Hỏi về điều kiện đăng ký kinh doanh khi đã đăng ký kinh doanh ở tỉnh khác. Quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Hỏi về điều kiện đăng ký kinh doanh khi đã đăng ký kinh doanh ở tỉnh khác. Quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho hỏi tôi đã được cấp giấy phép kinh doanh ở Bình Dương rồi, giờ tôi muốn xin đăng ký kinh doanh ở Đồng Tháp nữa được không? Nếu không thì phải làm sao để hủy giấy phép kinh doanh ở Bình Dương (do chưa hoạt động). Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Bạn không nêu cụ thể hình thức kinh doanh bạn đã đăng ký ở Bình Dương là gì, nên sẽ có một số trường hợp xảy ra như sau:
Thứ nhất, nếu bạn đã đăng ký kinh doanh với hình thức doanh nghiệp tư nhân thì bạn không được đăng ký kinh doanh thêm với loại hình là doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh hay góp vốn thành lập công ty hợp danh với tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại Khoản 3 Điều 183
"3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh."
Thứ hai, nếu bạn đã đăng ký kinh doanh hình thức công ty hợp danh với tư cách thành viên hợp danh thì bạn không được mở doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh trừ trường hợp hộ kinh doanh khác ngành nghề với công ty hợp danh, được lập công ty hợp danh khác với tư cách thành viên hợp danh nếu được sự nhất trí của các thảnh viên hợp danh còn lại của của công ty hợp danh đã thành lập theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 175
"1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác."
>>> Luật sư tư vấn điều kiện đăng ký kinh đoanh: 1900.6568
Thứ ba, nếu bạn đã đăng ký kinh doanh hình thức hộ kinh doanh cá thể thì bạn không được thành lập hộ kinh doanh khác, thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc là thành viên hợp danh của công ty hợp danh theo quy định trên và quy định tại khoản 3 Điều 67
"Điều 67. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh
…
3. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại."
Do đó, nếu bạn không đăng ký kinh doanh với các hình thức trên thì bạn sẽ không bị hạn chế quyền kinh doanh của bạn ở nhiều nơi hay đăng ký nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Như vậy, nếu thuộc một trong ba trường hợp bị hạn chế nên trên thì bạn phải chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể doanh nghiệp, công ty đã đăng ký trước khi đăng ký hoạt động kinh doanh mới, còn lại thì có thể hoạt động đồng thời.