Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Thông tin hữu ích » Giáo dục phổ thông » Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Cách nhận biết và lấy ví dụ?

Giáo dục phổ thông

Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Cách nhận biết và lấy ví dụ?

  • 09/05/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    09/05/2022
    Giáo dục phổ thông
    0

    Điệp từ là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Điệp ngữ là gì? Cách nhận biết điệp từ, điệp ngữ? Ví dụ điệp từ, điệp ngữ?

    Điệp từ là một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn học. Trong đó, chỉ cần lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ nhiều lần nhiều lần. Điệp từ được sử dụng với dụng ý của tác giả, thông qua ý nghĩa nhấn mạnh, khẳng định về nội dung được nhắc đến. “Điệp” có nghĩa là lặp lại, nhắc lại để người ta phải chú ý đến. Từ đó mang đến sự đặc sắc, ý nghĩa giá trị tu từ cho thơ văn. Cũng như thể hiện tâm tư, tình cảm hay trạng thái cảm xúc, suy nghĩ được dồn nén,… Có nhiều cách thức điệp từ thường được tác giả sử dụng trong tác phẩm của mình.

    Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Điệp từ, điệp ngữ là gì?
    • 2 2. Điệp từ tiếng Anh là gì?
    • 3 3. Cách nhận biết điệp từ (điệp ngữ):
      • 3.1 3.1. Điệp từ cách quãng:
      • 3.2 3.2. Điệp từ nối tiếp:
      • 3.3 3.3. Điệp từ chuyển tiếp (điệp từ vòng):
    • 4 4. Tác dụng của điệp ngữ?
      • 4.1 4.1. Tạo ra sự nhấn mạnh:
      • 4.2 4.2. Tạo sự liệt kê:
      • 4.3 4.3. Tạo sự khẳng định:
    • 5 5. Lưu ý khi sử dụng điệp ngữ?

    1. Điệp từ, điệp ngữ là gì?

    Điệp từ, hay còn được gọi với tên gọi khác là điệp ngữ. Cả hai tên gọi đều cho ta cách hiểu của biện pháp tu từ này trong câu. Đây là một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn học. Trong đó, tác giả thực hiện lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ. Từ đó mang đến sự chú ý trong cách dùng từ, cách thể hiện ý nghĩa.

    Nhằm nhấn mạnh, khẳng định hoặc liệt kê đối với sự vật, sự việc được nhắc đến. Trong từng đoạn văn, thơ, việc sử dụng điệp từ được sử dụng trong từng mục đích khác nhau. Phải được thực hiện với tư tưởng và nhằm mục đích thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả. Để làm nổi bật vấn đề được nói đến, chủ đề hay cảm xúc được truyền tải trong ý muốn của tác giả.

    Có 3 dạng điệp ngữ chính là: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). Mỗi cách lại thể hiện đặc điểm, hiệu quả điệp từ khác nhau.

    2. Điệp từ tiếng Anh là gì?

    Điệp từ (Điệp ngữ) tiếng Anh là Repeat word.

    3. Cách nhận biết điệp từ (điệp ngữ):

    Để nhận biết, trước tiên ta cần thấy được các từ hay cụm từ được lặp lại nhiều lần. Nhìn vào nội dung được truyền tải, các điệp từ đó có mang ý nghĩa nhận mạnh, liệt kê hay không? Và đối chiếu xem điệp từ được thể hiện dưới cách thức nào trong ba cách thức được sử dụng.

    Dựa vào hình thức lặp từ, điệp từ tồn tại dưới 3 dạng chủ yếu sau:

    3.1. Điệp từ cách quãng:

    Là hình thức lặp lại một từ hoặc cụm từ, sử dụng biện pháp điệp từ. Mà trong đó các từ, cụm từ không có sự liên tiếp và cách quãng nhau. Mang đến các đối xứng trong đoạn văn, thực hiện không liền mạch các từ ngữ được nhắc lại.

    Ví dụ: Trong đoạn thơ Việt Bắc của Tố Hữu, tác giả đã sử dụng nhuần nhuyễn biện pháp điện từ cách quãng.

    “… Nhớ sao lớp học i tờ

    Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

    Nhớ sao ngày tháng cơ quan

    Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

    Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

    Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

    Cứ sau một câu thơ, điệp từ “Nhớ sao” lại được lặp lại. Ở đây, điệp từ chỉ nỗi nhớ, là sự nhớ lại, nhớ về các cảm xúc đã trải qua. Đối với các kỉ niệm, các câu chuyện đã gắn bó. Tác giả dùng điệp tử để miêu tả, nhấn mạnh nỗi nhớ của mình đối với Việt Bắc. Nhớ về Việt Bắc là nhớ đến lớp học, những ngày tháng làm việc gian khó.

    3.2. Điệp từ nối tiếp:

    Là hình thức lặp đi lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp nhau.

    Ví dụ:

    Trong bài thơ Gửi em Cô thanh niên xung phong, tác giả Phạm Tiến Duật viết:

    Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa

    Thương em, thương em, thương em biết mấy.

    Ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp lặp từ nối tiếp “thương em”. Điệp từ này được lặp lại 3 lần liên tiếp trong một câu thơ có sự liền mạch. Từ đó mang đến nỗi nhớ, niềm thương dành cho Cô thanh niên xung phong mà tác giả đang nhớ về. Nỗi nhớ ấy hiện lên vô cùng gợi cảm, có hồn và thao thức. Cụm từ “thương em” được lặp lại nhiều lần, niềm thương nhẹ nhàng và chất chứa.

    Bởi vì tình thương này không được nói ra, không được thổ lộ. Nó kìm nén và chất chứa nhiều trong lòng tác giả. Vì thế mà cụm từ “thương em” được nhắc lại nhiều lần.

    3.3. Điệp từ chuyển tiếp (điệp từ vòng):

    Thể hiện sự chuyển tiếp của điệp từ ở các câu. Kết thúc câu thơ, câu văn này và được nhắc lại ngay sau đó ở câu kế tiếp. Tức là từ ngữ được điệp nằm cuối câu trên chuyển xuống đầu câu dưới tiếp với nó. Việc sử dụng tự nhiên, với mục đích nhấn mạnh, mang đến tự thanh thoát không gượng ép, không lủng củng. Làm cho câu văn, câu thơ liền mạch nhau.

    Ví dụ:

    Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

    Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

    Ngàn dâu xanh ngắt một màu

    Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

    (Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

    Trong đoạn thơ trên, hai từ “thấy” và “ngàn dâu” được lặp lại ở đầu câu sau để tạo sự chuyển tiếp. Trong câu đầu tiên, từ thấy dùng để chỉ lúc chia tay, sự xa cách làm hai người không còn nhìn thấy nhau trong tầm mắt. Tuy nhiên ở nơi có phong cảnh đó, cái họ nhìn thấy là mấy ngàn dâu. Như vậy, cái thấy ở hay câu mang đến mục đích nhìn khác nhau của hành động.

    Gợi lên cảm giác trùng trùng điệp điệp về màu xanh của ngàn dâu. Đây còn là ẩn dụ về nỗi nhớ chồng trải dài đến vô tận của người chinh phụ.

    Đây là hình thức điệp từ vòng. Các điệp từ được sử dụng có cả động từ, cả danh từ. Và cách mà tác giả thể hiện rất tự nhiên, thể hiện tình cảm khi phải chia tay, phải xa cách nhau.

    Hình thức điệp từ này thường được dùng trong các thể thơ lục bát, thất ngôn lục bát, thất ngôn tứ tuyệt…

    4. Tác dụng của điệp ngữ?

    4.1. Tạo ra sự nhấn mạnh:

    Một từ, cụm từ được lặp lại nhiều lần, trước tiên để người nghe, người đọc tập chung vào từ ngữ ấy. Khi xét về nghĩa, họ hiểu ra các ẩn ý, tình cảm, cảm xúc được dồn nén. Càng lặp lại thường xuyên, càng thể hiện sự nhấn mạnh.

    “Ngày xuân mơ nở trắng rừng

    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

    Ve kêu, rừng phách đổ vàng

    Nhớ cô em gái hái măng một mình

    Rừng thu trăng rọi hòa bình

    Nhớ ai tiếng hát ân tình, thủy chung”.

    Từ “nhớ ” được lặp lại đến 3 lần, cách quãng. Gắn với nội dung đoạn thơ, khi nhìn về các hình ảnh được diễn ra, nỗi nhớ của tác giả lại hiện nên. Điệp từ được sử dụng để nhấn mạnh nỗi nhớ nhung khôn nguôi của tác giả với những con người và kỷ niệm xưa cũ. Cứ nhìn về các hiện tượng, các cảnh tượng quen thuộc là lại nhớ cảnh cũ, người xưa.

    4.2. Tạo sự liệt kê:

    “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

    Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

    Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

    Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

    Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

    Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

    Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

    Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

    – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

    (Nhớ rừng – Thế Lữ)

    Trong đoạn thơ trên, hai từ “đâu” và “ta” được lặp lại đến 4 lần. Mang đến cấu trúc và kết cấu “Đâu – ta”. Nhớ về thời anh liệt, nhớ kỷ niệm và các chiến tích anh hùng. Sự liệt kê được thể hiện trong các đặc điểm, các kỷ niệm thời xưa.

    4.3. Tạo sự khẳng định:

    Ví dụ:

     “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

    (Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

    Cụm từ “Một dân tộc”, được lặp lại mang ý nghĩa liệt kê. Thể hiện các đặc điểm đã thực hiện, đã gan góc trong trong thời kỳ kháng chiến.

    “Dân tộc đó phải” được lặp lại 2 lần mang ý nghĩa khẳng định. Dây là điều chắc chắn, tất yếu “phải được độc lập” dành cho một dân tộc kiên cường và bất khuất. Tự do, độc lập phải được thể hiện mang ý nghĩa tất yếu cho dân tộc. Tìm đến các hiệu quả, kết quả của lòng yêu nước, của sự dũng cảm đấu tranh dành lại đất nước.

    5. Lưu ý khi sử dụng điệp ngữ?

    Điệp ngữ là biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong văn chương. Được sử dụng trong ý đồ, các cảm xúc, tình cảm được thể hiện trong nỗi niềm chất chứa. Mang đến các mục đích truyền tải, thể hiện đặc điểm, tính chất hay mức độ của cảm xúc. Giúp khắc họa rõ nét hình ảnh và cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm. Thể hiện với chủ đích va sự đo lường, lột tả về nỗi nhớ, niềm thương.

    Khi áp dụng phép điệp ngữ, các bạn cần phải xác định được mục đích sử dụng. Thể hiện mượt mà trong câu văn, câu thơ. Mang đến sự tự nhiên nhất được truyền tải trong ý nghĩa sử dụng của biện pháp tu từ. Tránh việc lạm dụng quá mức sẽ khiến bài văn rườm rà, tối nghĩa và người đọc cảm thấy ngán ngẩm. Đặc biệt có thể dẫn đến sự lủng củng, không mang đến các ý nghĩa muốn thể hiện, biểu đạt ra.

    Ví dụ:

    “Nhà em có mái ngói đỏ tươi. Nhà em có hàng râm bụt trước nhà. Nhà em có khoảng sân xanh xanh trồng đầy rau củ. Nhà em có tiếng chim hót véo von suốt ngày. Nhà em luôn rộn rã tiếng cười. Em rất yêu nhà em!”

    Việc sử dụng điệp từ phải mang đến hiệu quả, tránh hạn chế lạm dụng lặp từ.

    Trong ví dụ trên, cụm từ “nhà em” được lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong khi không mang đến ý nghĩa nhấn mạnh, liệt kê hay thể hiện cảm xúc đặc biệt gì. Ở đây chỉ kể về các đặc điểm có ở ngôi nhà, nên không cần thiết sử dụng. Khiến đoạn văn trở nên lộn xộn, dài dòng, không tạo được điểm nhấn cũng như không mang lại cảm xúc cho người đọc.

    Bài viết được thực hiện bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân, Lao động, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.666 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết mới nhất

    Bài dự thi những kỉ niệm về Thầy cô và mái trường mến yêu

    Nội dung cần triển khai trong bài dự thi? Kỉ niệm về Thầy cô và mái trường tiếng Anh là gì? Bài dự thi viết mẫu?

    Tư vấn là gì? Làm thế nào để trở thành nhân viên tư vấn giỏi?

    Tư vấn là gì? Tư vấn tiếng Anh là gì? Các kỹ năng cần có của người tư vấn? Làm thế nào để trở thành nhân viên tư vấn giỏi?

    Danh mục các bệnh được nghỉ ốm đau dài ngày BHXH mới nhất

    Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau? Các bệnh được nghỉ ốm đau dài ngày tiếng Anh là gì? Danh mục các bệnh được nghỉ ốm đau dài ngày BHXH mới nhất?

    Sản xuất vật chất là gì? Vai trò của sản xuất vật chất, ví dụ?

    Sản xuất vật chất là gì? Sản xuất vật chất tiếng Anh là gì? Vai trò của sản xuất vật chất? Ví dụ về vai trò của sản xuất vật chất?

    Xử phạt hành chính đối với cá nhân có nhiều hành vi vi phạm

    Tìm hiểu về vi phạm hành chính? Đặc điểm của vi phạm hành chính? Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính? Xử phạt hành chính đối với cá nhân có nhiều hành vi vi phạm?

    Hồ sơ mời thầu gồm những gì? Hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu?

    Hồ sơ mời thầu là gì? Hồ sơ mời thầu gồm những gì? Hồ sơ mời thầu tiếng Anh là gì? Hồ sơ mời thầu gồm những gì? Hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu?

    Quy định về việc khai trừ thành viên trong công ty hợp danh

    Quy định về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh? Các trường hợp khai trừ thành viên hợp danh của công ty hợp danh? Xử lý phần vốn góp của thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty?

    Lệ phí đo đạc và cắm mốc khi đề nghị địa chính thực hiện lại

    Quy định về ranh giới thửa đất? Lý do cần phải đo đạc xác định ranh giới đất? Lệ phí đo đạc và cắm mốc khi đề nghị địa chính thực hiện lại? Hướng dẫn thủ tục đo đạc, xác định lại ranh giới đất?

    Đối tượng được miễn, tạm hoãn học giáo dục quốc phòng mới nhất

    Tìm hiểu về môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh? Đối tượng được miễn, tạm hoãn học giáo dục quốc phòng? Vai trò, tầm quan trọng của giáo dục quốc phòng và an ninh?

    Vai trò của khoản thu về thuế trong hệ thống các khoản thu của ngân sách Nhà nước

    Tìm hiểu về thuế? Đặc điểm của thuế? Vai trò của khoản thu về thuế trong hệ thống các khoản thu của ngân sách Nhà nước?

    Quy định nghỉ bù khi ngày nghỉ lễ trùng với ngày nghỉ hằng tuần

    Nghỉ bù là gì? Quy định nghỉ bù khi ngày nghỉ lễ trùng với ngày nghỉ hằng tuần? Người lao động có bắt buộc đi làm ngày lễ, tết? Mức xử phạt khi doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày lễ, tết?

    Lãn công là gì? Phân biệt giữa đình công với lãn công?

    Lãn công là gì? Các trách nhiệm mà người lao động lãn công phải chịu? Tìm hiểu về đình công? Phân biệt đình công với lãn công?

    Có được ủy quyền một việc cho nhiều người cùng thực hiện không?

    Tìm hiểu về ủy quyền? Tìm hiểu về đại diện theo uỷ quyền? Một số quy định về đại diện theo ủy quyền? Có được ủy quyền một việc cho nhiều người cùng thực hiện không?

    Mẫu đơn xin xuất, nhập khẩu giống cây lâm nghiệp mới nhất 2022

    Mẫu đơn xin xuất, nhập khẩu giống cây lâm nghiệp là gì? Phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp về xuất, nhập khẩu giống cây lâm nghiệp? Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây lâm nghiệp? Mẫu đơn xin xuất, nhập khẩu giống cây lâm nghiệp?

    Mẫu văn bản giải trình về việc xả thải ra môi trường mới nhất

    Mẫu giải trình xả thải ra môi trường là gì? Mẫu giải trình xả thải ra môi trường và hướng dẫn soạn thảo? Những hành vi nghiêm cấm về việc xả thải ra môi trường? Xác định hành vi vi phạm và xử phạt đối với các hành vi xả thải gây ô nhiễm?

    Mẫu đơn kiến nghị chung cư và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

    Mẫu đơn kiến nghị chung cư là gì? Mẫu đơn kiến nghị chung cư để làm gì? Mẫu đơn kiến nghị chung cư? Hướng dẫn viết đơn kiến nghị chung cư?

    Vật tư nông nghiệp là gì? Mở cửa hàng vật tư nông nghiệp?

    Vật tư nông nghiệp là gì? Mở cửa hàng vật tư nông nghiệp như thế nào? Quy định về kinh doanh vật tư nông nghiệp?

    Mẫu biên bản cấn trừ công nợ, bù trừ công nợ mới nhất 2022

    Mẫu biên bản bù trừ công nợ là gì? Biên bản bù trừ công nợ 2022? Hướng dẫn viết biên bản trừ công nợ? Cách hạch toán bù trừ công nợ? Một số chính sách, quy định liên quan đến khi thanh toán bù trừ công nợ?

    Mẫu đơn xin xác lập thành tích và hướng dẫn mới nhất năm 2022

    Mẫu đơn xin xác lập thành tích là gì, mục đích của mẫu đơn? Nội dung cơ bản của mẫu đơn xin xác lập thành tích? Mẫu đơn xin xác lập thành tích 2022? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn?

    Mẫu đơn xin xác nhận quê quán, quê quán mới nhất năm 2022

    Đơn xin xác nhận quê quán là gì và để làm gì? Mẫu đơn xin xác nhận quê quán 2022 và hướng dẫn soạn thảo? Xác nhận quê quán của cá nhân thông qua phương thức nào? Đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá