Với các tiềm năng về vị trí địa lý và hệ thống giao thông, Điện Biên đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch, đồng thời củng cố an ninh quốc phòng trên địa bàn biên giới. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Điện Biên ở đâu? Danh sách các huyện, xã của Điện Biên?, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Điện Biên ở đâu? Điện Biên thuộc miền nào?
- Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam, có tọa độ từ 20°54′ đến 22°33′ vĩ độ Bắc và từ 102°10′ đến 103°36′ kinh độ Đông. Tỉnh này nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây. Phía Đông và Đông Bắc của tỉnh giáp với tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp với tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), còn phía Tây và Tây Nam giáp với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
- Điện Biên là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có chung đường biên giới với hai quốc gia Lào và Trung Quốc với tổng chiều dài đường biên giới là hơn 455 km. Cụ thể, đường biên giới tiếp giáp với Lào dài 414,712 km và với Trung Quốc dài 40,86 km. Tỉnh này có các tuyến đường giao thông kết nối với các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc cùng với đường hàng không từ thành phố Điện Biên Phủ đến Hà Nội với tần suất bay trung bình là 2 chuyến mỗi ngày.
- Trên tuyến biên giới Việt – Lào, ngoài hai cửa khẩu chính đã được mở là Huổi Puốc và Tây Trang, tỉnh Điện Biên đang chuẩn bị mở thêm ba cặp cửa khẩu phụ khác. Trên tuyến biên giới Việt – Trung, tỉnh có cặp cửa khẩu A Pa Chải – Long Phú.
- Đặc biệt, cửa khẩu Tây Trang từ lâu đã được coi là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc và của cả nước. Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đã thỏa thuận nâng cấp cửa khẩu này thành cửa khẩu quốc tế và hiện đang xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tại đây. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào, Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Myanmar.
- Hiện Điện Biên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với chế độ khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc Việt Nam. Khí hậu ở đây có sự phân hóa rõ rệt theo mùa. Vào mùa đông, thời tiết tương đối lạnh và ít mưa. Trái lại, mùa hạ lại nóng và mưa nhiều với những diễn biến thời tiết thất thường và đa dạng. Khu vực này ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Lào) khô và nóng.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm tại huyện Điện Biên vào khoảng 22,6°C. Nhiệt độ cao nhất trong năm có thể lên tới 36 – 37°C, trong khi nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 10°C. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây là khoảng 1.500 mm, với độ ẩm trung bình dao động từ 84% đến 85%. Số giờ nắng trong năm dao động từ 1.900 đến 2.000 giờ.
2. Điện Biên rộng bao nhiêu km2? Dân số Điện Biên bao nhiêu người?
- Tỉnh Điện Biên có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 1.199,42 km².
- Dân số tỉnh Điện Biên năm 2021 là khoảng 625.089 người, tăng11.609 người, tức là khoảng 1,89% so với năm 2020. Trong đó:
+ Dân số thành thị 94.997 người, chiếm 15,20%;
+ Dân số nông thôn 530.092 người, chiếm 84,80%;
+ Dân số nam 317.355 người, chiếm 50,77%;
+ Dân số nữ 307.734 người, chiếm 49,23%.
- Điện Biên là nơi hội tụ sinh sống của 21 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều mang đến những nét đặc trưng riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán và văn hóa, tạo nên một bức tranh đa sắc màu cho nền văn hóa của tỉnh. Các dân tộc tiêu biểu có thể kể đến như:
+ Dân tộc Thái: Dân tộc Thái đã cư trú ở vùng Tây Bắc Việt Nam hơn chục thế kỷ. Tại Điện Biên, người Thái là dân tộc có số lượng dân cư đông nhất, chiếm 38,4% dân số toàn tỉnh. Hiện nay, người Thái sinh sống ở hầu hết các huyện và thị trấn trong tỉnh, tập trung nhiều nhất ở huyện Điện Biên và Tuần Giáo.
+ Dân tộc Mông: Người Mông là một trong ba dân tộc có dân số lớn trong số 21 dân tộc tại Điện Biên, chiếm 29,6% dân số toàn tỉnh. Đồng bào dân tộc Mông cư trú ở hầu hết các huyện nhưng tập trung nhiều nhất ở Tủa Chùa và Điện Biên Đông.
+ Dân tộc Kinh: Dân tộc Kinh là dân tộc có số dân đông thứ ba trong số 21 dân tộc tại Điện Biên, chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh. Mặc dù vậy, người Kinh tại đây vẫn được coi là một dân tộc thiểu số. Họ cư trú ở tất cả các huyện và thị trấn trong tỉnh. Tiếng Kinh thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường. Người Kinh tại Điện Biên chủ yếu sống bằng nghề làm vườn, chăn nuôi gia súc và gia cầm, cũng như đánh bắt cá. Các hoạt động kinh tế này đều phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
3. Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Điện Biên:
Quận huyện | Mã QH |
Thành phố Điện Biên Phủ | 094 |
Thị Xã Mường Lay | 095 |
Huyện Mường Nhé | 096 |
Huyện Mường Chà | 097 |
Huyện Tủa Chùa | 098 |
Huyện Tuần Giáo | 099 |
Huyện Điện Biên | 100 |
Huyện Điện Biên Đông | 101 |
Huyện Mường Ảng | 102 |
Huyện Nậm Pồ | 103 |
4. Danh sách đơn vị hành chính cấp xã, phường thuộc tỉnh Điện Biên:
Phường Xã | Mã PX |
Phường Noong Bua | 03124 |
Phường Him Lam | 03127 |
Phường Thanh Bình | 03130 |
Phường Tân Thanh | 03133 |
Phường Mường Thanh | 03136 |
Phường Nam Thanh | 03139 |
Phường Thanh Trường | 03142 |
Xã Thanh Minh | 03145 |
Xã Nà Tấu | 03316 |
Xã Nà Nhạn | 03317 |
Xã Mường Phăng | 03325 |
Xã Pá Khoang | 03326 |
Phường Sông Đà | 03148 |
Phường Na Lay | 03151 |
Xã Lay Nưa | 03184 |
Xã Sín Thầu | 03154 |
Xã Sen Thượng | 03155 |
Xã Chung Chải | 03157 |
Xã Leng Su Sìn | 03158 |
Xã Pá Mỳ | 03159 |
Xã Mường Nhé | 03160 |
Xã Nậm Vì | 03161 |
Xã Nậm Kè | 03162 |
Xã Mường Toong | 03163 |
Xã Quảng Lâm | 03164 |
Xã Huổi Lếnh | 03177 |
Thị Trấn Mường Chà | 03172 |
Xã Xá Tổng | 03178 |
Xã Mường Tùng | 03181 |
Xã Hừa Ngài | 03190 |
Xã Huổi Mí | 03191 |
Xã Pa Ham | 03193 |
Xã Nậm Nèn | 03194 |
Xã Huổi Lèng | 03196 |
Xã Sa Lông | 03197 |
Xã Ma Thì Hồ | 03200 |
Xã Na Sang | 03201 |
Xã Mường Mươn | 03202 |
Thị trấn Tủa Chùa | 03217 |
Xã Huổi Só | 03220 |
Xã Xín Chải | 03223 |
Xã Tả Sìn Thàng | 03226 |
Xã Lao Xả Phình | 03229 |
Xã Tả Phìn | 03232 |
Xã Tủa Thàng | 03235 |
Xã Trung Thu | 03238 |
Xã Sính Phình | 03241 |
Xã Sáng Nhè | 03244 |
Xã Mường Đun | 03247 |
Xã Mường Báng | 03250 |
Thị trấn Tuần Giáo | 03253 |
Xã Phình Sáng | 03259 |
Xã Rạng Đông | 03260 |
Xã Mùn Chung | 03262 |
Xã Nà Tòng | 03263 |
Xã Ta Ma | 03265 |
Xã Mường Mùn | 03268 |
Xã Pú Xi | 03269 |
Xã Pú Nhung | 03271 |
Xã Quài Nưa | 03274 |
Xã Mường Thín | 03277 |
Xã Tỏa Tình | 03280 |
Xã Nà Sáy | 03283 |
Xã Mường Khong | 03284 |
Xã Quài Cang | 03289 |
Xã Quài Tở | 03295 |
Xã Chiềng Sinh | 03298 |
Xã Chiềng Đông | 03299 |
Xã Tênh Phông | 03304 |
Xã Mường Pồn | 03319 |
Xã Thanh Nưa | 03322 |
Xã Hua Thanh | 03323 |
Xã Thanh Luông | 03328 |
Xã Thanh Hưng | 03331 |
Xã Thanh Xương | 03334 |
Xã Thanh Chăn | 03337 |
Xã Pa Thơm | 03340 |
Xã Thanh An | 03343 |
Xã Thanh Yên | 03346 |
Xã Noong Luống | 03349 |
Xã Noọng Hẹt | 03352 |
Xã Sam Mứn | 03355 |
Xã Pom Lót | 03356 |
Xã Núa Ngam | 03358 |
Xã Hẹ Muông | 03359 |
Xã Na Ư | 03361 |
Xã Mường Nhà | 03364 |
Xã Na Tông | 03365 |
Xã Mường Lói | 03367 |
Xã Phu Luông | 03368 |
Thị trấn Điện Biên Đông | 03203 |
Xã Na Son | 03205 |
Xã Phì Nhừ | 03208 |
Xã Chiềng Sơ | 03211 |
Xã Mường Luân | 03214 |
Xã Pú Nhi | 03370 |
Xã Nong U | 03371 |
Xã Xa Dung | 03373 |
Xã Keo Lôm | 03376 |
Xã Luân Giới | 03379 |
Xã Phình Giàng | 03382 |
Xã Pú Hồng | 03383 |
Xã Tìa Dình | 03384 |
Xã Háng Lìa | 03385 |
Thị trấn Mường Ảng | 03256 |
Xã Mường Đăng | 03286 |
Xã Ngối Cáy | 03287 |
Xã Ẳng Tở | 03292 |
Xã Búng Lao | 03301 |
Xã Xuân Lao | 03302 |
Xã Ẳng Nưa | 03307 |
Xã Ẳng Cang | 03310 |
Xã Nặm Lịch | 03312 |
Xã Mường Lạn | 03313 |
Xã Nậm Tin | 03156 |
Xã Pa Tần | 03165 |
Xã Chà Cang | 03166 |
Xã Na Cô Sa | 03167 |
Xã Nà Khoa | 03168 |
Xã Nà Hỳ | 03169 |
Xã Nà Bủng | 03170 |
Xã Nậm Nhừ | 03171 |
Xã Nậm Chua | 03173 |
Xã Nậm Khăn | 03174 |
Xã Chà Tở | 03175 |
Xã Vàng Đán | 03176 |
Xã Chà Nưa | 03187 |
Xã Phìn Hồ | 03198 |
Xã Si Pa Phìn | 03199 |
THAM KHẢO THÊM: