Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác? Trình tự, thủ tục quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội? Trình tự, thủ tục quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ?
Rừng chính là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, rừng còn có giá trị vô cùng lớn đối với đời sống và sản xuất của xã hội. Rừng thực chất là một quần xã sinh vật có diện tích lớn. Trong đó, thành phần chủ yếu đóng vai trò chủ chốt đó chính là cây rừng. Việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có ý nghĩa quan trọng trên thực tế và pháp luật cũng đã có những quy định khá cụ thể về vấn đề này. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Lâm nghiệp 2017.
– Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính Phủ.
– Nghị định 83/2020/NĐ-CP của Chính Phủ.
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác:
- 2 2. Trình tự, thủ tục quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội:
- 3 3. Trình tự, thủ tục quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ:
1. Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 thì đất rừng thuộc nhóm đất nông nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Trong giai đoạn hiện nay, đất rừng được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Với những công dụng thiết yếu như vậy nên theo quy định tại Điều 19 Luật lâm nghiệp 2017 thì các cá nhân, tổ chức muốn chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì các cá nhân và các tổ chức này sẽ cần đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:
– Các cá nhân, tổ chức muốn chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì cần đáp ứng điều kiện phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
– Các cá nhân, tổ chức muốn chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
– Các cá nhân, tổ chức muốn chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì cần có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
– Các cá nhân, tổ chức muốn chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì cần có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
Như vậy, các cá nhân, tổ chức muốn chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì các cá nhân và các tổ chức này trên thực tế sẽ cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện cụ thể được nêu trên. Bên cạnh đó, ta nhận thấy rằng, việc các chủ thể chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác sẽ cần phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Việc tuân thủ và đảm bảo các điều kiện này góp phần quan trọng bảo vệ sự phát triển của đất rừng nước ta.
2. Trình tự, thủ tục quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội:
Trình tự thực hiện bao gồm các bước sau đây:
– Bước 1: Nộp hồ sơ:
Các tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng sẽ phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính một bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng.
– Bước 2: Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
– Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng. Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Bước 4: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ; tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức hội đồng thẩm định hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và nêu rõ lý do.
– Bước 5: Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: Thực hiện theo quy chế làm việc của Chính phủ.
– Bước 6: Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: Thực hiện theo quy chế làm việc của Quốc hội.
– Bước 7: Sau khi Quốc hội đã quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, kết quả được gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có tránh nhiệm phải chuyển kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trả cho tổ chức, cá nhân.
Hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (01 bộ), bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.
– Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện).
– Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công.
– Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng)
Thời hạn giải quyết:
– Thời hạn giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 ngày làm việc.
– Thời hạn giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 25 ngày làm việc.
– Thời hạn giải quyết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 25 ngày làm việc.
– Thời hạn giải quyết của Thủ tướng Chính phủ: Theo Quy chế làm việc của Chính phủ.
– Thời hạn giải quyết của Quốc hội: Theo quy chế làm việc của Quốc hội.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
3. Trình tự, thủ tục quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ:
Trình tự thực hiện bao gồm các bước cơ bản sau đây:
– Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng sẽ cần phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng.
– Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng và nêu rõ lý do.
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và trong thời hạn 05 ngày làm việc. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Bước 3: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và trong thời hạn 20 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng. Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Bước 4: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ; tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
– Bước 5: Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: Thực hiện theo quy chế làm việc của Chính phủ.
– Bước 6: Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, kết quả được gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm phải chuyển kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trả cho tổ chức, cá nhân.
Hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (01 bộ), bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau:
– Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng;
– Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện);
– Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công;
– Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng)
Thời hạn giải quyết:
– Thời hạn giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 ngày làm việc.
– Thời hạn giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 25 ngày làm việc.
– Thời hạn giải quyết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 25 ngày làm việc.
– Thời hạn giải quyết của Thủ tướng Chính phủ: Theo Quy chế làm việc của Chính phủ.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.