Cuộc khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ là một mốc son trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cuộc khởi nghĩa còn mang nhiều ý nghĩa lịch sử to lớn. Để tìm hiểu kĩ hơn mời bạn đọc tham khảo bài viết Diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ
Mục lục bài viết
1. Đôi nét về danh tướng Dương Đình Nghệ:
Dương Đình Nghệ, một danh tướng vĩ đại, được ghi lại trong sách Việt Nam sử lược của nhà sử học Trần Trọng Kim với tên là Dương Diên Nghệ (sinh ngày 22 tháng 11 năm 874 và qua đời vào năm 937). Ông sinh ra tại Ái Châu và đã trở thành một tướng quân dũng mãnh dưới triều Khúc Hạo. Trong thời kỳ Hậu Lương, khi Lưu Nghiễm trở thành vua của Nam Hán và đặt ngai vàng tại Quảng Châu, ông đã được phái đi chiếm lấy Giao Châu sau khi Khúc Hạo chiếm đóng khu vực này. Quân đội do Lý Khắc Chính và Lý Tri Thuận chỉ huy đã chinh phục Giao Châu thành công. Con trai của Khúc Hạo, là Khúc Thừa Mỹ đã bị bắt giữ. Ngày sinh chính xác của danh tướng Dương Đình Nghệ vẫn còn được xác định. Hiện nay, chúng ta chỉ biết rằng ông qua đời vào năm 937. Ngoài ra, dựa trên việc ông nhận con nuôi và lựa chọn con rể cùng với một số chi tiết khác, ta có thể suy đoán rằng ông đã sống được khoảng chừng dưới năm mươi tuổi.
Tướng quân Dương Đình Nghệ xuất thân là một hào trưởng, người làng Dàng. Làng này ngày nay là xã Dương Xá, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hoá. Thời Khúc Hào cai trị (907 – 917), Danh tướng Dương Đình Nghệ vốn là một trong các tướng của họ Khúc.
Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối ngôi cha. Danh tướng Dương Đình Nghệ tiếp tục làm bộ tướng dưới trướng Khúc Thừa Mỹ (917 – 930).
Bấy giờ, Trung Quốc đang trong thời loạn lạc, những tập đoàn cai trị không ngừng tìm cách chia bè kết cánh và cắn xé lẫn nhau. Một loạt những tiểu vương quốc liên tiếp ra đời.
Sử gọi đó là thời Ngũ đại thập quốc (năm đời mười nước). Sát biên giới phía Bắc nước ta là Nam Hán – một tiểu vương quốc do họ Lưu lập nên. Trong hoàn cảnh phức tạp như vậy, sự khéo léo trong quan hệ ngoại giao có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với vận mệnh quốc gia.
Khúc Hạo nhận thức rất sâu sắc về điều này nhưng đáng tiếc là Khúc Thừa Mỹ đã không lĩnh hội những kinh nghiệm quý báu ấy. Khúc Thừa Mỹ còn gọi Nam Hán là “nguỵ triều”, “nguỵ tặc” vì những lời lẽ thiếu văn hoá như vậy nên đã làm cho Nam Hán rất tức giận.
Nhà Nam Hán và nhà Lương là hai nước lớn tồn tại ở phía Bắc nước Việt. Năm 919, Khúc Thừa Mỹ sai sứ qua nhà Lương xin phép lĩnh tiết việt, nhà Lương không đồng ý. Vua Nam Hán rất tức giận.
2. Diễn biến lịch sử:
Vào mùa thu của năm 923, vua Nam Hán, Lưu Nghiễm, đã sai tướng Lý Khắc Chính đem quân sang đánh Giao Châu. Quân đội do Lý Khắc Chính chỉ huy đã bắt được Tiết Độ sứ Khúc Thừa Mỹ và mang về giao nộp. Mùa thu năm 923, vua Nam Hán đã sai tướng là Lý Khắc Chính để dẫn quân đến Giao Châu và bắt được Khúc Thừa Mỹ để trở về. Trong khi đó, Dương Đình Nghệ, người từng là tướng cũ của Khúc Hạo, đã tụ họp binh lính và đánh bại Lý Khắc Chính. Lý Khắc Chính buộc phải chạy trở lại Nam Hán. Vua Nam Hán mong muốn chiêu dụ Dương Đình Nghệ bằng việc tạm phong tước cho ông và nói:”Dân Giao Châu có thể nổi loạn nên chúng ta chỉ có thể ràng buộc họ một cách lỏng lẻo”. Sau đó, nhà Nam Hán sai Lý Tiến sang làm Thứ sử cùng với Lý Khắc Chính để đóng giữ Giao Châu ở Tống Bình (Hà Nội). Tuy nhiên, quyền lực của Lý Tiến và đồng đảng chỉ có thể giới hạn tại thành phố Tống Bình. Ở các địa phương khác, các tướng lĩnh thuộc dòng họ Khúc và các trưởng Hào vẫn giữ quyền cai quản dân chúng.
Tận dụng tước vị được tạm phong, Dương Đình Nghệ đã cai trị Ái Châu và không ngừng nỗ lực để khôi phục quyền tự chủ cho đất nước. Ông đã nuôi dưỡng 3000 nghĩa sĩ, huấn luyện võ nghệ và tổ chức chiêu gọi nhân tài tại làng Giàng, Dương Xá, Thiệu Hóa và Thanh Hóa. Đồng thời, ông đã biến những địa điểm này thành trung tâm của các cuộc kháng chiến và là nơi tập hợp của những anh hùng hào kiệt như Ngô Quyền từ Đường Lâm (Sơn Tây), Đinh Công Trứ từ Trường Châu (Ninh Bình) và Phạm Bạch Hổ từ Đằng Giang (Hưng Yên). Tất cả đã đồng tâm đoàn kết và đưa lực lượng của mình để hợp sức với Dương Đình Nghệ chuẩn bị chống lại kẻ thù trong suốt 9 năm (từ năm 923 đến 931).
Lý Tiến biết tin liền cử quân về báo với chúa Nam Hán. Tháng 12 năm Tân Mùi (931) mùa đông, danh tướng Dương Đình Nghệ kéo quân đi tiêu diệt Lý Tiến ở thành Đại La, kinh đô của quân Nam Hán.
Toán quân tiến công chủ lực do Ngô Quyền dẫn đầu, một toán quân khác do Dương Tam Kha (con Dương Đình Nghệ) chỉ huy kết hợp với lực lượng của Đinh Công Trứ tiến đánh quyết liệt Đại La. Thứ sử Lý Tiến vội cấp báo về Quảng Châu xin được viện trợ, chúa Nam Hán sai Thừa Chí Trần Bảo đem quân cứu viện.
Viện binh của địch vừa sang đến nơi, thành Đại La đã lọt vào tay Dương Đình Nghệ. Tướng giặc là Lý Khắc Chính chết ngay tại trận, Thứ sử Lý Tiến vội phá vòng vây đem tàn quân chạy về nước. Khi viện binh địch ồ ạt kéo đến, Dương Đình Nghệ chủ động dời luỹ đem quân phục kích các nơi xung yếu và tập kích vào doanh trại dã ngoại của địch.
Trước sự tiến công dồn dập của quân Dương Đình Nghệ, quân Nam Hán hoàn toàn tan rã, tướng Trần Bảo bị bắt, lực lượng còn lại bị quân giặc truy đuổi chạy tán loạn về nước. Cuộc chiến đấu của quân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Dương Đình Nghệ đã thắng lợi hoàn toàn. Họ Dương đã khôi phục được sự độc lập của nước nhà.
Năm 931, sau khi lập được các chiến công vang dội, Danh tướng Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết Độ Sứ, tự quản lí và điều hành những công việc của nước nhà. Tiết Độ Sứ là tên chức quan cai trị của Trung Quốc với nước ta, được Trung quốc đặt tên bắt đầu từ giai đoạn cuối thời kỳ Bắc thuộc. Đối với Danh tướng Dương Đình Nghệ, đây chỉ là một danh xưng tạm dùng, cốt tạo ra sự tế nhị cần thiết trong quan hệ đối ngoại. Trong lịch sử, ông tự xưng là vua của nước ta. Danh tướng Dương Đình Nghệ tự xưng là tiết độ sứ quản lí đất nước, năm 931, Ngô Quyền – con rể của Dương Đình Nghệ được cử đứng đầu Ái Châu, Đinh Công Trứ (Bố của đức ngài Đinh Bộ Lĩnh) được bổ nhiệm làm Thứ sử Châu Hoan.
3. Tổ chức bộ máy nhà nước:
Với tầm nhìn chiến lược, sáng suốt trong 6 năm (931 – 937) ông đã tập trung cao độ xây dựng lực lượng kháng chiến về mọt mặt, kiên quyết tiến hành những cải cách dưới thời họ Khúc, sắp xếp lại các cấp chính quyền từ Trung ương xuống địa phương, hướng về tổ chức cơ sở của nhân dân (giáp, xã) nhằm củng cố quyền lực của Nhà nước đương thời, sửa lại chế độ điền tô, thuế và hộ khẩu, miễn thuế ruộng đất, xoá mù chữ, lập sổ hộ khẩu ghi rõ quê quán, giao cho trưởng trông coi.
Về chính trị theo quan niệm của họ Khúc: “Chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”. Bộ mặt đất nước bước đầu đã có chuyển biến tích cực, cuộc sống nhân dân sung sướng hơn xưa.
Đặc biệt Ông đã chọn được các hiền tài và giao cho họ nhiệm vụ xây dựng, quản lí Châu Ái, Châu Hoan nhằm tạo nên lực lượng hùng mạnh, đảm bảo sự dài lâu của đất nước.
Như vậy, Danh tướng Dương Đình Nghệ dũng cảm gánh vác trách nhiệm dẫn dắt nhân dân đứng dậy giành lấy độc lập và tự do. Từ một vị hào trưởng – một bộ tướng thân tín của Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ. Đức ông Dương Đình Nghệ trở thành một vị danh tướng, có công lao to lớn với đất nước. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, tướng Dương Đình Nghệ ba lần đánh đuổi ba đạo quân lớn của Nam Hán do ba viên tướng khét tiếng khác nhau chỉ huy.
Lần thứ nhất: Diễn ra ngay sau khi Khúc Thừa Mỹ thất bại trong việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Nam Hán xâm lược. Từ quê nhà, Danh tướng Dương Đình Nghệ đã tập hợp được hơn ba ngàn quân, tự mình làm tướng quân, tấn công trực tiếp vào lực lượng của Nam Hán lúc bấy giờ đang đóng rải rác ở khu vực Hà Nội ngày nay. Tướng giặc là Lý Khắc Chính đại bại.
Lần thứ hai: Nhà Nam Hán cho Lý Tiến sang thay thế Lý Khắc Chính và sẵn sàng đối đầu một cách quyết liệt với Danh tướng Dương Đình Nghệ. Nhưng, Lý Tiến chưa kịp thực hiện nhiệm vụ được giao phó thì đã bị Danh tướng Dương Đình Nghệ đánh cho tan tác. Lý Tiến phải vội vã chạy về quê nhà cầu cứu.
Lần thứ ba: Nhận lời kêu cứu của Lý Tiến: Nam Hán liền sai tướng Trần Bảo mang quân qua trấn áp. Nhưng, khi Trần Bảo đến nơi, thành Giao Châu đã bị mất. Trần Bảo liền cho quân đuổi đánh, quyết tâm diệt kỳ được quân tướng Dương Đình Nghệ. Trong trận giao chiến đầu tiên, Trần Bảo bị chặt đầu, tất cả quân sĩ Nam Hán hoảng sợ bỏ chạy tán loạn. Từ đấy, giặc Nam Hán không dám đụng vào Danh tướng Dương Đình Nghệ nữa.
Bấy giờ, Nam Hán không phải là một nước lớn, lực lượng quân đội của ta cũng không phải là mạnh hơn ai, vả lại nước ta vừa giành được độc lập, dân chúng còn nghèo, tiềm lực của chúng còn yếu kém. .. do đó, đây cũng chính là một cuộc cạnh tranh quyết liệt không cân sức.
Để giành được chiến thắng vẻ vang và liên tiếp như Danh tướng Dương Đình Nghệ, ngoài chí lớn ra, tất nhiên là cần phải có bản lĩnh phi thường. Ông cũng xứng đáng được liệt vào hàng ngũ các vị danh tướng của dân tộc.
4. Kết quả, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược:
4.1. Kết quả:
Cuộc nổi dậy đã giành được hàng loạt chiến thắng rực rỡ, đánh dấu một trang mới trong cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức và sự chi phối của các triều đại phương Bắc. Nó là một cột mốc quan trọng trong lịch sử của dân tộc ta.
4.2. Ý nghĩa:
Cuộc kháng chiến chống lại cuộc xâm lược của quân Nam Hán, dưới sự chỉ huy của Dương Đình Nghệ, đã mang ý nghĩa to lớn như sau:
– Lật đổ chính quyền đô hộ cưỡng bức, xây dựng một chính quyền độc lập.
– Đây là sự kiện khai mở cho kỷ nguyên hoàn toàn độc lập cho dân tộc ta.
– Sự thành công này đã khẳng định ý chí chiến đấu kiên cường của nhân dân ta, luôn sẵn lòng và có đủ sức mạnh để bảo vệ và duy trì tính độc lập cho dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ sau.