Người giám hộ là gì? Điều kiện của cá nhân và pháp nhân làm người giám hộ?
Thuật ngữ “người giám hộ” xuất hiện cũng với các quy định của Bộ luật Dâm sự năm 2015. Pháp luật nước ta quy định trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ trước pháp luật trong đó thì người giám hộ được xác định là cha, mẹ, người được pháp luật chỉ định,… trở thành người giám hộ đối với người chưa thành niên được gọi là người được giám hộ. Bởi vì người người chưa thành niên này về mặt sinh học vẫn chưa phát triển toàn diện và chưa có đầy đủ nhận thức trong pháp luật thì người này được xác định là trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên, người chưa có đầy đủ về năng lực hành vi dân sự và cần được bảo vệ về quyền và lợi ích trước pháp luật khi có các hành vi sai trái với đạo dức, trái với pháp luật.
Những không phải ai cũng có thể trở thành người giám hộ cho những đối tượng này. Vậy pháp luật quy định như thế nào về người giám hộ và các điều kiện để cá nhân và pháp nhân làm người giám hộ theo như quy định của pháp luật hiện hành. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giúp bạn tìm hiểu về nội dung này cụ thể:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Người giám hộ là gì?
Trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự thì giám hộ được xác định là việc người giám hộ phải thực hiện một số hành vi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ trước pháp luật. Người giám hộ dưới góc độ pháp lý bao gồm cá nhân, pháp nhân được xác định là những người có thể làm người giám hộ cho trẻ vị thành niên. Bên cạnh đó thì người giám hộ có thể được Cơ quan nhà nước cử hoặc chỉ định hoặc đã là người giám hộ đương nhiên theo quy định pháp luật. Khi các nhân hoặc pháp nhân đã trở thành người giám hộ theo quy định của pháp luật hiện hành thì có đầy đủ các chức năng của người giám hộ sẽ thực hiện chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và chịu trách nhiệm trước pháp luật của người được giám hộ.
Đương nhiên người giám hộ theo như quy định là người sẽ bảo vệ các quyền lợi của người được giám hộ, những người được giám hộ được nhắc đến ở thây thì được xác định là những người như sau: chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người đang gặp khó khăn trong nhận thức, khó khăn làm chủ hành vi.
Từ những quy định được nêu ở trên về chức năng của người giám hộ thì xác định được người giám hộ gồm những ai và người được giám hộ theo quy định của pháp luật là ai? thì theo
“Điều 46. Giám hộ
1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được
Theo quy định tại điều này thì để bảo đảm được quyền và nghĩa vụ của cả người giám hộ và người được giám hộ thì pháp luật hiện hành đã quy định thì một người chỉ có thể được một người giám hộ. Những quy định này thì vẫn có trường hợp ngoại lệ, mà trường hợp này lại được quy định tại Khoản 2 Điều 47
2. Điều kiện của cá nhân và pháp nhân làm người giám hộ
Căn cứ pháp lý quy định về giám hộ dựa vào pháp luật của nước nơi người được giám hộ cư trú, được hiểu là thường trú hoặc tạm trú. Nếu người được giám hộ tại Việt Nam quy định Giám hộ căn cứ Bộ luật dân sự 2015 bao gồm người giám định là cá nhân và người giám định là pháp nhân, do đó, đối với từng người giám hộ khác nhau thì sẽ phải đáp ứng các điều kiện khác nhau để trở thành người giám hộ cho người được giám hộ chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người đang gặp khó khăn trong nhận thức, khó khăn làm chủ hành vi như sau:
2.1. Người giám hộ là cá nhân
Đầu tiên, đối với người giám hộ là cá nhân dựa trên quy định tại Điều 49
“Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.”
Như vậy, cá nhân muốn trở thành người giám hộ cho những người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người đang gặp khó khăn trong nhận thức, khó khăn làm chủ hành vi thì cần phải được xác định là người phải có đủ các năng lực hành vi dân sự và đương nhiên không thể thiếu quy định về độ tuổi của người đó phải từ đủ 18 tuổi trở lên và đặc biệt không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22, 23 và 24 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Bên cạnh đó thì để trở thành một người giám định thật sự tốt và có thể bảo vệ quyền lợi cho người được giám hộ thì người này cần phải có tư cách đạo đức tốt. Pháp luật nước ta không đồng ý cho việc một người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác có thể trở thành người giám hộ vì những người này chưa thực sự có tư cách đạo đức tốt và không có thể đáp ứng đủ các điều kiện về người giám hộ.
Tuy nhiên, để giúp những người này sau khi được xóa án tích về các tội trên trở về hòa nhập với cộng đồng và có thể làm lại từ đầu thì người này có quyền của mình thì vẫn có khả năng trở thành người giám hộ và đặc biệt là những người này được xác định không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Có bản án, quyết định Tòa án tuyên bố người đó bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
2.2. Người giám hộ là pháp nhân
Bên cạnh những quy định về người giám hộ là cá nhân thì theo quy định tại Điều 50 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng có quy định về người giám hộ là pháp nhân khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau có thể làm người giám hộ:
“Điều 50. Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ
Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
2. Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ”.
Trước tiên, để một pháp nhân có thể trở thành người giám hộ thì cần phải có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ. Nếu Điều lệ, nội quy hoặc mục đích thành lập khi đăng ký với cơ quan nhà nước của pháp nhân đó có quy định nhiệm vụ, chức năng giám hộ thì pháp nhân đó mới có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự để thực hiện việc giám hộ theo quy định tại Điều 86 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, pháp luật không quy định cụ thể điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ, nhưng ta có thể hiểu điều kiện này là các điều kiện về tài chính, vật chất và nhân lực để chăm sóc, giáo dục người được giám hộ. Do đó, khi cá nhân hoặc pháp nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện về quyền và nghĩa vụ thì có thể trở thành người giám hộ đương nhiên hoặc được Tòa án xem xét chỉ định làm người giám hộ. Song người giám hộ là pháp nhân thì được phép giám hộ cho nhiều người mà không nhứ như người giám hộ là cá nhân thì chỉ có quyền giám hộ cho một người.
Trên cơ sở quy định về điều kiện để trở thành người giám hộ thì theo quy định tại Điều 20 và 21
– Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu.
– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký giám hộ.
– Văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ cử.
– Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ đương nhiên.
Ngoài ra, khi đăng ký giám hộ, bạn cần xuất trình những giấy tờ như hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ và các giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký giám hộ.
Như vậy, có thể thấy được pháp luật nước ta quy định rất chặt chẽ về vấn đề người giám hộ đối với người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người đang gặp khó khăn trong nhận thức, khó khăn làm chủ hành vi về việc đảm bảo các quyền lợi của những người này trước pháp luật. Bởi lẽ những người này chưa thực sự nhận thức được hết về các hành vi của mình đối với xã hội. Bên cạnh đó thì người giám hộ cũng được quy định chặt chẽ để thực hiện tốt việc bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của người được giám hộ.