Điều kiện chuyển ngạch nhân viên thiết bị sang ngạch giáo viên? Điều kiện chuyển ngạch viên chức? Quy định về tuyển dụng viên chức giáo viên? Điều kiện chuyển ngạch giáo viên theo quy định mới nhất?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện chuyển ngạch viên chức sang ngạch giáo viên:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào công ty luật Dương gia. Tôi có một thắc mắc như sau: Hiện tại tôi đang làm nhân viên thiết bị ở trường THPT với mã ngạch là 01003. Cho tôi được hỏi nếu ở đơn vị tôi đang công tác nếu có nhu cầu về giáo viên dạy lớp môn hóa học thì tôi có thể xin chuyển sang mã ngạch 15113 hay không? Nếu được thì tôi phải làm như thế nào để có thể chuyển ngạch được (tôi có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hóa). Mong quý công ty TNHH Dương Gia giải đáp dùm tôi. Chân thành cám ơn công ty.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 23/2015/TTLT-BGĐT-BNV quy định các trường hợp bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp:
Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo dục trung học phổ thông Hạng III (mã số V.07.04.15) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch giáo viên trung học (mã số 15.113)
Theo đó, Điều 29 Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 29. Thay đổi chức danh nghề nghiệp
1. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức được thực hiện như sau:
a) Khi chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng phải thực hiện thông qua việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp
Điều 6 Thông tư 12/2012/TT-BNV hướng dẫn chi tiết như sau:
Điều 6. Xét chuyển chức danh nghề nghiệp
1. Việc xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng đối với viên chức phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Viên chức được bố trí sang vị trí việc làm mới có yêu cầu chức danh nghề nghiệp chuyên ngành khác cùng hạng với chức danh nghề nghiệp đang đảm nhiệm;
b) Viên chức đáp ứng đúng tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp mới.
2. Việc xét chuyển sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng đối với viên chức được tiến hành như sau:
a) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức xem xét các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức; kiểm tra, sát hạch về hiểu biết, về chuyên môn, nghiệp vụ và các yêu cầu khác theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm mới bằng hình thức phỏng vấn hoặc thực hành;
b) Nếu viên chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm mới thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra
3. Khi xét chuyển sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng không kết hợp nâng bậc lương đối với viên chức.
Như vậy, khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện xét chuyển chức danh nghề nghiệp nêu trên thì bạn sẽ được chuyển sang chức danh nghề nghiệp mà bạn đang công tác theo quy định trên. Điều kiện của Giáo viên trung học phổ thông hạng III được quy định cụ thể tại Điều 6 Thông tư 23/2015/TTLT-BGĐT-BNV như sau:
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học phổ thông;
b) Thực hiện được kế hoạch, chương trình, giáo dục trung học phổ thông;
c) Biết vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh trung học phổ thông;
d) Biết vận dụng những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học phổ thông;
đ) Biết cách phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trung học phổ thông;
e) Có khả năng vận dụng hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
g) Có khả năng hướng dẫn học sinh trung học phổ thông nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Vì ngạch nhân viên thiết bị và ngạch giáo viên là hai vị trí làm việc khác nhau, nên nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên bạn làm đơn gửi đến người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi bạn đang làm việc. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức xem xét các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức; kiểm tra, sát hạch về hiểu biết, về chuyên môn, nghiệp vụ và các yêu cầu khác theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm mới bằng hình thức phỏng vấn hoặc thực hành. Khi đáp ứng đầy đủ điều kiện, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra
2. Quy định về tuyển dụng viên chức giáo viên:
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi luật sư. năm nay viên chức giáo viên được tuyển với hình thức thi tuyển hay xét tuyển ạ? Nếu thi tuyển thì hình thức thi sẽ như thế nào? Vì em là sinh viên mới ra trường nên chưa nắm được các quy định của việc tuyển dụng giáo viên. Nhờ luật sư tư vấn cho em với ạ. Em xin chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Điều 23 Luật Viên chức 2010 quy định về phương thức tuyển dụng viên chức như sau: “Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.” Việc tổ chức tuyển dụng viên chức được quy định tạo Điều 24
“1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng.
2. Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào viên chức.
3. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung liên quan đến tuyển dụng viên chức quy định tại Luật này.”
Theo đó tùy vào điều kiện, yêu cầu của các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ thực hiện việc tuyển dụng viên chức theo hình thức thi tuyển hoặc tuyển dụng. Như vậy, bạn phải liên hệ trực tiếp tới cơ sở, trường bạn muốn được tuyển dụng làm viên chức giáo viên để có thông tin cụ thể về chỉ tiêu tuyển dụng và hình thức tuyển dụng của cơ sở, trường đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm về điều kiện chung về tuyển dụng viên chức với điều kiện của bản thân được quy định tại điều 22
“1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
c) Có đơn đăng ký dự tuyển;
d) Có lý lịch rõ ràng;
đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.”
3. Điều kiện chuyển ngạch giáo viên:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một thắc mắc như sau: Hiện tại tôi đang làm nhân viên thiết bị ở trường THPT với mã ngạch là 15.113 ( giống với mã ngạch của giáo viên). Cho tôi được hỏi nếu ở đơn vị tôi đang công tác nếu có nhu cầu về giáo viên dạy lớp môn Sinh học thì tôi có thể xin chuyển sang làm giáo viên (mã ngạch 15.113) hay không? Nếu được thì tôi phải làm như thế nào để có thể chuyển ngạch được (tôi có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm Sinh).
Mong Quý Công ty TNHH Dương Gia giải đáp dùm tôi!
Chân thành cám ơn công ty!
Luật sư tư vấn:
Khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV được đính chính bởi Khoản 1 Điều 1 Quyết định 6205/QĐ-BGDĐT năm 2015, quy định với viên chức hiện đang giữ ngạch giáo viên trung học (15.113) được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (V.07.05.15):
“Điều 8. Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp
Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch giáo viên trung học phổ thông quy định tại Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08 tháng 6 năm 1994 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo (sau đây viết tắt là Quyết định số 202/TCCP-VC); Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch của một số ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo, văn hóa – thông tin (sau đây viết tắt là Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV) nay được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông quy định tại Thông tư liên tịch này, như sau:
1. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch giáo viên trung học cao cấp (mã số 15.112).
2. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (mã số V.07.05.15) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch giáo viên trung học (mã số 15.113).”
Khoản 2, 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng III:
“Điều 6. Giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã số V.07.05.15
(…)
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học phổ thông;
b) Thực hiện được kế hoạch, chương trình, giáo dục trung học phổ thông;
c) Biết vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh trung học phổ thông;
d) Biết vận dụng những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học phổ thông;
đ) Biết cách phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trung học phổ thông;
e) Có khả năng vận dụng hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
g) Có khả năng hướng dẫn học sinh trung học phổ thông nghiên cứu khoa học kỹ thuật.”
Vì vậy, ngoài bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, bạn cần phải đảm bảo đủ các điều kiện tiêu chuẩn quy định như trên để được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III.