Nhờ có công cuộc duy tân giúp đất nước Nhật bản thoát khỏi ách thống trị và nguy cơ trở thành nước lệ thuộc của phương Tây. Từ đó cũng tạo bước ngoặt giúp Nhật Bản trở thành một đất nước thịnh vượng như ngày nay. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết Điểm tiến bộ nhất trong cải cách về chính trị ở Nhật Bản năm 1868 dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Điểm tiến bộ nhất trong cải cách về chính trị ở Nhật Bản năm 1868:
A. thực hiện chính sách hòa hợp giữa các dân tộc.
B. xác định vai trò làm chủ của nhân dân lao động
C. thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.
D. thủ tiêu hoàn toàn chế độ người bóc lột người.
Đáp án: Chọn C
Lời giải:
Điểm tiến bộ nhất trong cải cách về chính trị ở Nhật Bản năm 1868 là thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.
2. Những cải cách về chính trị ở Nhật Bản năm 1868:
Năm 1868 tại Thần điện Kyoto, Mutsuhito chính thức làm lễ, lấy hiệu là Minh Trị Thiên Hoàng. Việc đầu tiên đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của thiên Hoàng đó là việc rời cố đô Kyoto về Tokyo – nơi hội tụ đầy đủ điều kiện thuận lợi về địa lý, tự nhiên, con người, kinh tế và chính trị.
2.1. Hiến pháp đầu tiên:
Vào ngày 11/2/1889, Thiên Hoàng Minh Trị là người ban bố Hiến pháp Minh Trị – đây được xem là Hiến pháp đầu tiên của xứ Phù Tang. Theo đó, Thiên Hoàng xác lập quyền hành mang tính tuyệt đối. Đó chính là “thiêng liêng bất khả xâm phạm” và nắm toàn bộ quyền hành cai trị, trị vì đất nước.
Về mặt đối nội, Thiên Hoàng căn cứ vào Hiến pháp để tiến hành bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm quyền hạn…với Lục quân, Hải quân và Không quân của Nhật. Song song với đó, chính sách đối ngoại có sự nới lỏng và cả thắt chặt, Thiên Hoàng có quyền tuyên chiến cũng có quyền giảng hòa.
Bộ máy quốc gia được tái cơ cấu lại, có sự phân cấp mạch lạc rõ ràng. Đặc biệt, từng bộ phận được giao quyền và nghĩa vụ dưới sự cai quản chung của Thiên Hoàng. Tòa án dùng danh nghĩa của Thiên Hoàng để xét xử, thẩm tra và Viện khu mật là cơ quan đầu não giữ vai trò tư vấn của Thiên Hoàng.
Cũng theo Hiến pháp, người dân Nhật Bản được gọi là “thần dân” của Thiên Hoàng, phải chấp hành nghĩa vụ, không gây cản trở thi hành. Đồng thời thần dân cũng có quyền, được bảo vệ.
Hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản chính là bước ngoặt lên, đưa đất nước từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ lập hiến, chính trị đảng phái của giai cấp tư sản.
2.2. Duy tân về cơ cấu nhà nước:
Trong thời kỳ cai trị, Thiên Hoàng Minh Trị đã thực hiện nhiều cải cách về mặt cơ cấu nhà nước. Trong đó phải nhắc đến dấu mốc năm 1885, ông bãi bỏ chế độ Thái Chính Quan cũ. Đồng thời đề ra phương án xây dựng Nội Các hoàn toàn mới.
Nội các là tổ chức trực tiếp thuộc quyền quản lý của Thiên Hoàng, trong đó đứng đầu là Tổng lý Đại thần và Quốc vụ Đại thần.
2.3. Đổi mới giáo dục:
Thiên Hoàng cũng là người đặc biệt để ý đến việc đổi mới giáo dục, xóa bỏ những sai lầm và đình trị của nền giáo dục tại đất nước mặt trời mọc.
Năm 1871, Bộ Giáo Dục của Nhật Bản chính thức được xác lập hoạt động. Đến năm 1872, Bộ Giáo dục ban bố học chế, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử giáo dục của đất nước Nhật Bản.
Nối tiếp là dấu mốc năm 1889, Thiên Hoàng đã ban bố sắc lệnh giáo dục, mục tiêu để thúc đẩy sự tiến độ, khuyến khích tinh thần hiếu học và nâng cao dân trí xã hội toàn diện hơn.
Song song với đó, triều đình cũng cử du học sinh sang các nước phương Tây như Đức, Anh hay Mỹ để học hỏi toàn diện. Bao gồm cả chính trị, kinh tế, khối ngành quản lý cấp cao hay những kỹ thuật tân tiến….Những du học sinh giỏi giang sau khi về nước sẽ tham gia trực tiếp vào công cuộc quản lý, phát triển đất nước.
Nhờ những chính sách đúng đắn trong việc đổi mới giáo dục, Thiên Hoàng đã dần đưa xã hội Nhật Bản lên một tầm cao mới. Đặc biệt giáo dục cũng chú trọng việc phổ cập toàn diện, cụ thể toàn bộ các bạn trong độ tuổi từ 6-14 tuổi về phải đến trường. Triều đình cũng không ngại ngần chịu mọi chi phí cho việc học hành.
2.4. Cải cách về kinh tế – xã hội:
Về mặt kinh tế, Thiên Hoàng Minh Trị ban bố quyền tự do cho người dân. Có nghĩa là thần dân được tự do kinh doanh buôn bán và đi lại (không trái với Hiến pháp), thiết lập chế độ tiền tệ mang tính chất thống nhất. Thời điểm này, Thiên Hoàng đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mới, tiện nghi hơn.
Về mặt xã hội, Thần đạo (Shinto) dần dần thay thế Phật giáo, trở thành quốc đạo của Nhật Bản. Thần mang ý nghĩa cả về mặt tôn giáo lẫn giá trị chính trị, được ví như một “công cụ” để hướng người dân tôn sùng Thiên Hoàng, đặt ông ngang hàng với các vị thần.
3. Ý nghĩa từ cải cách về chính trị ở Nhật Bản năm 1868:
Nhờ công cuộc duy tân Minh Trị của Thiên Hoàng đã đem lại những giá trị to lớn cho đất nước Nhật Bản tại thời điểm ấy. Và đó cũng là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước Nhật Bản sau này:
– Về mặt chính trị: Cải cách của Thiên Hoàng Minh Trị đã đưa đất nước Nhật Bản thoát khỏi thời kỳ phong kiến, thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nước phương Tây. Nhờ công cuộc Duy tân, Nhật bản thành công trở thành nước công nghiệp hóa, phát triển hàng đầu thế giới.
– Về mặt kinh tế: Công cuộc duy tân đã đạt được nhiều thành tựu đáng nể, bắt kịp xu hướng phát triển mới. Đây là tiền đề giúp đất nước Nhật Bản thoát khỏi bế tắc trong những năm 30 của thế kỷ 19 và biên Nhật Bản trở thành cường quốc quân sự vào năm 1905.
4. Bài tập vận dụng liên quan:
Câu 1. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?
A. Nông nghiệp lạc hậu
B. Công nghiệp phát triển
C. Thương mại hàng hóa
D. Sản xuất quy mô lớn
Câu 2. Ý nào không phản ánh đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh
C. Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản
D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
Câu 3. Ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Nền nông nghiệp dựa vẫn trên quan hệ sản xuấ phong kiến lạc hậu
B. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng
D. Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa
Câu 4. Nội dung nào là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Nhiều đảng phái ra đời
B. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì
C. Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến
D. Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị
Câu 5. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?
A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)
B. Samurai (võ sĩ)
C. Địa chủ vừa và nhỏ
D. Quý tộc
Câu 6. Đến giữa hế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia
A. Phong kiến quân phiệt
B. Công nghiệp phát triển
C. Phong kiến trì trệ, bảo thủ
D. Tư bản chủ nghĩa
Câu 7. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất về tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?
A. Xã hội ổn định
B. Tồn tại nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội
C. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với lãnh chúa phong kiến
D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa chủ phong kiến
Câu 8. Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là do
A. Sự tồn ại và kìm hãm của chế độ phong kiến Mạc phủ
B. Áp lực quân sự ép “mở cửa” của các nước phương Tây
C. Sự chống đối của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến
D. Làn song phản đối và đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân
THAM KHẢO THÊM: