Thủ tục mở cửa hàng bán phân bón? Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật? Hồ sơ đăng kí kinh doanh công ty buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật? Mã ngành hàng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật?
Nền nông nghiệp nước ta đã trải qua 30 năm đổi mới, đã đạt được những thành tựu quan trọng, giá trị sản phẩm gia tăng nhiều lần, sản lượng nông sản hàng hóa đang ngày càng gia tăng. Với những điều kiện về thời tiết thuận lợi, dân số trẻ như hiện nay việc phát triển nền nông nghiệp đang ngày được đẩy mạnh. Và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng cây trồng. nhu cầu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hiện nay vào khoảng 10 triệu tấn các loại. Hiện nay, có một số thương hiệu nổi tiếng trên thị trường như: PVFCco, Ba Lá Xanh, Lâm Thao,…
Tư vấn mở cửa hàng – công ty kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: 024.73.000.111
Mục lục bài viết
- 1 1. Phân bón là gì? Thuốc bảo vệ thực vật là gì?
- 2 2. Hồ sơ đăng kí kinh doanh công ty buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
- 3 3. Thông tin khách hàng cần cung cấp mở cửa hàng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
- 4 4. Mã ngành hàng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
- 5 5. Các công việc cần làm sau khi mở công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
1. Phân bón là gì? Thuốc bảo vệ thực vật là gì?
Phân bón là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển, sinh trưởng của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù hợp với nhu cầu của loại cây trồng.
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác.
Với điều kiện thời tiết thất thường như hiện nay, khi dịch bệnh đang ngày càng gia tăng thì việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là một trong những lựa chọn tối ưu và nhanh chóng nhất đối với nhà nông. Và dự đoán sẽ là một ngành tiềm năng trong thời gian tới khi môi trường đang ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh ở thực vật đang ngày một gia tăng. Vậy thành lập công ty kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc, giúp các bạn hiểu hơn về quá trình và thủ tục xin thành lập công ty kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
;Luật Doanh nghiệp 2014- Luật Trồng trọt 2018;
Nghị định về đăng kí doanh nghiệp;78/2015/NĐ-CP - Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về quản lý phân bón;
2. Hồ sơ đăng kí kinh doanh công ty buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Một, hồ sơ bao gồm:
Tùy thuộc vào nhu cầu lựa chọn loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng kí kinh doanh ngành nghề bán buôn quần áo sẽ khác nhau. Hiện nay nước ta tồn tại bốn loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên)
- Công ty/ doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty cổ phần;
- Công ty hợp danh.
Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ mang những ưu và nhược điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung thì hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo
- Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hai, cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã chuẩn bị tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố.
Ba, thời hạn giải quyết hồ sơ
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bốn, các hình thức nộp hồ sơ
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức nộp hồ sơ đã được đa dạng hóa hơn.
- Nộp hồ sơ đầy đủ trực tiếp tại Phòng kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố.
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện
- Nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp. Tuy nhiên để nộp được hồ sơ bắt buộc phải có tài khoản đăng kí kinh doanh hoặc Chữ ký số công cộng. Đây là một hình thức nộp còn khá mới so với các doanh nghiệp.
3. Thông tin khách hàng cần cung cấp mở cửa hàng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Tuy nhiên đối với quý khách có nhu cầu thành lập công ty với ngành nghề xây dựng chỉ cần cung cấp một số thông tin cần thiết, Luật Dương Gia sẽ hỗ trợ quý khách soạn thảo, nộp và nhận kết quả đăng kí thành lập doanh nghiệp theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật.
Lưu ý: Theo quy định tại
4. Mã ngành hàng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Đăng kí mã ngành là một trong các bước đăng kí kinh doanh mà hiện nay pháp luật nước ta đã đơn giản hóa rất nhiều thủ tục. Theo Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thì doanh nghiệp được đăng kí tất cả các những nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên việc tra và đăng kí vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tùy theo từng địa phương cụ thể sẽ có danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện kèm theo khác nhau.
Chính vì vậy để thuận tiện cho khách hàng, Luật Dương Gia sẽ hỗ trợ tìm kiếm và đăng kí mã ngành kinh doanh trong quá trình đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với mã ngành kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và lĩnh vực liên quan, Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho khách hàng một số mã ngành như sau:
5. Các công việc cần làm sau khi mở công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp, bạn còn phải thực hiện những thủ tục sau đây để đảm bảo hoàn thiện quá trình phát triển lâu dài cho công ty của mình:
- Thông báo sử dụng mẫu con dấu;
- Thủ tục thuế:
- Nộp thuế môn bài
- Kê khai thuế
- In và đặt in hóa đơn;
- Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở.
- Thông báo tài khoản ngân hàng (nếu công ty bạn đăng ký tài khoản ngân hàng), mở tài khoản ngân hàng;
Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục thành lập công ty kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của Luật Dương Gia.
Trường hợp Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập công ty kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để công việc được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện và chuyên nghiệp, vui lòng liên hệ với