Điều chỉnh tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Xử phạt hành chính người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội không đúng mức lương theo quy định.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào quý Luatduonggia.vn. Tôi xin nhờ công ty giải đáp giúp câu hỏi như sau: Công ty tôi có thay đổi, điều chỉnh mức lương tham gia BHXH cho nhân viên từ tháng 4/2017, từ hệ số lương 2.34 sang mức lương tối thiểu vùng 4 là 2.568.000đ với cơ quan BHXH huyện. Nhưng đến nay tức tháng 8/2017, trong quá trình rà soát thì cơ quan bảo hiểm nói rằng vẫn áp dụng mức đóng BH theo hệ số 2.34 và bảo công ty làm nghiệp vụ giảm hẳn (GH) tháng 4/2017 đến tháng 8/2017 trên phần mềm điện tử. Vậy xin hỏi quý Luật sư là: khi bị nhầm lẫn, sai sót về mức lương, tiền lương trong quá khứ thì sử dụng nghiệp vụ nào để thay đổi điều chỉnh – cơ quan BH hướng dẫn như vậy đã đúng chưa – giảm hẳn (GH) chỉ áp dụng khi nào? Xin trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Điều 39 Quyết định 595/QĐ-BHXH;
Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP;
2. Nội dung tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn đã điều chỉnh mức lương tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động từ tháng 4/2017. Tuy nhiên, do không xác định công ty bạn đã làm thủ tục điều chỉnh mức lương tham gia bảo hiểm xã hội tại Phòng lao động thương binh xã hội hay chưa nên sẽ xảy ra các trường hợp sau đây:
– Trường hợp công ty đã làm thủ tục điều chỉnh mức lương tham gia bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội thì mức lương tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 4/2017-8/2017 vẫn giữ nguyên mức lương cũ là do sai sót của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Điều 39 Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 39. Kiểm tra hồ sơ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
Hằng năm, cán bộ chuyên quản thu, cấp sổ – thẻ xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra hồ sơ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT tại đơn vị sử dụng lao động ít nhất đạt 50% số đơn vị trên địa bàn, cụ thể:
1. Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ đơn vị quản lý với nội dung kê khai khi tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT, nhân thân, làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN như: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK01-TS), Quyết định/
Hợp đồng lao động /Hợp đồng làm việc, Bảng thanh toán tiền lương, tiền công, Bảng chấm công, chứng từ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN…2. Lập biên bản kiểm tra theo quy định và hướng dẫn đơn vị khắc phục các sai sót (nếu có) theo đúng quy định.
3. Trường hợp phát hiện đơn vị có dấu hiệu hoặc cố tình vi phạm như trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; đóng không đúng tiền lương của người lao động, thu tiền của người lao động nhưng không đóng, đóng không kịp thời, đóng không đủ số tiền phải đóng; khai man, giả mạo hồ sơ thì báo đề xuất với lãnh đạo Phòng để tổ chức thanh tra chuyên ngành và xử lý theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, khi phát hiện sai sót trong quá trình kiểm tra hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội do lỗi của cơ quan bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải khắc phục sai sót đó.
– Trường hợp công ty đã thông báo điều chỉnh mức lương tham gia bảo hiểm xã hội và thu tiền bảo hiểm xã hội của nhân viên theo mức lương mới nhưng chưa làm thủ tục điều chỉnh mức lương tham gia bảo hiểm xã hội thì cũng theo quy định trên, cơ quan bảo hiểm xã hội phải rà soát và xử lý theo quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội: 1900.6568
Khoản 2 Điều 26 Nghị định số
“2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập
biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”
Theo quy định trên, nếu công ty thu tiền của người lao động với mức lương mới nhưng không đóng đủ mà chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cũ thì công ty sẽ bị xử phạt và yêu cầu truy nôp số tiền bảo hiểm xã hội phải đóng.
Như vậy, trong cả 2 trường hợp khi phát hiện sai sót về mức lương tham gia bảo hiểm xã hội thì người lao động làm đơn lên cơ quan bảo hiểm yêu cầu xem xét giải quyết.
Việc cơ quan bảo hiểm xã hội hướng dẫn công ty làm thủ tục giảm bảo hiểm xã hội giai đoạn tháng 4/2017-8/2017 là không đúng quy định pháp luật.