Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những loại thuế đóng góp nguồn thu quan trọng vào ngân sách nhà nước, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:
Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Thuế thu nhập doanh nghiệp được xem là công cụ để phân bổ nguồn lực nền kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giúp nhà nước có nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Thông tư
– Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ chỉ được áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, chứng từ, hóa đơn và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai;
– Trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu các doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau thì doanh nghiệp đó bắt buộc phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng chế độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, để kê khai nộp thuế riêng từng loại cho cơ quan thuế;
– Không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20% đối với các khoản thu nhập như sau:
+ Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng quyền góp vốn, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia các loại hình dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò và khai thác các loại khoáng sản, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở ngoài lãnh thổ của Việt Nam;
+ Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
+ Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc diện phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo đó thì có thể nói, để được hưởng mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Và điều kiện cần phải đáp ứng để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay đang được thực hiện theo Điều 18 của Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành
2. Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp gồm những gì?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá/dịch vụ và các loại thu nhập khác. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 có quy định về thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các thu nhập khác bắt buộc phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong đó, thu nhập khác cần phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các khoản thu nhập sau đây:
– Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng quyền góp vốn, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng các loại hình dự án đầu tư, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò khai thác và chế biến các loại khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
– Thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, thu nhập từ quyền sở hữu tài sản, trong đó bao gồm cả các khoản thu nhập phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
– Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng tài sản, cho thuê hoặc thanh lý tài sản, trong đó bao gồm cả các loại giấy tờ có giá theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015;
– Thu nhập từ lãi tiền gửi, thu nhập từ hoạt động cho vay vốn, buôn bán ngoại tệ;
– Thu nhập từ nợ khó đòi đã xóa tuy nhiên này đã đòi được;
– Thu nhập từ nợ phải trả tuy nhiên không xác định được chủ;
– Thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót, và các khoản thu nhập khác, trong đó bao gồm cả thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở ngoài lãnh thổ của Việt Nam.
3. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là ai?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi tại Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính), thì đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định là các tổ chức tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Bao gồm các đối tượng như sau:
– Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân;
– Văn phòng luật sư, các văn phòng công chứng tư nhân;
– Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;
– Các bên trong hợp đồng phân chia tài sản dầu khí, các loại xí nghiệp liên doanh dầu khí;
– Công ty điều hành chung, các đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ có phát sinh thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Tổ chức được thành lập vào hoạt động theo quy định của pháp luật hợp tác xã;
– Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài, có cơ sở thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Các cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài được xác định là các cơ sở sản xuất kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoạt động hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính.
THAM KHẢO THÊM: