Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh và chế tài xử lý hành vi vi phạm bí mật kinh doanh về sở hữu công nghiệp.
Theo Điều 84 Luật sở hữu trí tuệ 2005, quy định về Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây :
– Không phải là hiểu biết thông thường hoặc không dễ dàng có được.
– Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó: lợi thế ở đây là lợi thế về giá trị kinh tế, giá trị thương mại…
– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Vấn đề bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt Nam còn khá mới mẻ nhưng việc ăn cắp bí mật kinh doanh đang diễn ra ngày một tinh vi hơn, mức độ phức tạp ngày càng tăng lên. Trong khi mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt nên các đối thủ chắc chắn không hề muốn chia sẽ thông tin cho nhau.
Hơn nữa, khi mà người lao động có quyền tự do lựa chọn và thay đổi nơi làm việc, sẽ có khả năng rất cao là họ mang theo thông tin đến nơi làm việc mới mà thông thường là các đối thủ cạnh tranh của công ty cũ.
Bản thân các thông tin bí mật không phải là giải pháp kỹ thuận nên không thể nào bảo hộ được dưới danh nghĩa sáng chế và cũng không thể giải trình công khai để đăng ký bảo hộ do tinh bảo mật của thông tin.
Các chế tài xử lý đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh cũng chưa thực sự nghiêm khắc (chủ yếu áp dụng biện pháp dân sự, hành chính). Điều này một phần là do hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh khi ít ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng và toàn xã hội mà chỉ ảnh hưởng tới chủ sở hữu nó.
Ngoài ra còn do những yếu tố khác như: gián điệp kinh tế, bị hacker xâm nhập vào mạng Internet, bị mất các thiết bị lưu trữ ( Usb, CD,Laptop…)
Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm quyền của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại và phải chứng minh được các yêu cầu của mình cũng như chứng minh được hành vi xâm phạm đối với quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh do mình sở hữu.
Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với bí mật kinh doanh, chủ thể có bí mật kinh doanh phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện hoạt động mà trong đó thông tin tạo thành bí mật kinh doanh được tạo ra, tìm ra, có được và biện pháp bảo mật thông tin đó.
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm bí mật kinh doanh về sở hữu công nghiệp thì bị xử phạt theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Theo Điều 31 Nghị Định 120/2005/NĐ-CP Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh:
“Điều 31. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng bí mật kinh doanh để sản xuất và lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
b) Tiết lộ, cung cấp bí mật kinh doanh cho đối thủ cạnh tranh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó. 3. Ngoài việc bị phạt theo khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.”
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nội dung quyền sở hữu trí tuệ đối với bí mật kinh doanh
– Sử dụng trái phép bí mật kinh doanh
– Trình tự thủ tục cấp lại đăng ký kinh doanh do bị mất, rách, nát
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 19006568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật thuế trực tuyến miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại