Điều kiện cho người nước ngoài thuê nhà. Người nước ngoài có quyền được phép thuê nhà tại Việt Nam không? Thủ tục cho thuê nhà?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang dự định cho người nước ngoài thuê nhà để ở và làm văn phòng. Xin hỏi, điều kiện và thủ tục như thế nào? Hợp đồng cho người nước ngoài thuê nhà có cần công chứng, chứng thực?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều kiện cho người nước ngoài thuê nhà:
Theo quy Điều 119 Luật Nhà ở 2014 có quy định về điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở như sau:
“a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng
hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượnghợp đồng mua bán nhà ở;b) Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
Như vậy, trong trường hợp này, điều kiện để bạn có thể cho người nước ngoài thuê nhà đó là bạn phải là chủ sở hữu của nhà ở. Ngoài ra, bạn phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra, đối với nhà ở cho thuê thì phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Đã được cấp Giấy chúng nhận quyền sở hữu nhà ở;
– Phải là nhà ở riêng lẻ hoặc căn hộ khép kín;
– Bảo đảm chất lượng, an toàn cho người thuê;
– Không có tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng;
– Bảo đảm cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường và các điều kiện thiết yếu khác.
Thủ tục cho người nước ngoài thuê nhà: thủ tục cho người nước ngoài thuê nhà được tiến hành theo quy định tại Điều 120 Luật Nhà ở 2014 như sau:
>>> Luật sư
“1. Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (sau đây gọi chung là hợp đồng về nhà ở) có các nội dung quy định tại Điều 121 của Luật này; trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì chỉ cần lập văn bản tặng cho.
2. Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó; trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, bên nhận tặng cho, nhận đổi, nhận góp vốn, nhận thừa kế nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở.”
Như vậy, trong trường hợp này khi cho người nước ngoài thuê nhà thì hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận lập hợp đồng thuê nhà. Các nội dung thỏa thuận ở đây có thể bao gồm: giá thuê, thời gian thuê, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên… Và theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì trong trường hợp này, hợp đồng phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.