Điều kiện chuyển tiền ra nước ngoài? Cách chuyển ngoại tệ ra nước ngoài? Quy định về ngoại hối và ngoại tệ? Quy trình chuyển khoản ra nước ngoài? Muốn chuyển tiền từ Việt Nam đi nước ngoài cần những điều kiện và tiến hành thủ tục như thế nào?
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, việc chuyển tiền ra nước ngoài nằm phục vụ cho nhu cầu đầu tư hoặc chu cấp cho người thân ở nước ngoài đang là nhu cầu của rất nhiều cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên luật pháp cũng quy định khá chặt chẽ về vấn đề này, vậy pháp luật hiện nay đang quy định về việc chuyển tiền ra nước ngoài như thế nào, và việc chuyển ngoại tệ có được phép hay không.
Luật sư
* Căn cứ pháp lý:
– Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối
–
–
Trình tự thủ tục chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài
1. Điều kiện chuyển tiền ra nước ngoài
Theo quy định tại điều 7
– Đối với đối tượng là tổ chức thì được phép thực hiện hành vi chuyển tiền từ Việt Nam sang nước ngoài để nhằm một số mục đích để phục vụ cho việc tài trợ hoặc viện trợ cá nhân hoặc tổ chức ở nước ngoài hoặc được phép sử dụng vào các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Đối với đối tượng là cá nhân mang quốc tịch Việt Nam (tức là công dân Viêt Nam) hiện đang cư trú ở nước ngoài thì được chuyển tiền từ Việt Nam sang Nước ngoài để sử dụng vào một số mục đích sau:
+ Tham gia một khóa học, chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục nước ngoài.
+ Khám bệnh hoặc chữa bệnh hoặc điều trị nội trú hoặc điều trị ngoài trú ở các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ngoài;
+ Đi theo các dạng như sau: công tác hoặc du lịch hoặc thăm hoặc viếng thăm ở nước ngoài;
+ Người Việt Nam thự hiện nghĩa vụ về tài chính như các khoản về phí, lệ phí cho cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài;
+ Người Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc trợ cấp cho thân nhân như: cha, mẹ, con, vợ đang cư trú tại nước ngoài;
+ Người Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài hoặc người nước ngoài được hưởng khoản tiền từ việc nhận thừa kế
+ Người Việt Nam sang nước ngoài định cư;
+ Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.
Như vây, cá nhân hoặc tổ chức muốn chuyển tiền một chiều từ Việt Nam sang nước ngoài thì bắt buộc phải thuộc các trường hợp quy định ở trên. Tổ chức tín dụng như các công ty tài chính hoặc ngân hàng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền. Hiện nay các tổ chức tín dụng được thành lập hợp pháp và có hỗ trợ chuyển tiền ra nước ngoài rất nhiều nên cá nhân hoặc tổ chức chuyển tiền dễ dàng hơn, an toàn và tương đối nhanh chóng. Khách hàng cá nhân có nhu cầu chuyển tiền cho người thân ở nước ngoài dễ dàng thực hiện thông qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế của ngân hàng, vì an toàn và tương đối nhanh chóng.
2. Quy định về ngoại hối và ngoại tệ
Có thể hiểu: “Ngoại hối là danh từ dùng để chỉ các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế như ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ”. Theo khoản 1 điều 4
– Ngoại tệ: Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực
– Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
– Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
– Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của NCT; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ VN;
– Tiền Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.”
Quan điểm về khái niệm ngoại hối có thể được hiểu không hoàn toàn thống nhất trong hệ thống pháp luật của mỗi nước. Do vậy mà quan điểm về hoạt động ngoại hối cũng có sự khác biệt, trong đó có sự khác biệt về hoạt động ngoại hối của NCT và NKCT.
3. Cách chuyển ngoại tệ ra nước ngoài
Hiện nay, có các phương thức hỗ trợ việc chuyển tiền quốc tế được sử dụng hợp pháp ở tại Việt Nam như sau:
– Chuyển tiền qua mã SWIFT Code của ngân hàng. Đước hiểu là Mã SWIFT code là dãy số của mỗi ngân hàng, đã được chuẩn hóa dữ liệu. Người gửi sẽ tới các tổ chức tin dụng yêu cầu chuyển tiền cho người thụ hưởng đang là các đối tượng nêu trên đang cư trú tại nước ngoài.
– Qua dịch vụ như: Western Union, MoneyGram: Dịch vụ chuyển tiền này đang được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc, đặc biệt được sử dụng đối với các đối tượng người đi du nhập trên khắp đất nước.
– Chuyển tiền ra nước ngoài qua thẻ visa,
– Gửi tiền qua dịch vụ Money Gram…
4. Quy trình chuyển khoản ra nước ngoài
Bước 1: Cá nhân hoặc tổ chức chuyển tiền ra nước ngoài cần tới chi nhánh hoặc trụ sở chính của tổ chức tín dụng để điền đầy đủ, chính xác các thông tin vào “Phiếu chuyển tiền” theo mẫu quy định của ngân hàng . Bạn cần mang teo một số giấy tờ cần thiết như sau:
Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu một bản sao được công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật. Lưu ý: giấy tờ được công chứng phải còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục chuyển tiền. Đối với các giấy tờ công chứng hoặc chứng thực chỉ có hiệu lực trong khoảng thời gian 6 tháng tính từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực:
– Xuất trình một số giấy tờ liên quan tới mực đích chuyển tiền như: Về tham gia du học thì có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy báo nhận nhập học hoặc giấy báo học phí và một số giấy tờ liên quan khác về việc du học.
– Xuất trình một số giấy tờ về khám chữa bệnh như giấy nhập viện, thông báo chi phí, Giấy tiếp nhận khám chữa bệnh của cơ sở chữa bệnh;
– Xuất trình giấy chứng minh nghĩa vụ cấp dưỡng và người được hưởng trọ cấp ở nước ngoài như :Bản án hoặc quyết định ly hôn hoặc Giấy tờ chứng minh người hưởng đang ở nước ngoài…
Tổ chức tín dụng có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do cá nhân hoặc tổ chức nhu cầu chuyển đang cư trú, người không cư trú xuất trình để xem xét có được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền hay không.
Bước 2: Khi đã điền đầy đủ các thông tin về “Phiếu chuyển tiền”, nộp các giấy tờ nêu trên và nộp số tiền chuyển, phí dịch vụ chuyển tiền cho nhân viên ngân hàng thì nhân viên có nghĩa vụ cấp nhật dữ liệu vào hệ thống của ngân hàng và trả lại giấy biên nhân cho khách hàng.
Bước 3: người thụ hưởng đang cư trú tại nước ngoài có thể cầm theo giấy tờ tùy thân của mình như chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu tới các Ngân hàng để nhận khoản tiền được chuyển từ việt Nam sang nước ngoài. Trường hợp bạn chuyển theo mã SWIFT Code thì ngân hàng sẽ cấp cho người chuyển tiền một dãy số gồm 10 chữ số. người chuyển sẽ chuyển thông tin lại cho người thụ hưởng các thông tin cần thiết về mã SWIFT code.
Ngoài quy định về đối tượng chuyển, người thụ hưởng và mục đích chuyển tiền thì Cơ quan nhà nước quy định về hạn mức chuyển tiền nước ngoài quy định như sau:
Đối với hạn mức/ số tiền tối đa được chuyển tiền ra nước ngoài cho cá nhân sẽ phụ thuộc vào các mục đích khi làm thủ tục chuyển tiền và quy định riêng của từng ngân hàng như sau:
– Đối với cá nhân chuyển tiền ra nước ngoài nhằm mục đích học tập của cá nhân đang ở nước ngoài thì mức tiền dựa trên tổng số tiền trong thông báo học phí mà cá nhân phải nộp cho nhà trường và tổng số tiền để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cũng như sinh hoạt hàng ngày/ hàng tháng dựa trên: thông báo sinh hoạt, trường hợp không có thông báo sinh hoạt phí cá nhân trong nước có thể thủ tục chuyển với hạn mức tối đa không quá 25.000 USD/người/năm.
– Đối với trường hợp cá nhân đi chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh ở bên nước ngoài thì hạn mức chuyển tiền sẽ dựa trên tổng số tiền trên hóa đơn/ thông báo của các cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp được nước sở tại công nhận và tổng số tiền để chi trả khoản chi phí sinh hoạt khi ở tại nước ngoài theo hóa đơn hoặc thông báo sinh hoạt, nếu không có chứng từ chứng minh thì cá nhân trong nước có thể chuyển với hạn mức không quá 25.000 USD/người/năm.
– Đối với cá nhân đi sang nước ngoài theo phương thức công tác hoặc du lịch hoặc tham viếng thì có thể mua ngoại tệ và mang theo bên mình khoảng bảy nghìn USD/người/lần, trong quá trình tham gia du lịch hoặc thăm viếng nước ngoài thì những thân nhân của người trên có thể chuyển khoản tiền với hạn mức không quá hai mươi năm nghìn USD/Người/năm để trợ cấp.
– Đối với cá nhân là công dân Việt Nam mà phải nghĩa vụ trợ cấp thân nhân đang định cư ở nước ngoài như: Ông, bà nội/ngoại; Bố, mẹ, con đẻ/nuôi; Vợ, chồng; Anh/chị/em ruột thì không hạn mức số tiền chuyển nhượng, còn các đối tượng khác thì hạn mức chuyển tiền tối đa không quá hai mươi năm nghìn USD/người/năm, được hưởng thừa kế thì chuyển trên số tiền người đó được hưởng thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc, chuyển sang bên phía nước ngoài định cư thì số tiền được gửi tổng số tài sản mà cá nhân đang có được coi hợp pháp.
Như vậy với các thông tin ở trên, chúng tôi đã hướng dẫn một cách khái quát, sơ lược các điều kiện và cách chuyển tiền ra nước ngoài theo pháp luật Việt Nam. Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp Công ty luật TNHH Dương Gia để được giải đáp.