhiệm, phù hợp với quy định của pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 84 của
-
Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu trên phạm vi địa bàn cả nước;
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giúp đỡ, là cơ quan đầu mối giúp cho Chính phủ trong quá trình thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
+ Có trách nhiệm xây dựng và quản lý Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, xây dựng và quản lý các sản phẩm báo chí trong lĩnh vực đấu thầu, hướng tới mục tiêu phục vụ cho hoạt động đấu thầu qua mạng, công khai đầy đủ các thông tin liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà thầu và các nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
+ Xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến các nhà đầu tư và các nhà thầu trong hoạt động đấu thầu, trong đó bao gồm kết quả thực hiện hợp đồng đấu thầu, chất lượng hàng hóa đã qua sử dụng theo quy định của Chính phủ;
+ Quy định về vấn đề đào tạo, vấn đề bồi dưỡng, cập nhật đầy đủ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực đấu thầu cho người làm công tác đấu thầu, quy định cụ thể về vấn đề thi chứng chỉ, cấp chứng chỉ, thu hồi đối với chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực đấu thầu;
+ Thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đấu thầu;
+ Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm khác liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu được Chính phủ, hoặc được Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Nội dung chương trình, hình thức đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư số 02/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thi, cấp và thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về, có quy định nội dung chương trình, hình thức đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. Cụ thể như sau:
-
Đối với nội dung chương trình đào tạo và bồi dưỡng: Nội dung chương trình đào tạo, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư sẽ do Bộ, ban ngành, địa phương, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo quy định cụ thể dựa trên cơ sở tham khảo nội dung theo Chương trình không được ghi nhận cụ thể tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và đồng thời cần phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng học viên; thời lượng của mỗi khoa học, thời lượng của khoa đào tạo/khóa bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực đấu thầu sẽ do Bộ, ban ngành, địa phương, do các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo đấu thầu xác định cụ thể sao cho đáp ứng đầy đủ mục đích, yêu cầu của khoa đào tạo và bồi dưỡng đó;
-
Hoạt động đào tạo, hoạt động bồi dưỡng trong lĩnh vực đấu thầu sẽ được thực hiện theo hình thức tập trung, bán tập trung hoặc hình thức đào tạo từ xa.
Căn cứ theo Điều 5 của Thông tư số 02/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thi, cấp và thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về, có quy định về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. Theo đó, người làm công tác đấu thầu có trách nhiệm và nghĩa vụ tự cập nhật đầy đủ kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực đấu thầu hoặc tham gia vào khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ do bộ, ban ngành, địa phương, các doanh nghiệp hoặc cơ sở đào tạo đấu thầu tổ chức.
Như vậy, hoạt động đào tạo đấu thầu là một trong những hoạt động cơ bản, thông thường sẽ được áp dụng cho các cá nhân tham gia vào hoạt động lựa chọn nhà thầu và các cá nhân khác khi có nhu cầu. Đồng thời, khi kết thúc mỗi khóa đào tạo trong lĩnh vực đấu thầu, các học viên cần phải đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật. Khi các học viên đáp ứng đầy đủ yêu cầu sau mỗi khóa đào tạo thì sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu. Tuy nhiên, các cá nhân thuộc nhà thầu sẽ không bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo trong lĩnh vực đấu thầu.
Xuất phát vì lý do quan trọng đó, pháp luật hiện nay quy định khá cụ thể về điều kiện đăng ký tổ chức đào tạo trong lĩnh vực đấu thầu, và tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề đăng ký tổ chức đào tạo đào tạo là một trong những hoạt động quan trọng và được các doanh nghiệp ngày càng quan tâm rộng rãi.
THAM KHẢO THÊM: