Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm? Trường hợp không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm?
Việc các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào hoạt động bảo hiểm thì sẽ được công ty bảo hiểm phải chi trả một số tiền bảo hiểm theo đúng những gì các bên đã quy định trong hợp đồng bảo hiểm, việc làm này của công ty bảo hiểm được xem là một nguyên tắc bất di bát dịch và được hình thành từ khi công ty bảo hiểm được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với mỗi loại hình bảo hiểm của các công ty bảo hiểm khác nhau thì sẽ thực hiện việc chi trả cho các rủi ro mà khách hàng theo các quy định và giao kết trong hợp đồng bảo hiểm mà các bên thỏa thuận là khác nhau. Do đó mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối giải quyết quyền lợi bảo hiểm các trường hợp nằm trong điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm mà pháp luật hiện hành quy định.
Vậy theo như quy định của pháp luật bảo hiểm thì điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm được quy định với nội dung ra sao? Cùng Luật Dương Gia tìm hiểu điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là gì qua bài viết sau.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành
1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm theo như quy định của pháp luật là gì? thì tác giả sẽ gửi đến quy bạn đọc định nghĩa về việc loại trừ bảo hiểm dưới góc độ pháp lý là gì? Do đó, định nghĩa về loại trừ bảo hiểm được quy định dưới góc độ này là việc loại trừ những trường hợp, sự kiện, sự cố mang tính chất chủ quan như vi phạm pháp luật, vi phạm cam kết, … thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải bồi thường.
Bên cạnh đó thì khái niệm về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thường được xác định là những loại trừ về những rủi ro mang tính thảm hoạ lớn và những rủi ro chi được bảo hiểm trong điều kiện đặc biệt, những sự kiện sự cố mang tính chất chủ quản vi phạm pháp luật, vi phạm cam kết thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường. Đồng thời thì điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm còn được biết đến là điều khoản thu hẹp phạm vi bảo hiểm hay nói một cách khác là giảm bớt trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm nếu xảy ra những quy định được loại trừ này.
Điều khoản loại trừ là yếu tố không thể thiếu trong một hợp đồng bảo hiểm, mục đích chính là để đảm bảo nguyên tắc công bằng và chính trực, phòng tránh các trường hợp cố tình trục lợi bảo hiểm, và đảm bảo chi phí khách hàng phải trả để được bảo vệ trong hợp đồng bảo hiểm ở mức độ chấp nhận được, cân bằng giữa quyền lợi của khách hàng và của doanh nghiệp bảo hiểm. Việc này được quy định theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Đồng thời, sau khi tiến hành sửa đổi và hợp nhất một số nội dung và quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm và cũng được quy định trong văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành cũng kế thừa những quy định về hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm của
“1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm”.
Từ quy định vừa được nêu ra ở trên là để đảm bảo sự công bằng về quyền lợi giữa bên mua bảo hiểm và bên cung cấp bảo hiểm. Do đó, theo như quy định của pháp luật này thì bên mua bảo hiểm cần phải thực hiện đúng những gì mà được quy định trong hợp đồng bảo hiểm dó hai bên đã ký kết trước đó thì sẽ luôn được thụ hưởng lợi ích từ các dịch vụ bảo hiểm. Bên cạnh đó thì theo như quy định này cũng đã nhắc đến vấn đề điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm có thể được áp dụng khi có sảy ra tường hợp lợi dụng hợp đồng để trục lợi cá nhân thì tùy vào từng trường hợp để bảo vệ doanh nghiệp bảo hiểm trước những cá nhân có hành vi vi phạm hợp đồng mà pháp luật này đã quy định.
Bên cạnh đó, theo như quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và quy định tại Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành quy định về việc đối với mỗi hợp đồng bảo hiểm khi được ký kết giữ bên bán bảo hiểm là doanh nghiệp và bên mua bảo hiểm là cá nhân, tổ chức thì cần phải có sự minh bạch đối với các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm mà sự minh bạch ở đây được thể hiện tại khoản 2 Điều 16 này như sau:
“2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng”.
Do đó, theo như quy định của pháp luật này thì đối với những điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm mà hai bên tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm thực hiện việc ký kết. Việc pháp luật quy định rõ những nội dung này phải được để hiện trong hợp đồng bảo hiểm và phải được giải thích là nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm mà luật định. Đồng thời còn nhằm mục đích tránh các tranh chấp không cần thiết sảy ra giữ bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm.
Không những thế mà theo như quy định của pháp luật hiện hành thì điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của một số sản phẩm bảo hiểm được thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm qua các hình thức sau đây:
Thứ nhất, theo như quy định này thì có đưa ra quy định về việc tách riêng thành một điều khoản loại trừ bảo hiểm, bao gồm: Điều khoản loại trự riêng và điều khoản loại trừ chung. Trong đó, điều khoản loại trừ chung dưới góc độ pháp lý này thì được áp dụng cho tất cả các điều kiện bảo hiểm được quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Còn đối với điều khoản loại trừ riêng được áp dụng trong các điều kiện bảo hiểm riêng biệt.
Thứ hai, nội dung loại trừ bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm mà được pháp luật hiện hành quy định còn thể hiện trong các điều khoản về điều kiện bảo hiểm được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
Từ những điều trên, chúng ta biết được rằng khi cá cá nhân, tổ chức lựa chọn việc tham gia bảo hiểm để nhằm mục đích nhận được hỗ trợ nếu có rủi do về sức khỏe và tài sản trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong hợp đồng bảo hiểm và mỗi loại bảo hiểm khác nhau thì sẽ bồi thường đối với các loại rủi ro khác nhau, do đó, không phải rủi ro nào cũng được hợp đồng bỏ hiểm bảo đảm. Chính vì thế mà pháp luật đã quy định về hợp đồng bảo hiểm và những điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm có trong hợp đồng này mà người mua bảo hiểm phải đọc kỹ các quy định về sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm bao gồm các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm để biết cách thực hiện chính xác, đầy đủ các nghĩa vụ của mình. Từ đó giúp người mua bảo hiểm sau khi thực hiện hoạt động ký kết hợp đồng bảo hiểm có thể đảm bảo quyền lợi bảo hiểm cho bản thân một cách tối ưu nhất.
2. Trường hợp không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi được một người bạn giới thiệu về bảo hiểm Phú An Lộc của prudential. Tuy nhiên khi đọc hợp đồng, có một điều về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Tôi không hiểu rõ về vấn đề này, mong luật sư tư vấn giúp tôi và trường hợp Prudential đưa nhiều trường hợp loại trừ trong điều khoản này thì tôi có nên tham gia bảo hiểm không? Cám ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định về nội dung của hợp đồng bảo hiểm như sau:
“-Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
– Đối tượng bảo hiểm
– Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản
– Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm
– Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
– Thời hạn bảo hiểm
– Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm
– Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
– Các quy định giải quyết tranh chấp
– Ngày tháng năm giao kết hợp đồng”
Theo quy định này thì pháp luật hiện hành đã quy định về vấn đề điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc phải có trong nội dung của hợp đồng bảo hiểm mà các bên bán và bên mua tham gia vào việc giao kết hợp đồng. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Khi hợp đồng bảo hiểm có điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quy định nhiều trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm mà ở đây là Prudential không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì Prudential phải giải thích rõ cho bạn về điều khoản này khi giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định về các trường hợp không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm tại Khoản 3, Điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và quy định tại Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:
“3. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm
Do vậy, nếu bạn đã giao kết hợp đồng bảo hiểm với Prudential nhưng vi phạm pháp luật do vô ý hoặc có lý do chính đáng trong việc chậm