Dịch vụ viễn thông được xem là công cụ thông tin hiệu quả nhất và nhanh nhất, thuận tiện cho mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Vậy dịch vụ viễn thông công ích bao gồm những dịch vụ gì?
Mục lục bài viết
1. Dịch vụ viễn thông công ích gồm những dịch vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Luật viễn thông năm 2018 có quy định cụ thể về hoạt động viễn thông công ích. Theo đó thì hoạt động viễn thông công ích là khái niệm để chỉ quá trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và quá trình thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó. Dịch vụ viễn thông công ích bao gồm các hình thức như dịch vụ viễn thông phổ cập và dịch vụ viễn thông bắt buộc. Trong đó, dịch vụ viễn thông phổ cập là loại hình dịch vụ viễn thông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp đến mọi người dân phù hợp với danh mục, phù hợp với điều kiện, phù hợp với chất lượng và giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Bên cạnh đó, dịch vụ viễn thông bắt buộc được xem là loại hình dịch vụ viễn thông được cung cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của nhà nước để thực hiện hoạt động bảo đảm thông tin liên lạc trong trường hợp khẩn cấp cần thiết phù hợp với quy định của pháp luật. Nhìn chung thì, kinh phí phục vụ cho quá trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích sẽ được bảo đảm từ quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, nguồn kinh phí phục vụ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao từ ngân sách nhà nước. Quá trình lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích sẽ được thực hiện thông qua hoạt động đặt hàng, thực hiện thông qua thủ tục đấu thầu hoặc giao kế hoạch cụ thể.
Đối chiếu với quy định nêu trên thì có thể nói, dịch vụ viễn thông công ích bao gồm dịch vụ viễn thông phổ cập và dịch vụ viễn thông bắt buộc. Cụ thể như sau:
– Dịch vụ viễn thông bắt buộc bao gồm những loại hình dịch vụ cơ bản sau đây:
+ Dịch vụ viễn thông phục vụ cho hoạt động chỉ đạo và phục vụ cho quá trình điều hành phòng chống thiên tai, phục vụ cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn cứu hộ khi thiên tai hỏa hoạn xảy ra trên thực tế;
+ Dịch vụ viễn thông di động hàng hải phục vụ cho hoạt động tìm kiếm và cứu nạn trên biển;
+ Dịch vụ viễn thông phục vụ cho hoạt động liên lạc khẩn cấp của người dân đến các số điện thoại 113, 114 và 115.
– Dịch vụ viễn thông phổ cập bao gồm một số loại hình dịch vụ cơ bản sau:
+ Dịch vụ viễn thông cố định trên mặt đất bao gồm dịch vụ truy cập internet và dịch vụ dẫn truyền số liệu để có thể kết nối thông tin từ đất liền ra các hải đảo và nhà giàn trên biển Đông;
+ Dịch vụ viễn thông di động trên mặt đất bao gồm dịch vụ điện thoại, dịch vụ truy cập internet và dịch vụ nhắn tin;
+ Dịch vụ viễn thông di động hàng hải hay còn gọi là dịch vụ điện thoại nhầm mục đích phục vụ cho quá trình liên lạc của các ngư dân trên tàu thuyền Việt Nam đánh bắt thủy hải sản xa bờ.
2. Thẩm quyền phê duyệt chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích:
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật viễn thông năm 2018 có quy định về hoạt động quản lý viễn thông công ích. Cụ thể như sau:
– Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích sao cho phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển viễn thông quốc gia được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền, và có thẩm quyền phê duyệt quy định nhiệm vụ viễn thông công ích sử dụng ngân sách nhà nước;
– Bộ thông tin và truyền thông sẽ có trách nhiệm cụ thể như sau:
+ Chủ trì phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài chính trong quá trình xây dựng các chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích để trình lên Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật;
+ Ban hành các danh mục dịch vụ viễn thông công ích và chất lượng, ban hành danh mục giá cước đối với dịch vụ viễn thông công ích và đối tượng cung cấp dịch vụ viễn thông, phạm vi cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo quy định của pháp luật;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cung cấp dịch vụ viễn thông công ích hằng năm;
+ Quản lý và kiểm tra quá trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và quá trình thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích của các doanh nghiệp viễn thông.
Theo đó thì có thể nói, chủ thể có thẩm quyền đó là thủ tướng chính phủ sẽ có thẩm quyền phê duyệt chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích sao cho phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển viễn thông quốc gia, có thẩm quyền quy định nhiệm vụ viễn thông công ích sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.
3. Đối tượng được hưởng giá cước dịch vụ viễn thông công ích:
Căn cứ theo Điều 9 của Thông tư 08/2016/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (sau được sửa đổi tại Thông tư 14/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2016/TT-BTTTT ngày 30/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích), có quy định các đối tượng sau đây sẽ được hưởng giá cước dịch vụ viễn thông công ích. Cụ thể như sau:
– Người sử dụng dịch vụ điện thoại cố định mặt đất nội hạt có nhu cầu liên hệ và gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp trong phạm vi nội hạt và người sử dụng dịch vụ thông tin di động mặt đất gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp;
– Ngư dân Việt Nam trên tàu, nghu dân Việt Nam trên thuyền đánh bắt hải sản trên biển sử dụng dịch vụ viễn thông công ích di động hàng hải, quá trình sử dụng này thông qua hệ thống đài thông tin duyên hải phục vụ hoạt động trong các sự kiện tìm kiếm, phục vụ hoạt động trong các sự kiện cứu nạn trên biển;
– Thành viên thuộc cơ quan có thẩm quyền đó là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai sử dụng dịch vụ viễn thông công ích vệ tinh phục vụ hoạt động chỉ đạo phòng, chống thiên tai;
– Người sử dụng các loại hình dịch vụ viễn thông công ích điện thoại cố định mặt đất nội hạt để thực hiện hành vi và phục vụ cho nhu cầu nghe gọi đến số dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định mặt đất;
– Hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo quốc gia, phù hợp với quy định và quy chuẩn cận nghèo quốc gia sử dụng dịch vụ viễn thông công ích điện thoại cố định mặt đất trả sau hoặc dịch vụ thông tin di động mặt đất trả sau;
– Ngư dân Việt Nam trên tàu, ngư dân Việt Nam trên thuyền đánh bắt hải sản trên biển sử dụng dịch vụ viễn thông công ích di động hàng hải qua hệ thống đài thông tin duyên hải;
– Trường học, các bệnh viện, các ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định có hành vi sử dụng dịch vụ viễn thông công ích truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trả sau trên thực tế.
Như vậy, các đối tượng trên đây được xác định là những chủ thể được hưởng giá cước dịch vụ viễn thông công ích.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Viễn thông năm 2018;
– Thông tư 08/2016/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích;
– Thông tư 14/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2016/TT-BTTTT ngày 30/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.