Điều động công chức tư pháp hộ tịch sang công chức lao động. Điều động cán bộ công chức, điều kiện thủ tục điều động công chức.
Điều động công chức tư pháp hộ tịch sang công chức lao động. Điều động cán bộ công chức, điều kiện thủ tục điều động công chức.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư cho tôi hỏi nội dung như sau: tôi hiện đang là công chức tư pháp hộ tịch vừa thi tuyển đậu và được tuyển dụng trong quá trình công tác không có sai phạm vậy Ủy ban nhân dân điều tôi qua công chức lao động được không. xin cám ơn luật sư?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
* Cơ sở pháp luật:
– Luật cán bộ, công chức 2008;
– Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
* Nội dung:
Vì thông tin bạn đưa ra không đầy đủ nên căn cứ Luật cán bộ, công chức 2008 quy định vấn đề điều động công chức như sau:
“Điều 50. Điều động công chức
1. Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
2. Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.”
Quy định này được quy định cụ thể tại các Điều 35, Điều 38 và Điều 39 Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức như sau:
+ Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
“1. Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
2. Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;
3. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.”
+ Thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều động công chức đươc quy định tại Điều 38:
“1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động, luân chuyển, biệt phái công chức.
2. Trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.”
+ Quyền của công chức trong thời gian điều chuyển được quy định tại Điều 39 Nghị định 24/2010/NĐ-CP như sau:
“Điều 39. Chế độ, chính sách đối với công chức được điều động
1. Trường hợp công chức được điều động, luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ thì phải chuyển ngạch theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động, luân chuyển”.
2. Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
3. Trường hợp công chức được luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.
4. Công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về điều động công chức: 1900.6568
Trên cơ sở những thông tin bạn đưa ra, chúng tôi không thể đưa ra được ý kiến về tính chính xác đối với quyết đinh điều chuyển công chức đối với bạn. Bạn có thể căn cứ vào những quy định trên để đối chiếu vào tính huống cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.