Điều khoản giá cả trong hợp đồng ngoại thương (Price terms in foreign trade contracts) ? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh? Các loại giá trong hợp đồng ngoại thương? Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?
Với sự phát triển ngày càng hiện đại và hội nhập như ngày nay thì việc buôn bán, trao đổi hàng hóa ngày càng quy mô hơn rât nhiều. Chính vì vậy mà nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến vấn đề hợp đồng ngoại thương. Và một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhiều nhất đó chính là giá cả trong hợp đồng. Vậy, điều khoản giá cả trong hợp đồng ngoại thương? Các loại giá trong hợp đồng ngoại thương? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Điều khoản giá cả trong hợp đồng ngoại thương?
Để giúp các bạn hiểu về điều khoản giá cả trong hợp đồng ngoại thương, tác giả xin được giới thiệu đến các bạn về khái niệm
Theo đó,
Và điều khoản giá trong
Thứ nhất, đồng tiền tính giá trong mua bán quốc tế có thể được thể hiện bằng các loại đồng tiền của các nước xuất khẩu hoặc của nước nhập khẩu, hoặc có thể là một nước thứ ba. Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa và nhu cầu sử dụng mà đồng tiền thanh toán có thể sẽ khác nhau. Đồng tiền này có thể trùng hoặc không trùng với đồng tiền tính giá. Đồng thời, việc lựa chọn đồng tiền tính giá còn phụ thuộc vào lập quán ngành hàng, tương quan giữa người mua và người bán trên thị trường.
Thứ hai, giá cả trong mua bán quốc tế
Hiện nay trên thị trường giá cả được các bên tự thỏa thuận với nhau mức giá phù hợp với tình hình thực tế và khả năng thanh toán của bên còn lại. Tuy nhiên, việc xác định giá để áp dụng trong hợp đồng cần phải dựa theo các yếu tố tác động như tình hình kinh tế thế giới, số lượng sản phẩm hoặc nhu cầu tiêu dùng mà cùng nhau thỏa thuận đưa ra mức giá phù hợp.
Thứ ba, phương pháp quy định giá
Phương pháp quy định giá theo quy định thì sẽ có nhiều phương pháp khác nhau.
Một, đối với hợp đồng ngắn hạn
Thường được áp dụng với giá cố định với tên gọi tiếng anh là fixed price, nghĩa là giá cả được ấn định cố định ngay khi ký kết hợp đồng. Mức giá này được quy định trong hợp đồng nhằm quy định rõ ràng dù trong bất kỳ trường hợp nào, hay thị trường biến động như thế nào trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, loại hợp đồng này chỉ áp dụng đối với những hợp đồng có thời gian thực hiện ngắn như mua bán hàng thành phẩm, hàng bách hóa, hàng có thời gian chế tạo, sản xuất ngắn.
Hai, đối với hợp đồng dài hạn
Vì là dài hạn nên trong quá trình thực hiện hợp đồng, giá cả hàng hóa có thể xảy ra nhiều biến động khác nhau. Và tùy thuộc vào các yếu tố giá cả của hàng hóa tại thời điểm thực hiện hợp đồng, khi ký kết hợp đồng các bên có thể quy định giá theo các phương thức khác nhau. Như xác định theo giá linh hoạt, giá trượt,…
Thứ tư, giảm giá
Phương thức áp dụng giảm giá được xem là một chế độ ưu đãi được nhiều bên quan tâm. Trong thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay, để kích thích tiêu thụ,người sử dụng rất nhiều loại giảm giá khác nhau. Tính ra có đến gần 20 loại giảm giá ví dụ như: Giảm giá do trả tiền sớm, giảm giá thời vụ, giảm giá do hoàn trả lại hàng mà trước đó đã mua, giảm giá đối với những thiết bị đã dùng rồi…
- Giảm giá do trả tiền sớm tức là bên mua thanh toán tiền hàng hoặc dịch vụ trước thời hạn ký kết trong hợp đồng;
- Giảm giá kéo hay còn gọi là giảm giá liên hòa, là một chuỗi liên hoàn các giảm giá đơn mà người mua được hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như mua thêm sản phẩm hoặc ký kết thêm hợp đồng,…
- Giảm giá tặng thưởng đây là một loại giảm giá thường được áp dụng vì đem lại giá trị hiệu quả cao, đồng thời còn giúp cho bên bán chủ động được loại hàng hóa, dịch vụ sẽ áp dụng cho khách hàng của mình sao cho thuận tiện với lợi ích của bên bán và vừa thu hút được khách hàng. Thông thường, thời gian nhất định để áp dụng là 06 tháng hoặc một năm, tổng số tiền mua hàng đạt tới một mức nhất định.
Như vậy, điều khoản giá cả trong hợp đồng thương mại sẽ bao gồm một số nội dung liên quan đến giá cả của hợp đồng. Đây là những nội dung cơ bản cần phải xác nhận trước khi các bên cùng nhau tham gia ký kết hợp đồng. Việc không thỏa thuận được giá cá là một rong những nguyên nhân khiến cho hợp đồng không thể thực hiện được. Chính vì vậy các bên cần phải đưa ra những mức giá phù hợp hơn để cùng nhau thỏa thuận và đi đến thực hiện hợp đồng.
2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh
Điều khoản giá cả trong hợp đồng ngoại thương được dịch sang tiếng anh như sau: Price terms in foreign trade contracts
Khái niệm về điều khoản giá trong hợp đồng mua bán ngoại thương được dịch sang tiếng anh như sau:
The price clause in a foreign trade sale and purchase contract is a clause that stipulates important contents related to the value of an order, the currency in which the unit’s price is calculated, and how the price is calculated.
3. Các loại giá trong hợp đồng ngoại thương?
Hiện nay trên thị trường có hai loại giá thông dụng như sau:
Thứ nhất, là các bên cùng thỏa thuận giá sau
Tức là khi ký kết hợp đồng, người ta không quy định ngay giá cả, mà giá cả chỉ xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng. Để làm được việc này, người ta cần thỏa thuận hai yếu tố đó là thời điểm xác định giá và căn cứ để xác định giá.
Việc xác định giá sau sẽ giúp cho các bên linh hoạt trong quá trình thanh toán. Thời điểm được xác định giá, người ta thường lấy thời điểm giao hàng giữa các bên làm thời gian để xác định giá. Còn về căn cứ xác định giá thì tùy thuộc vào từng loại hàng hóa giữa các bên giao dịch mà xác định giá theo đúng với tình hình thực tế tại thời điểm đó.
Thứ hai, giá linh hoạt hay còn gọi với tên tiếng anh là Floating price hay giá có thể được điều chỉnh lại với tên gọi tiếng anh là revisable price. Tức là khi ký kết hợp đồng, người ta ấn định một mức giá cố định và trong hơp đồng có điều khoản quy định là giá cả hàng hóa sẽ được điểu chỉnh lại định kỳ hoặc tại các thời điểm nhất định nếu có biến động lên trên hoặc xuống dưới một mức nào đó.
Thứ ba, giá trượt hay còn gọi với tên là sliding scale price theo thời gian, giá cả đầu vào để sản xuất những mặt hàng dài hạn có thể thay đổi đáng kể.
Đây là ba hình thức được nhiều người sử dụng nhiều nhất trong hợp đồng ngoại thương bởi sự đơn giản, linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của nhiều người hiện nay.
4. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán quốc tế hiện nay tồn tại rất nhiều với nhiều tên gọi truyền thống khác trước đây là hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chính là những cá nhân, tổ chức có trụ ở thương mại đặt ở các quốc gia khác nhau. Lúc này các bên mới có thể phát sinh mối quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế.
Đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng chính là hàng hóa được các bên thỏa thuận, trao đổi với nhau để ký kết hợp đồng. Là những hàng hóa được chuyển qua biên giới của một nước, tức là có thể được phép chuyển sang nước khác để tiêu thụ. Hiện nay không phải bất kỳ quốc gia nào cũng cho phép mọi hàng hóa được lưu thông, mà cần phải đảm bảo một số điều kiện về tiêu chuẩn, chất lượng về thành phần có trong sản phẩm.
Tiền tệ dùng để thanh toán giữa hai bên, người mua và người bán, có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên, đồng tiền này do các bên tự thỏa thuận và lựa chọn với nhau loại tiền tệ nào phù hợp với giá trị và nhu cầu tiêu dùng của các bên một cách thuận tiện nhất.
Tranh chấp phát sinh: đây là vấn đề không thể thiếu trong hợp đồng thương mại quốc tế. Trong thực tế thì nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng như về giá cả, thời gian thanh toán hợp đồng, số lượng hàng hóa, chất lượng sản phẩm, hàng hóa…Và theo quy định thì khi xảy ra tranh chấp thì các bên có thể thỏa thuận với nhau về cơ quan giải quyết như
* Một số điều khoản quan trọng cần phải có trong hợp đồng thương mại
- Đối tượng của hợp đồng
Việc xác định số lượng của sản phẩm, hay chất lượng khi giao và nhận hàng là một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra tranh chấp. Nhiều trường hợp hàng hóa khi chào bán khác nhau về chất lượng với lúc giao hàng hoặc trường hợp khác là giao không đúng số lượng,…
- Thời gian thanh toán
Để hạn chế tình trạng xảy ra tranh chấp các bên nên lựa chọn thời gian thanh toán là ngay tại thời điểm giao hàng để hạn chế được việc bên mua không thanh toán sau khi nhận được hàng.
- Chọn luật áp dụng: Hợp đồng ngoại thương là những loại hợp đồng được ký kết bởi các thương nhân nước ngoài. Chính vì vậy khi xảy ra tranh chấp các bên sẽ gặp rất nhiều khó khăn để lựa chọn cơ quan giải quyết vì nó liên quan đến pháp luật quốc tế. Và thông thường các bên thường sẽ có một điều khoản quy định riêng về lựa chọn luật. Đối với nước ta thì đã tham gia Công ước Lên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nên nếu ký kết hợp đồng đến từ hai nước là thành viên của Công ước sẽ lựa chọn Công ước để giải quyết. Chính vì vậy cần ghi rõ trong hợp đồng về lựa chọn luật và cơ quan hoặc phương thức giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về điều khoản giá cả trong hợp đồng ngoại thương? Các loại giá trong hợp đồng ngoại thương? Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.