Điều kiện bảo đảm công tác tiêm chủng. Về nguồn kinh phí cho hoạt động tiêm chủng.
Điều kiện bảo đảm công tác tiêm chủng. Về nguồn kinh phí cho hoạt động tiêm chủng.
Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng, tại Mục 4 Chương II quy định về điều kiện bảo đảm công tác tiêm chủng như sau:
Về hệ thống cung ứng dịch vụ tiêm chủng:
– Các cơ sở y tế nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao phải thực hiện tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch và phải bảo đảm các điều kiện tiêm chủng theo quy định tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP.
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 104/2016/NĐ-CP; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân nếu đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP được phép đăng ký với Sở Y tế sở tại để thực hiện tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và phải tổ chức triển khai tiêm chủng chống dịch khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Về giá dịch vụ tiêm chủng:
– Giá dịch vụ tiêm chủng được tính dựa trên các yếu tố sau đây:
+) Giá mua vắc xin;
+) Chi phí vận chuyển, bảo quản vắc xin;
+) Chi phí dịch vụ tiêm chủng.
– Chi phí dịch vụ tiêm chủng được tính theo từng loại vắc xin, số lần tiêm hoặc uống và được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí trực tiếp, gián tiếp sau đây:
+) Tiền công khám sàng lọc, tư vấn, công tiêm, theo dõi sau tiêm chủng;
+) Tiền vật tư tiêu hao;
+) Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng;
+) Khấu hao tài sản cố định; chi phí chi trả lãi tiền vay theo các
+) Chi phí của bộ phận gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để bảo đảm cho hoạt động của cơ sở tiêm chủng.
– Không tính vào giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch đối với các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm.
– Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch.
Về nguồn kinh phí cho hoạt động tiêm chủng:
– Nguồn kinh phí hình thành cho hoạt động tiêm chủng:
+) Ngân sách nhà nước;
+) Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước;
+) Nguồn Quỹ bảo hiểm y tế;
+) Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
– Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
+) Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cho các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 28 và khoản 4 Điều 29 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
+) Đầu tư hệ thống dây chuyền lạnh cho Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch;
+) Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, kiểm tra, thanh tra hoạt động tiêm chủng, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong tiêm chủng;
+) Bồi thường khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch bị tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng.