Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng được quy định tại Điều 2 Thông tư 02/2012/TT-BLĐTBXH như sau.
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng được quy định tại Điều 2 Nghị định 09/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2015 như sau:
Điều 2. Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng
1. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Thông tư này đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng, mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 được điều chỉnh như sau:
Mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/5/2012 = Mức lương hưu, trợ cấp tháng 4/2012 x 1,265
Ví dụ 1: Ông A, có mức lương hưu tháng 4/2012 là 2.893.600 đồng/tháng.
Mức lương hưu của ông A từ tháng 5/2012 được điều chỉnh như sau:
2.893.600 đồng/tháng x 1,265 = 3.660.404 đồng/tháng
Ví dụ 2: Ông B là cán bộ xã nghỉ việc, hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, có mức trợ cấp tháng 4/2012 là 1.076.800 đồng/tháng.
Mức trợ cấp hàng tháng của ông B từ tháng 5/2012 được điều chỉnh như sau:
1.076.800 đồng/tháng x 1,265 = 1.362.152 đồng/tháng
Ví dụ 3: Ông C, nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, có mức trợ cấp tháng 4/2012 là 1.169.300 đồng/tháng.
Mức trợ cấp mất sức lao động của ông C từ tháng 5/2012 được điều chỉnh như sau:
1.169.300 đồng/tháng x 1,265 = 1.479.165 đồng/tháng
2. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư này, mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 được điều chỉnh như sau:
a) Đối với người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng từ ngày 01/5/2012 = Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 4/2012 x 1,265
Ví dụ 4: Ông E, đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng, mức trợ cấp tháng 4/2012 là 496.500 đồng/tháng.
Mức trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng của ông E từ tháng 5/2012 được điều chỉnh như sau:
496.500 đồng/tháng x 1,265 = 628.073 đồng/tháng
b) Đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp điều trị xong ra viện hoặc có kết luận của Hội đồng giám định y khoa (đối với trường hợp không điều trị nội trú) trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 đến 30 tháng 4 năm 2012 mà chưa được giải quyết chế độ thì mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn tính theo mức lương tối thiểu chung tại tháng ra viện hoặc có kết luận của Hội đồng giám định y khoa; từ ngày 01 tháng 5 năm 2012, mức trợ cấp của đối tượng này được điều chỉnh theo quy định tại điểm a khoản này.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
c) Đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng trợ cấp phục vụ, thì từ ngày 01 tháng 5 năm 2012, mức trợ cấp phục vụ hàng tháng được tính theo mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng.
3. Đối tượng hưởng trợ cấp tuất hàng tháng quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư này, mức trợ cấp từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 được điều chỉnh như sau:
a) Mức trợ cấp tuất đối với thân nhân đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 được tính theo mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng.
Ví dụ 5: Ông H, đang hưởng trợ cấp tuất đối với thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng với mức trợ cấp hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 mức trợ cấp tuất của ông H là:
70% x 1.050.000 đồng/tháng = 735.000 đồng/tháng.
b) Đối với người chết trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 đến 30 tháng 4 năm 2012 mà thân nhân chưa được giải quyết chế độ tuất thì mức trợ cấp tuất hàng tháng của các tháng trước ngày 01 tháng 5 năm 2012 được tính theo mức lương tối thiểu chung 830.000 đồng/tháng. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2012, mức trợ cấp tuất hàng tháng của đối tượng trên được điều chỉnh theo quy định tại điểm a khoản này.
4. Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư này mà từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 trở đi vẫn còn thời hạn hưởng trợ cấp, thì mức trợ cấp của thời gian được hưởng còn lại được tính theo mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng.
5. Quân nhân, công an nhân dân chuyển ngành rồi nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động đã được hưởng phụ cấp chuyển ngành theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ, thì từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 khoản phụ cấp chuyển ngành được tính theo mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng.
6. Người đang hưởng lương hưu mà sống cô đơn theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ, nếu mức lương hưu điều chỉnh theo khoản 1 Điều này thấp hơn 1.575.000 đồng/tháng, thì từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 được điều chỉnh bằng 1.575.000 đồng/tháng.
Mục lục bài viết
1. Điều chỉnh lương hưu và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 09/2015/NĐ-CP và Thông tư 01/2015/TT-BNV thì việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc được thực hiện như sau:
1. Đối tượng điều chỉnh.
– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo
– Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009,
– Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo
– Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
– Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo
– Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
– Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo
2. Thời điểm và mức điều chỉnh
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, tăng thêm 8% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng nêu trên. Cụ thể như sau:
– Công thức điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015:
Mức trợ cấp hàng tháng được hưởng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 | = | Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 12 năm 2014 | x | 1,08 |
Trong đó: Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 12 năm 2014 là mức trợ cấp quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BNV-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
– Mức trợ cấp hàng tháng được hưởng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 của cán bộ xã già yếu nghỉ việc (đã làm tròn số theo công thức tính tại Khoản 1 Điều này) như sau:
+ Đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã: 1.568.000 đồng/tháng.
+ Đối với cán bộ nguyên là Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký Ủy ban nhân dân, Thư ký Hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 1.512.000 đồng/tháng.
+ Đối với các chức danh còn lại: 1.388.000 đồng/tháng.
2. Quy định về điều chỉnh lương hưu:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cho tôi hỏi một vấn đề như sau: Hiện tại tôi đọc được một số bài báo nói về trượt giá, điều chỉnh lương hưu nhưng vẫn chưa hiểu rõ điều chỉnh lương hưu áp dụng như thế nào? Mong luật sư có thể làm rõ giúp tôi!
Luật sư tư vấn:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
Mức lương hưu hàng tháng đối với lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu áp dụng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 (có hiệu lực áp dụng 01/01/2016).
“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.”
Như bạn trình bày, bạn đang muốn hỏi về vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh lương hưu. Hiện tại chưa có quy định chi tiết nào về việc điều chỉnh, tuy nhiên theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội quy định về việc điều chỉnh như sau:
“Điều 57. Điều chỉnh lương hưu
Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, việc điều chỉnh lương hưu sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố tác động, sẽ được áp dụng theo từng thời điểm một.
3. Tư vấn trường hợp điều chỉnh lương hưu:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Cho em xin hỏi ba em làm bộ đội về hưu năm 1988 lúc về hưu hưởng quân hàm đại úy, vậy cho em hỏi ba em có được tăng mức lương hưu không? Và cách tính lương hưu thế nào? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 2 Nghị định 55/2016/NĐ-CP:
Như vậy, đối tượng là quân nhân để được điều chỉnh mức lương hưu hàng tháng theo quy định thì phải đảm bảo điều kiện là bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ 1/1/2015 đến trước ngày 1/5/2016 hoặc đang hưởng lương hưu trước ngày 1/1/2016 và người bắt đầu hưởng trong giai đoạn từ 1/1/2016 đến 31/12/2016 có mức lương hưu dưới 2.000.000 đồng.
Bố bạn là bộ đội về hưu năm 1988, nếu có mức lương hưu dưới 2.000.000 đồng thì được điều chỉnh mức lương hưu theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP.
Mức điều chỉnh theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH như sau:
+ Đối với trường hợp mức lương hưu từ 1.750.000 đồng/tháng trở xuống:
Mức lương hưu sau Điều chỉnh | = | Mức lương hưu trước Điều chỉnh | + 250.000 đồng/tháng |
+ Đối với người có mức lương hưu từ trên 1.750.000 đồng/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/tháng:
Mức lương hưu sau Điều chỉnh | = | 2.000.000 đồng/tháng |
Mức hưởng được Điều chỉnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
4. Điều chỉnh lương hưu theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP:
Tóm tắt câu hỏi:
Các bác ơi cho em hỏi. Ông em đang hưởng lương hưu theo QĐ 130. Mức lương hưu ông em đang hưởng là 1.388.000 thời điểm năm 2016 sau khi dã tăng 8% theo Nghị định 09/2015/NĐ-CP. Vậy theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP ông em có được tăng lương nữa không ạ? Vì theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP ở khoản 3 điều 3 Thì nếu dưới 1.750.000 được cộng thêm 250.000 và dưới 1.850.000 thì được cộng thêm 150.000. Tăng lên 2.000.000 nếu mức lương từ 1.750.000 đến dưới 2.000.000, và 1850.000 đến dưới 2.000.000. Mong trả lời giúp em với ạ?
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 55/2016/NĐ-CP điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước năm 1995 quy định như sau: “Điều chỉnh tăng 8% mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này. Thời Điểm Điều chỉnh tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng. Riêng các đối tượng đã được Điều chỉnh tăng 8% theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ thì giữ nguyên mức hưởng”.
Căn cứ vào quy định này thì các đối tượng là:
+ Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009,
Bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến trước ngày 01 tháng 05 năm 2016 được điều chỉnh tăng 8% mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng.Thời Điểm Điều chỉnh tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
Riêng các đối tượng đã được Điều chỉnh tăng 8% theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ thì giữ nguyên mức hưởng.
Như vậy, nếu như bố của bạn đang thuộc đối tượng đã được Điều chỉnh tăng 8% theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ thì giữ nguyên mức hưởng.
Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 55/2016/NĐ-CP quy định:
“Người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thấp hơn 2.000.000 đồng/tháng, thì mức hưởng được Điều chỉnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với người đang hưởng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng đối với người bắt đầu hưởng trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, mức Điều chỉnh cụ thể như sau:
a) Tăng thêm 250.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu từ 1.750.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu từ trên 1.750.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/người/tháng.
b) Tăng thêm 150.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ 1.850.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ trên 1.850.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/người/tháng”.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổ ng đài: 1900.6568
Căn cứ vào quy định này thì người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 55/2016/NĐ-CP này thấp hơn 2.000.000 đồng/tháng, thì mức hưởng được Điều chỉnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với người đang hưởng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng đối với người bắt đầu hưởng trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 thì mới được điều chỉnh mức lương.