Trong trường hợp người yêu cầu công chứng không biết chữ, không biết ký thì có được điểm chỉ vào văn bản công chứng không? Theo pháp luật hiện hành việc ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điểm chỉ là gì?
Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý nào quy định, giải thích khái niệm “điểm chỉ”. Do vậy, theo chúng tôi thì “điểm chỉ” (hay còn gọi là lăn tay) được hiểu là việc một người “ký tên” của mình bằng cách dùng ngón tay của mình đã có mực lăn trên văn bản, giấy tờ cần ký đồng thời với việc ký tên hoặc thay cho việc ký tên khi không có khả năng ký tên được.
Điểm chỉ trong văn bản công chứng được quy định cụ thể Tại khoản 2, khoản 3 Điều 48 Luật Công chứng 2014. Trong đó nêu rõ như sau:
Điều 48. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
1. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào”.
2. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:
a) Công chứng di chúc;
b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng
Điểm chỉ được hiểu trong tiếng anh là Points only.
Theo quy định trên ta có thể rút ra một số ý sau:
- Các trường hợp điểm chỉ trong văn bản công chứng: Việc điểm chỉ trong văn bản công chứng được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Thay thế cho việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký.
– Đồng thời với việc ký trong các trường hợp: Công chứng di chúc; Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng; Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
- Việc điểm chỉ được thực hiện như sau:
– Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải.
– Trường hợp không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái.
– Trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
2. Điểm chỉ trong văn bản chứng thực:
Điều 36
Điều 36. Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch
Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.
Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch
Theo quy định trên, có thể thấy trong hoạt động chứng thực hợp đồng, giao dịch việc điểm chỉ được thực hiện thay cho việc ký nếu người yêu cầu chứng thực không thể ký được.
Việc điểm chỉ trong văn bản chứng thực hợp đồng, giao dịch sẽ được thực hiện giống với cách điểm chỉ trong văn bản công chứng.
Điểm chỉ trong các văn bản, giấy tờ khác được quy định như sau
- Điểm chỉ trong di chúc
Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc”.
Nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc (Khoản 3 Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015).
Như vậy, điểm chỉ là một trong những cách thức mà người lập di chúc có thể lựa chọn trong trường hợp người lập di chúc có khả năng ký tên hoặc là bắt buộc trong trường hợp người lập không ký được nhưng vẫn có thể điểm chỉ được.
Việc điểm chỉ trong di chúc được thực hiện giống với cách điểm chỉ trong văn bản công chứng.
- Điểm chỉ trong văn bản, giấy tờ khác
Trong các văn bản, giấy tờ khác, nếu các đương sự muốn xác nhận mình tham gia quan hệ pháp luật đó thì cũng có thể điểm chỉ để xác nhận. Việc này giúp các đương sự tham gia quan hệ pháp luật đó
Ví dụ: hợp đồng mua bán nhà, đặt cọc, vay mượn tiền …
3. Ý nghĩa của việc điểm chỉ:
Theo đó, khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải. Nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái.
Trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ bằng ngón nào của bàn tay nào.
Việc sử dụng điểm chỉ song song với việc ký tên sẽ thêm phần chắc chắn và cũng không quá phiền toái, mọi người nên thực hiện để giảm thiểu rủi ro pháp lý không đáng có.
Không phải trong mọi trường hợp các bên đều phải ký và điểm chỉ vào bản công chứng vì theo khoản 3 Điều 48
Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:
– Công chứng di chúc;
– Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
– Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
4. Một số văn bản yêu cầu phải được công chứng, chứng thực:
CÔNG CHỨNG:
Khái niệm: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng (khoản 1 Điều 2, Luật Công chứng 2014).
Thẩm quyền: Do cơ quan bổ trợ tư pháp thực hiện.
- Phòng công chứng (Điều 19 Luật Công chứng 2014).
- Văn phòng công chứng (Điều 22 Luật Công chứng 2014).Giá trị pháp lý:
Giá trị pháp lý:
- Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch (Điều 5 Luật Công chứng 2014).
CHỨNG THỰC
Khái niệm: Chứng thực chữ ký, hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực (chứng thực chữ ký), chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch (chứng thực hợp đồng, giao dịch)(Điều 2 Nghị Định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch).
Thẩm quyền: Chủ yếu do cơ quan nhà nước thực hiện.
- Phòng tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được uỷ quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
- Công chứng viên.
Tuỳ từng loại giấy tờ mà thực hiện chứng thực ở các cơ quan khác nhau (Điều 5 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
Giá trị pháp lý :
- Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
- Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch (Điều 3 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)
Các loại văn bản phải yêu cầu công chứng, chứng thực:
– Các loại hợp đồng liên quan đến nhà ở
Hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở (Điều 122 Luật Nhà ở 2014).
– Các loại hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trừ các hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản (Điều 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).
– Các loại văn bản thừa kế và di chúc
+ Văn bản về lựa chọn người giám hộ (khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015).
+ Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ (khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015).
+ Di chúc miệng được người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ và phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng (khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015)
+ Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài (khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015).
+ Văn bản thừa kế nhà ở (khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014).
+ Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Điểm c khoản 3 Điều 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).
– Các văn bản thoả thuận về hôn nhân và gia đình
+ Văn bản thoả thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng (Điều 47
+ Thoả thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (khoản 2 Điều 96
+ Văn bản uỷ quyền cho nhau về việc thoả thuận mang thai hộ (khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
– Giấy bán, tặng, cho xe của cá nhân (Điểm g, khoản 1, Điều 10,
Kết luận: Sở dĩ pháp luật qui định về “điểm chỉ” có thể thay thế cho việc ký hoặc đồng thời với việc ký tên trong các văn bản, giấy tờ là vì theo các công trình nghiên cứu khoa học hiện nay, dấu vân tay mỗi người đều khác nhau. Không thể có chuyện có hai người có dấu vân tay giống nhau. Do vậy, “chữ ký” theo kiểu điểm chỉ thậm chí còn “chắc ăn” hơn ký tên bình thường – vì không thể giả được dấu vân tay.