Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật

Điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm chuyên ngành Y tế

  • 23/02/202123/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    23/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế. Điều kiện đối với cơ sở thiết bị, dụng cụ.

      Điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế. Điều kiện đối với cơ sở  thiết bị, dụng cụ.


      Căn cứ Điều 4, Nghị định 67/2016/NĐ-CP thì điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được quy định như sau:

      Thứ nhất, Điều kiện đối với cơ sở

      1. Địa điểm, môi trường:

      –   Có đủ diện tích để bố trí khu vực sản xuất thực phẩm, các khu vực phụ trợ và thuận tiện cho hoạt động sản xuất, bảo quản và vận chuyển thực phẩm;

      –   Khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm không bị ngập nước, đọng nước;

      –   Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại;

      –   Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác.

      2. Thiết kế xây dựng nhà xưởng:

      –   Nhà xưởng sản xuất và các khu vực phụ trợ phải được thiết kế xây dựng đủ diện tích để bố trí thiết bị của dây chuyền sản xuất thực phẩm và phù hợp với công năng thiết kế của cơ sở;

      –   Quy trình sản xuất thực phẩm phải được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;

      –   Khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan phải được thiết kế xây dựng tách biệt;

      –   Đường nội bộ phải được thiết kế xây dựng bảo đảm vệ sinh; cống rãnh thoát nước thải phải được che kín, bảo đảm vệ sinh và khai thông;

      –   Nơi tập kết, xử lý chất thải phải thiết kế xây dựng ở ngoài khu vực nhà xưởng sản xuất thực phẩm và bảo đảm vệ sinh.

      3. Kết cấu nhà xưởng:

      –   Nhà xưởng phải có kết cấu vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô và quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm;

      –   Vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải có bề mặt nhẵn, không thấm nước, không thôi nhiễm chất độc hại ra thực phẩm, ít bị bào mòn do các chất tẩy rửa, tẩy trùng gây ra và dễ lau chùi, khử trùng;

      –   Tường nhà phẳng, sáng màu, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh; trần nhà phẳng, sáng màu, không bị dột, thấm nước, rạn nứt, dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;

      –   Nền nhà phẳng, nhẵn, thoát nước tốt, không thấm và dễ làm vệ sinh.

      4. Hệ thống thông gió:

      –   Bảo đảm thông thoáng cho các khu vực của cơ sở và phù hợp với yêu cầu loại hình sản xuất thực phẩm; dễ bảo dưỡng và làm vệ sinh.

      –   Hướng gió của hệ thống thông gió phải bảo đảm không được thổi từ khu vực có nguy cơ ô nhiễm sang khu vực có yêu cầu sạch.

      5. Hệ thống chiếu sáng:

      –   Bảo đảm ánh sáng để đáp ứng yêu cầu sản xuất, kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm;

      –   Bóng đèn chiếu sáng phải được che chắn an toàn bằng hộp, lưới để tránh bị vỡ và bảo đảm mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm.

      6. Hệ thống cung cấp nước:

      –   Bảo đảm đủ nước sạch để sản xuất thực phẩm và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống;

      –   Bảo đảm đủ nước sạch để rửa tay, vệ sinh thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt trong quá trình sản xuất.

      7. Hơi nước và khí nén:

      –   Hơi nước, khí nén sử dụng cho sản xuất thực phẩm phải bảo đảm sạch, an toàn, không gây ônhiễm cho thực phẩm;

      –   Phải có đường ống riêng, màu riêng để dễ phân biệt và không được nối hệ thống nước sử dụng cho sản xuất thực phẩm với hệ thống nước dùng để sản xuất hơi nước, làm lạnh, phòng cháy, chữa cháy hay sử dụng cho mục đích khác.

      8. Hệ thống xử lý chất thải:

      –   Có đủ dụng cụ thu gom chất thải rắn có nắp đậy. Dụng cụ chứa đựng chất thải rắn nguy hiểm phải có ký hiệu để phân biệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Nếu không có hệ thống xử lý chất thải rắn thì phải có hợp đồng kinh tế thu gom với tổ chức, cá nhân được phép xử lý rác thải rắn khác trên địa bàn địa phương;

      –   Hệ thống xử lý chất thải phải được vận hành thường xuyên và chất thải được xử lý đạt các tiêu chuẩn theo quy định về vệ sinh môi trường.

      9. Nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động:

      –   Nhà vệ sinh phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực sản xuất;

      –   Thông gió bố trí phù hợp, bảo đảm không được thổi từ nhà vệ sinh sang khu vực sản xuất; thoát nước thải phải dễ dàng và bảo đảm vệ sinh. Có bảng hướng dẫn rửa tay sạch;

      –   Có phòng thay trang phục bảo hộ lao động trước và sau khi làm việc.

      10. Trong quá trình sản xuất, nguyên liệu thực phẩm và bao bì thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

      –   Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến sử dụng trong sản xuất thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn;

      –   Bao bì thực phẩm phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; không thôi nhiễm và bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.

      Thứ hai, Điều kiện đối với thiết bị, dụng cụ

      1. Thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thiết kế chế tạo phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất; bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm, dễ làm sạch, khử trùng, bảo dưỡng. Thiết bị, dụng cụ sản xuất di động phải bền, dễ di chuyển, tháo lắp và làm vệ sinh.

      2. Phương tiện rửa và khử trùng tay:

      –   Có đủ thiết bị rửa tay, khử trùng tay, ủng, giầy, dép trước khi vào khu vực sản xuất thực phẩm;

      –   Xưởng sản xuất thực phẩm phải có bồn rửa tay cho nhân viên; nơi rửa tay phải có xà phòng hoặc nước sát trùng; khăn, giấy lau tay sử dụng một lần hoặc máy sấy khô tay.

      3. Thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm:

      –   Có đủ và phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói thực phẩm;

      –   Được chế tạo bằng vật liệu không độc, ít bị mài mòn, không bị han gỉ, không thôi nhiễm các chất độc hại, không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm;

      –   Dễ làm vệ sinh, bảo dưỡng; không làm nhiễm bẩn thực phẩm do dầu mỡ bôi trơn, mảnh vụn kim loại;

      –   Có đủ quy trình vệ sinh, quy trình vận hành đối với phương tiện và thiết bị của dây chuyền sản xuất.

      4. Phòng chống côn trùng và động vật gây hại:

      –   Thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại phải được làm bằng các vật liệu không gỉ, dễ tháo rời để làm vệ sinh, thiết kế phù hợp, bảo đảm ngăn chặn được sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại;

      dieu-kien-chung-doi-voi-co-so-san-xuat-thuc-pham-thuoc-linh-vuc-quan-ly-chuyen-nganh-cua-bo-y-te.

      >>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568

      –   Không sử dụng thuốc, động vật để diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất thực phẩm.

      5. Thiết bị dụng cụ giám sát, đo lường:

      –   Có thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng, an toàn sản phẩm và đánh giá được chỉ tiêu cơ bản về chất lượng, an toàn thực phẩm. Nếu không có thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm thì phải có hợp đồng kinh tế với tổ chức, cá nhân được phép kiểm nghiệm khác;

      –   Thiết bị, dụng cụ, phương tiện đo phải bảo đảm độ chính xác trong quá trình sử dụng theo quy định của pháp luật về đo lường.

      6. Việc sử dụng chất tẩy rửa và sát trùng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

      –   Chỉ dùng các hóa chất tẩy rửa, sát trùng được phép sử dụng;

      –   Phải được đựng trong bao bì dễ nhận biết, có hướng dẫn sử dụng và không để ở nơi sản xuất thực phẩm.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Chuyên ngành

        Cơ sở sản xuất

        Sản xuất nông nghiệp

        Thực phẩm chức năng

        Thực phẩm không rõ nguồn gốc


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gì?

        Những năm trở lại đây, hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu xác nhận trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có thu nhập từ hoạt động sản xuất là rất lớn. Dưới đây là bài viết làm rõ các vấn đề liên quan đến hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

        ảnh chủ đề

        Thủ tục xác nhận trực tiếp sản xuất nông nghiệp thế nào?

        Xác nhận người trực tiếp sản xuất nông nghiệp là việc cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện các biện pháp cụ thể, để xác minh các đối tượng trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhằm phục vụ cho các hoạt động pháp lý liên quan đến việc sử dụng đất đai. Vậy thủ tục xác nhận trực tiếp sản xuất nông nghiệp thế nào?

        ảnh chủ đề

        Bảng giá chi phí kiểm nghiệm thực phẩm chức năng mới nhất

        Ở nhiều thị trường trên toàn thế giới, người tiêu dùng đang tìm kiếm các loại thực phẩm và đồ uống không chỉ mang lại hương vị và lượng calo mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe cụ thể. Vì vậy dưới đây cung cấp cho các bạn bảng giá chi phí kiểm nghiệm thực phẩm chức năng mới nhất để chủ động lựa chọn sản phẩm tốt cho bản thân.

        ảnh chủ đề

        Thủ tục công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước

        Khi kinh doanh thực phẩm chức năng là ngành nghề phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định pháp luật bởi đây là sản phẩm liên quan đến sức khoẻ con người. Các doanh nghiệp khi kinh doanh cần phải thực hiện thủ tục công bố thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến quý bạn đọc trình tự, thủ tục công bố thực phẩm chức năng trong nước.

        ảnh chủ đề

        Thủ tục đăng ký lưu hành thực phẩm, thực phẩm chức năng

        Đối với những sản phẩm là thực phẩm hay cụ thể hơn là thực phẩm chức năng sẽ phải được đăng ký công bố, lưu hành khi đưa ra thị trường. Dưới đây là thủ tục đăng ký lưu hành thực phẩm, thực phẩm chức năng, mời bạn đọc tham khảo: 

        ảnh chủ đề

        Cày ải là gì? Lợi ích cày ải phơi đất? Áp dụng cày ải khi nào?

        Cày ải, phơi đất từ xa xưa được xem là một giải pháp kỹ thuật đem lại nhiều lợi ích trong sản xuất nông nghiệp. Việc tìm hiểu nghiên cứu về phương pháp này rất có ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin về biện pháp cày ải.

        ảnh chủ đề

        Quy trình thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng

        Quy trình thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng bao gồm các bước: Chuẩn bị thanh tra; Ban hành quyết định thanh tra; Tiến hành thanh tra; Kết thúc thanh tra; Thực hiện kết luận thanh tra.

        ảnh chủ đề

        Các yếu tố tác động đến hoạt động thanh tra chuyên ngành xây dựng

        Nhận thức về tầm quan trọng của thanh tra chuyên ngành xây dựng? Sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với thanh tra xây dựng? Sự hoàn thiện của pháp luật về hoạt động thanh tra xây dựng? Tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất và nhân sự thanh tra chuyên ngành xây dựng?

        ảnh chủ đề

        Các hình thức và vai trò của hoạt động thanh tra chuyên ngành xây dựng

        Các hình thức hoạt động thanh tra chuyên ngành Xây dựng? Vai trò của hoạt động thanh tra chuyên ngành Xây dựng được thể hiện như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Đối tượng, chủ thể và nguyên tắc của thanh tra chuyên ngành xây dựng

        Chủ thể tiến hành, đối tượng của hoạt động thanh tra chuyên ngành Xây dựng? Nguyên tắc và nội dung của hoạt động thanh tra chuyên ngành Xây dựng?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|34268|
        "