Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng xét nghiệm. Điều kiện hoạt động phòng xét nghiệm vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm.
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng xét nghiệm. Điều kiện hoạt động phòng xét nghiệm vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm.
Căn cứ pháp lý của TTHC:
– Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23/11/2009;
– Thông tư số 41/2011/TT-BYT, ngày 14/11/011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Thông tư số 03/2013/TT-BTC ngày 08/01/2013 của Bộ Tài chính quy định phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện; thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề y, dược; lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế, dược phẩm; cấp chứng chỉ hành nghề y; cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh;
a) Xây dựng và thiết kế:
– Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
– Phòng xét nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu về giải pháp thiết kế kiến trúc và giải pháp kỹ thuật.
b) Đối với phòng xét nghiệm có thực hiện xét nghiệm vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điểm a Khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;
c) Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật;
d) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
2. Thiết bị y tế:
Có đủ thiết bị xét nghiệm, dụng cụ y tế để thực hiện được ít nhất 01 trong 06 loại xét nghiệm vi sinh, hóa sinh, huyết học, miễn dịch, giải phẫu bệnh, di truyền y học.
3. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng xét nghiệm phải đáp ứng các điều kiện như sau:
– Là bác sỹ hoặc cử nhân sinh học hoặc cử nhân hóa học hoặc dược sỹ đại học hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm (tốt nghiệp đại học) có chứng chỉ hành nghề –
– Có thời gian làm việc xét nghiệm ít nhất là 54 tháng kể cả thời gian học sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm kể từ ngày bắt đầu thực hiện công việc xét nghiệm (xác định từ thời điểm ký kết
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng xét nghiệm, các đối tượng khác làm việc trong phòng xét nghiệm nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
Chỉ được thực hiện các xét nghiệm phù hợp với thiết bị xét nghiệm hiện có và năng lực thực tế của người hành nghề tại phòng xét nghiệm.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Xử phạt hành chính khi vi phạm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm
– Mức xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về an toàn sinh học trong phòngxét nghiệm
– Làm giả con dấu của phòng khám bệnh viện
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua điện thoại
– Tổng đài tư vấn luật miễn phí 1900.6568
– Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài 24/7