Vi phạm giao thông là gì? Thẩm quyền xử lý vi phạm giao thông? Quy trình nộp phạt vi phạm giao thông? Điện thoại thông báo vi phạm giao thông có phải lừa đảo không? Khi nhận được điện thoại thông báo vi phạm giao thông cần phải làm gì?
Ngày nay các đối tượng lừa đảo ngày càng tinh vi và nhiều thủ đoạn, chiêu trò. Điện thoại di động cũng là một trong số những công cụ bọn chúng sử dụng để tiếp cận với chúng ta. Vì vậy mọi người luôn phải cảnh giác để bảo vệ chính mình. Không ít người thắc mắc những cuộc gọi điện thoại thông báo vi phạm giao thông có phải lừa đảo không? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ phân tích và làm rõ vấn đề này.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Vi phạm giao thông là gì?
Vấn đề về giao thông được quy định rất cụ thể tại
2. Thẩm quyền xử lý vi phạm giao thông?
Căn cứ theo các quy định tại điều 87
Thứ nhất, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với tất cả các hành vi vi phạm trong phạm vi quản lý của mình.
Thứ hai, Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử lý đối với một số hành vi vi phạm quy định cụ thể trong khoản 2, điều 74 nghị định 100/2019
Thứ ba, Lực lượng cảnh sát như cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự, cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát quản lý hành chính
Thứ tư, Trưởng công an cấp xã
Thứ năm, Thanh tra giao thông vận tải
Thứ sáu, Cảng vụ hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa
Thứ bảy, Thanh tra giao thông vận tải, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt
Thứ tám, Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao nhiệm vụ thanh tra bảo vệ môi trường.
3. Quy trình nộp phạt vi phạm giao thông?
Trên thực tế hầu hết mọi người đều bị xử lý vi phạm giao thông khi gặp các chốt giao thông lập biên bản vi phạm, sau đó chờ tối đa 07 ngày sẽ có quyết định xử phạt và đi nộp phạt hoặc cũng có thể nộp phạt tại chỗ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ, nước ta đã có hệ thống camera phát hiện những vi phạm giao thông trên các tuyến đường, dù không có các chốt giao thông nhưng người tham gia giao thông có hành vi vi phạm luật giao thông vẫn có thể bị lưu những hình ảnh, video thể hiện những hành vi của mình và từ đó các cơ quan có thẩm quyền vẫn tiến hành xử phạt theo thông tư 15/2022/TT_BCA, đây là hình thức xử phạt nguội.
Theo đó, khi các cơ quan có thẩm quyền phát hiện các phương tiện vi phạm giao thông qua hệ thống camera, sau khi xác minh các thông tin về phương tiện giao thông như chủ xe là ai, biển số xe,… thì sẽ gửi thông báo cho chủ phương tiện bằng hình thứ gửi văn bản qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Khi người vi phạm nhận được thông báo phải liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để nhận quyết định xử phạt và đi nộp phạt. Trường hợp vì một lý do nào đấy, thông báo vi phạm giao thông không thể đến tay của người vi phạm, Phòng Cảnh sát giao thông sẽ gửi thông báo số xe vi phạm đến Cục Đăng kiểm Việt Nam. Khi xe đến thời hạn đăng kiểm, chủ phương tiện buộc phải thực hiện việc nộp phạt theo quy định mới tiến hành đăng kiểm.
Cá nhân, tổ chức khi vi phạm giao thông thì cần tiến hành nộp phạt theo quy định của pháp luật. Có rất nhiều cách thức nộp phạt vi phạm giao thông, cụ thể như: Nộp phạt tại chỗ, nộp phạt online, nộp phạt trực tiếp cho kho bạc nhà nước hoặc tại các ngân hàng, chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của kho bạc nhà nước, Nộp phạt thông qua dịch vụ bưu chính viễn thông.
Lưu ý: Nộp phạt tại chỗ chỉ áp dụng trong một số trường hợp như: Người vi phạm bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền dưới 500.000 đồng ( Năm trăm nghìn đồng) hoặc vi phạm giao thông ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo có địa hình trắc trở, đi lại khó khăn hoặc trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính ( Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 56 và khoản 2 điều 78
4. Điện thoại thông báo vi phạm giao thông có phải lừa đảo không?
Hiện nay, có rất nhiều khách hàng liên hệ tới Công ty luật Dương Gia để được tư vấn, hỗ trợ về vấn đề có những đầu số lạ gọi điện đến cho khách hàng và thông báo khách hàng đang có lỗi vi phạm giao thông, yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin, tuy nhiên những khách hàng này cho biết họ chưa từng đi qua những khu vực đó nhưng đầu số bên kia lại khẳng định họ vi phạm giao thông và bị phạt nguội. Điều này khiến cho các khách hàng rất hoang mang và lo sợ.
Theo phản ánh thì chúng tôi được biết các đầu số mà những đối tượng tự xưng là Cảnh sát giao thông thường có các dấu “+” 80, 84…. Khi khách hàng nhấc máy nghe thì sẽ có người nói “ Tôi là CSGT thuộc SGTVT tỉnh… hiện tại anh/ chị đang có một biên lai nộp phạt về vấn đề giao thông nhưng anh chị chưa nộp, để biết rõ về lỗi vi phạm và số biên lai ấn phím số 9” Khách hàng làm theo hướng dẫn thì sẽ có nhân viên khác hỏi các thông tin liên quan đến chứng minh nhân dân,họ và tên để tra cứu số biên lai nộp phạt. Nếu người nào nhẹ dạ cả tin thì sẽ cung cấp các thông tin mà đối tượng tự xưng công an yêu cầu.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, mọi người cần lưu ý rằng, nếu cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông và bị xử phạt nguội thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ không sử dụng điện thoại để liên hệ với người vi phạm. Bởi thông qua các hình ảnh phương tiện vi phạm như biển số xe thì các đồng chí công an cũng chỉ xác định được họ và tên, địa chỉ thường trú, số chứng minh nhân dân của chủ sở hữu phương tiện chứ không thể xác định được thông tin về số điện thoại di động để liên hệ cho mọi người. Khi phát hiện vi phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ soạn văn bản thông báo gửi qua đường bưu điện về địa chỉ thường trú của người vi phạm. Vì vậy, mọi người hết sức cảnh giác với những cuộc gọi điện thoại thông báo vi phạm giao thông và đề nghị cung cấp thông tin, bởi đây là một hình thức lừa đảo, bọn chúng có thể sử dụng thông tin của mọi người để thực hiện những ý đồ xấu gây thiệt hại đến tài sản, danh dự của chúng ta.
5. Khi nhận được điện thoại thông báo vi phạm giao thông cần phải làm gì?
Như đã phân tích ở trên, những cuộc gọi điện thoại thông báo vi phạm giao thông là một hình thức lừa đảo. Bọn chúng sẽ đánh vào lòng tin của mọi người để lợi dụng yêu cầu chuyển khoản tiền phạt hoặc lấy các thông tin cá nhân sử dụng vào mục đích xấu. Do vậy, khi tiếp nhận những cuộc điện thoại với nội dung thông báo như trên mọi người có thể dập máy và không cần trả lời. Để biết rõ đó có phải trường hợp lừa đảo như đã nêu hay không mọi người có thể yêu cầu những đối tượng đó cung cấp các thông tin như Họ và tên, đơn vị công tác, số hiệu, biển số xe vi phạm của mọi người là bao nhiêu, hoặc có thể đề nghị lên làm việc trực tiếp tại trụ sở cơ quan được hay không? Nếu từ chối chứng tỏ đây là một hình thức lừa đảo.
Ngoài ra, mỗi người dân đều có thể tự tra cứu các thông tin liên quan đến vấn đề phạt nguội thông qua các trang web chính thống như:
Website của Cục Cảnh sát giao thông: Mọi người có thể sử dụng điện thoại hoặc máy tính có truy cập internet và vào google chrome hoặc cốc cốc hoặc trình duyệt mở trình duyệt gõ: http://www.csgt.vn/, khi đăng nhập thành công, mọi người nhìn ở góc phải sẽ có mục Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh. Lúc này mọi người nhập các thông tin như web yêu cầu : Nhập biển số xe sau đó lựa chọn loại phương tiện là xe máy hay ô tô và nhập mã tra cứu như phần bên cạnh ghi rồi ấn vào chữ “ Tra Cứu”. Kết quả sẽ hiện ra trong vòng vài giây.
Nếu có vi phạm, web sẽ hiển thị các thông tin liên quan đến vấn đề vi phạm như: chủ xe, thời gian, địa điểm, đơn vị phát hiện vi phạm, số điện thoại để bạn liên hệ giải quyết. Ngược lại, nếu phương tiện của mọi người không bị vi phạm giao thông thì web sẽ hiển thị dòng chữ “Không tìm thấy kết quả”.
Hoặc thông qua Website Cục Đăng kiểm Việt Nam: http://app.vr.org.vn/ptpublic nhập các thông tin mà web yêu cầu tương tự như đã hướng dẫn ở trên .Kết quả trả về nếu xe bị phạt nguội, phần lỗi sẽ hiển thị ở ngay bên dưới thông tin xe. Ngược lại, nếu mọi thứ hoàn toàn bình thường nghĩa là xe không bị phạt nguội.
Người dân cũng cần cảnh giác trước các chiêu lừa đảo thông báo phạt nguội và chỉ nộp phạt khi có thông báo bằng văn bản tới chủ xe.
Việc sử dụng điện thoại để thông báo vi phạm giao thông là một hình thức lừa đảo không còn mới mẻ, tuy nhiên gần đây đã có rất nhiều người bị lửa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng thông tin cá nhân vào mục đích xấu bởi việc cung cấp các thông tin của mình cho các đối tượng lừa đảo theo hình thức này. Vì vậy, tất cả người dân cần hết sức cảnh giác và thận trọng khi cung cấp thông tin qua điện thoại.