Luật Tổ chức tòa án nhân dân đã được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 8 thông qua với 11 chương, 98 điều quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tòa án nhân dân.
Luật Tổ chức TAND đã được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 8 thông qua với 11 chương, 98 điều quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của
Công ty Luật Dương gia xin đưa ra một số điểm mới của Luật tổ chức TAND gồm các điểm như sau:
Tòa án nhân dân được tổ chức gồm 4 cấp theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính
Điều 3 của Luật quy định về tổ chức Tòa án nhân dân bao gồm: TANDTC; TAND cấp cao; TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (và tương đương) và Tòa án quân sự. Như vậy, Tòa án được tổ chức trong một hệ thống thống nhất là hệ thống TAND, gồm các TAND và các Tòa án quân sự. Trong đó, các TAND được tổ chức gồm 4 cấp theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành. Đây cũng là phương thức để nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền XHCN.
Tòa án có thể tự kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TAND tại Điều 2 của Luật có nhiều điểm mới, quan trọng như: Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền: a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp; c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.
Về nhiệm kỳ làm việc của Thẩm phán
Theo Luật Tổ chức TAND năm 2002 thì nhiệm kỳ của Thẩm phán là 5 năm. Thời gian này là ngắn và chưa phù hợp, ít nhiều tạo tâm lý không yên tâm làm việc của Thẩm phán, thậm chí có nhiều trường hợp còn có tâm lý e ngại trước những tác động của những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, tuyển chọn, đề nghị bổ nhiệm; Do vậy, theo quy định tại Điều 74 của Luật mới thì nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 5 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.
Chế độ, chính sách đối với Thẩm phán
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Công việc xét xử của Thẩm phán là một loại lao động đặc biệt, khi xét xử, Thẩm phán không nhân danh cá nhân hay Hội đồng xét xử mà nhân danh Nhà nước để định tội danh, hình phạt trong các vụ án hình sự, để phân định đúng, sai trong các vụ việc, tranh chấp dân sự, hành chính, lao động, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình. Khi xét xử, người Thẩm phán phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc nhất định, trong đó nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất là độc lập, chỉ tuân theo pháp luật. Để bảo đảm cho Thẩm phán theo nguyên tắc nêu trên đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định không chỉ về trí tuệ, tâm lý mà cả về chế độ, chính sách đối với họ. Điều 75 của Luật quy định về chế độ, chính sách đối với Thẩm phán, theo đó: Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thẩm phán; Thẩm phán được cấp trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán để làm nhiệm vụ; Thẩm phán được bảo đảm tôn trọng danh dự, uy tín; được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết; Thẩm phán được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và nghiệp vụ Tòa án; nghiêm cấm các hành vi cản trở, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán và thân nhân của Thẩm phán; Thẩm phán được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Kinh phí hoạt động của hệ thống TAND các cấp do Chính phủ trình Quốc hội quyết định sau khi thống nhất với TANDTC. Trường hợp không thống nhất về dự toán kinh phí hoạt động của TAND, Chánh án TANDTC kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định (Điều 96).
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Đặc trưng thẩm quyền dân sự của Tòa án
– Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế của Tòa án
– Quy định mới về thẩm quyền của Tòa án theo vụ việc
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí